yếu tố Hán - Việt
3.2.1 Khái quát giá trị nội dung của các thành ngữ thuần Việt
Thành ngữ thuần Việt phản ánh đầy đủ mọi phương diện, mọi góc cạnh của sự vật, cuộc sống tự nhiên, xã hội, lao động sản xuật con người Việt Nam ở đủ các tầng lớp cao thấp trong xã hội, nhưng phần lớn phản ánh cuộc sống của quần chúng nhân dân.
Có nhiều thành ngữ trực tiếp miêu tả những người thuộc các địa vị xã hội khác nhau. Trong xã hội trước đây thường phân chia thành hai nhóm người là những người có địa vị cao và những người có địa vị thấp. Thông qua
một số sự vật hiện tượng trong thành ngữ thể hiện rõ phân tầng như: Tai to mặt lớn, có tai có mắt, thấp cổ bé họng, khố rách áo ôm, mũ cao áo dài, nhà cao cửa rộng, áo rách nòn mê, nhà ngói bức bàn, nhà rách vách nát, gác phượng lầu hồng, mâm son bát sứ, lọng tía võng đào, quần manh áo vá, nhà tranh vách đất, ăn bữa nay lo bữa mai, ăn bờ ngủ bụi, ăn đói mặc rách…
Thành ngữ cũng là công cụ phản ánh thực trạng xã hội. Như thành ngữ
cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên một
chồng có thể nhận thấy đó là thành ngữ thuộc thời đại phong kiến. Nhưng khi
nói đến một thành ngữ tiếng việt có nghĩa thuần việt như: nhà lầu xe hơi , ở đây nhà lầu là chỉ nhà cao tầng được xây kiên cố, xe hơi có nghĩa là xe ô tô mà xã hội phong kiến ngày xưa chưa có, hai vật dụng này chỉ xuất hiện ở xã hội hiện đại để thông qua nó truyền đạt nội dung “giàu có, sung túc” đến người nghe.
Các thành ngữ nói về quan hệ cha con, thầy trò như: Cướp công cha mẹ, Cút lộn lên đầu, Dao sắc không gọt được chuôi, Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, Hổ chẳng nỡ ăn thịt con, Mong như mong mẹ về chợ, Có máu có xót,
Một chữ nên thầy, một ngày nên nghĩa… Những câu thành ngữ phản ánh
nhiều chiều trong quan hệ gia đình, thầy trò, góp phần nhắc nhở, khuyên răn con người học điều tốt sửa điều xấu. .
Ngữ thuần Việt trong thành ngữ có liên quan đến giới tính, tình yêu đôi lứa, tình cảm vợ chồng như: Trai thanh gái lịch, trai lành gái tốt, một sống
một mái, Ông tơ bà nguyệt, Tại anh tại ả tại cả đôi bên, vừa lứa hợp đôi, Của chồng công vợ, bà cô ông mãnh, chồng ăn chả vợ ăn nem, chồng chung vợ chạ, chồng hòa vợ thuận, chồng khôn vợ khéo, chồng cha vợ mẹ, đạo vợ nghĩa chồng, Dựng vợ gả chồng, gái lỡ thì gặp quan tri góa vợ, hoài hạt ngọc
cho ngâu vầy…Nói chung những thành ngữ thuần Việt nói về giới tính, tình
yêu nam nữ, tình cảm vợ chồng vô cùng phong phú, phản ánh đầy đủ các cung bậc tình cảm, các góc cạnh cuộc sống.
Các thành ngữ nói về nam giới với đầy đủ các phương diện trong xã hội
như: Chân đồng da sắt, cậu ấm sứt vòi, anh hùng gấp khúc, bán vợ đợ con,
chén chú chén anh, cơm nhà áo vợ, ép liễu nài hoa, ghẹo nguyệt trêu hoa, trói gà không chặt, anh lùn xem hội, dở anh dở thằng, anh hùng rơm, vợ mọn con
riêng, xua gà cho vợ…
Các thành ngữ nói về nữ giới trong xã hội như: Bọt nước cánh bèo, Bà la sát, Chân chì váy cộc, buôn tảo bán tần, chiều chồng lấy con, gìn vàng giữ ngọc, hoa còn đang nụ, giọt ngắn giọt dài, lành như con gái, tay hòm chìa khóa, gái có chồng như đeo gông vào cổ, thờ chồng nuôi con, thẹn lục e hồng, vú xếch lưng eo, vừa đẹp vừa giòn…
Thành ngữ thuần Việt thông qua những hình ảnh đời sống văn hoá tinh thần của người dân Việt, những hình ảnh đó gần gũi hằng ngày như: Cơm cha áo mẹ, Cá chuối đắm đuối vì con, Bụt nhiều oản ít, Được lòng vãi mất lòng sư, Gần chùa gọi bụt bằng anh, Lắm duyên nhiều nợ, Đi với bụt mặc áo cà sa
đi với ma mặc áo giấy, Phận ẩm duyên hôi, Trốn chúa ở chùa, Bán đổ bán tháo, Bữa rau bữa cháo, chém to kho mặn, Chị ngã em nâng, Chồng tới vợ lui, Con ếch cõng con nhái…
Phân tích một số thành ngữ chi tiết như: Bụt chùa nhà không thiêng: câu thành ngữ thông qua việc phản ánh tự do tín ngưỡng để truyền tải nội dung những gì của mình thì không thích mà thích những gì ở nơi khác xa xôi, mặc dù hai đồ hay hai sự việc giống nhau;
Khư khư như ông từ giữ oản: thành ngữ này lại phản ánh một thói quen
trong tín ngưỡng tôn giáo, truyền đạt một hành động giữ chặt mà không đưa ra;
Hiền như bụt: thành ngữ này thông qua phản ánh hình ảnh ông bụt
trong quan niệm dân gian là một người hiền từ nhân hậu để ví von một con người có tính cách hiền lành;
Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy: thành ngữ này thông
qua việc phản ánh hình ảnh phục trang của đối tượng bụt và ma để diễn tả một cách ứng xử đi với đối tượng nào thì thích nghi với đối tượng đó. Ngoài ra còn có vô vàn các thành ngữ tương tự như:
Bám váy mẹ: dùng một hình ảnh bám váy để diễn đạt một đối tượng
chưa trưởng thành, đó là một hình ảnh sống động, một em bé tay nắm vào váy của người mẹ (người phụ nữ việt nam ngày xưa mặc váy nâu); bằng vai phải
lứa: “vai” có nghĩa là “cùng cấp” trong một dòng họ, “lứa” = tuổi= thời gian sinh ra, cùng tuổi cùng cấp;
Cá không ăn muối cá ươn: cá thì phải ướp muối, nếu không ướp muối
để sẽ bị thối, thành ngữ mang tính giáo dục gia đình, con cái phải nghe lời cha mẹ dạy bảo mới có thể nên người;
Cha nào con nấy: cha như thế nào thì con cũng giống như vậy;
Con chị nó đi con dì nó lớn: thời gian trôi qua con cái sẽ trưởng thành;
Dao sắc không gọt được chuôi: dao và chuôi là cùng một vật, dao để
gọt nhưng không thể gọt chuôi, thành ngữ này phản ánh sự bất lực trong việc dạy bảo con cái trong gia đình.v..v…
Gà trống nuôi con: chỉ người cha nuôi con, theo quan niệm người việt
chăm sóc con cái là nghĩa vụ của người mẹ, chỉ cảnh người cha nuôi con một mình vất vả thì dùng hình ảnh con gà trống nuôi gà con để diễn đạt.
Gà què ăn quẩn cối xay: đối tượng được nói đến không có tính đột phá
chỉ quanh quẩn gần những cái có sẵn, không dám nghĩ đến cái mới. Phê phán đối tượng không đổi mới, không biết sáng tạo, chỉ quanh quẩn với cái cũ. Ngoài ra còn có ý nghĩa chê bai người bất tài vô dụng.
Dã tràng xe cát: chỉ làm các công việc vô ích. Thành ngữ này bắt
nguồn từ hình ảnh con dã tràng xe cát ngoài bãi biển, xe cát xong rồi sóng đánh vào bờ, tất cả hoá công không.
Cốc mò cò xơi: phản ánh một sự việc bị người khác chiếm dụng mất.
Treo đầu dê bán thị chó: làm giả dối, không đúng như thực tế hoặc
không đúng như đã nói, hay nói
Như chó với mèo: chó với mèo là hai con vật hay cắn nhau, đối tượng
được nói đến hay cãi nhau, gây xích mích, không hoà thuận.
Thành ngữ thuần Việt miêu tả vật dụng đời thường trong lao động sản xuất, kinh nghiệm sản xuất. Thành ngữ thuần Việt đề cập đến nhiều ngành nghề như: nông dân, đầy tớ, thầy bói, thầy cúng, thợ rèn, thợ mộc, thầy thuốc, thầy giáo… Thành ngữ phản ánh được đặc trưng nghề nghiệp của mỗi ngành nghề, kinh nghiệm sản xuất như: Đổi bát mồ hôi lấy bát cơm, Ruộng sâu trâu nái, Lầm rầm như thầy bói dọn quẻ, Bà cốt lên đồng, xoi xói như thầy bói múc canh, lãi mẹ đẻ lãi con, trăm hay không bằng tay quen…
Thành ngữ phản ánh thuần Việt công việc nông nghiệp đồng áng như:
Chiêm khê mùa thối, Chiêm khê mùa úng: biểu trưng cho một vùng đất xấu
khó làm ăn. Bởi vì thành ngữ này có thể hiểu là vùng đất mà vụ chiêm thì khô, vụ mùa thì bị ngập úng, không thuận lợi để cấy cày. Hình ảnh được dùng trên đây là hình ảnh đặc trưng của cùng nông nghiệp lúa nước Việt Nam, có tác động trực tiếp đến lối sống và văn hoá của người Việt, mang lại giá trị biểu trưng rất sinh động.
Thành ngữ thuần Việt miêu tả cuộc sống lao động vất vả, khó khăn
phát triển chăn nuôi, trồng trọt (nghĩa đen), không tốt cho việc làm ăn, không thuận lợi về nhiều mặt (nghĩa bóng).
Lọt sàng xuống nia: sàng và nia là hai dụng cụ để gia công gạo theo
cách truyền thống của người dân nông thôn việt nam ngày xưa, người dùng sẽ đổ gạo sau khi giã để sàng lọc bỏ vỏ trấu, phía dưới có cái nia để đựng phần gạo được sàng xuống, phần trấu nhẹ hơn ở bên trên sẽ bỏ đi. Ý muốn truyền đạt rằng không bị thất thoát ra ngoài.