ngữ thuần Việt
Trường hợp thành ngữ Hán Việt được chuyển đổi sang ngữ thuần Việt nếu để nguyên chữ Hán Việt thì sẽ trúc trắc, làm cho người nghe, người đọc khó hiểu và khó giải thích. Chính vì vậy mà người Việt đã linh hoạt chuyển
đổi các ngữ Hán - Việt này sang thành thành ngữ Việt để tạo nên thành ngữ thông dụng, dễ hiểu, mang sắc thái biểu cảm hơn.
Ví dụ như thành ngữ tiếng Hán: 知己知彼 tương đương tiếng Hán
được đọc với âm Hán Việt là: tri kỉ tri bỉ. Nếu như để nguyên như vậy thì người đọc người nghe đều không hiểu rõ nghĩa của thành ngữ như thế nào, nên khi chuyển hóa thành thành ngữ thuần Việt là: Biết người biết mình
hoặcbiết mình biết ta.
Cũng như vậy, thành ngữ tiếng Hán井底之蛙 khi đọc âm Hán Việt sẽ
là tỉnh để chi oa, nếu để như vậy sẽ không ai hiểu nội dung và ý nghĩa của chúng, khi chuyển sang thành ngữ thuần Việt là “Ếch ngồi đáy giếng” thì người ta có thể hiểu ngay câu thành ngữ này muốn truyền đạt nội dung một thông qua một điển cố phản ánh câu chuyện con ếch ngồi đáy giếng chỉ thấy được những gì trong tầm nhìn hạn hẹp của mình mà không nhận thấy rằng xung quanh còn rất nhiều điều mà chúng ta chưa biết. Bản thân thành ngữ mang tính chất giáo dục con người cần phải học hỏi hơn nữa so với những gì mình đã biết.
Thành ngữ tiếng Hán 海底捞月 cũng vậy, được đọc theo âm Hán Việt
là: Hải để lạo nguyện, tương đương với thành ngữ thuần Việt là “kim trăng đáy biển”. Câu thành ngữ này nếu để nguyên dạng tiếng Hán thì sẽ không mang lại ý nghĩa và sức biểu cảm hay thể hiện được tính giáo dục của nó. Nhưng khi chuyển sang nghĩa thuần Việt thì thành ngữ đã truyền tải hết nội
dung cần phản ánh. Việc chuyển dịch này có thể được các nhà nho học thực hiện nhưng khi đi vào ngôn ngữ Việt người dân Việt đã mau chóng quên đi cái nguyên uỷ của nó mà chấp nhận cái “phiên bản” như một “điển dạng”. Lý giải điều này các nhà khoa học thường chú tâm nhiều đến các yếu tố thuộc văn hoá Việt, mức độ phổ dụng của các yếu tố ngôn ngữ, các vật biểu trưng trong thành ngữ. Việc sử dụng các “phiên bản” thành ngữ mà coi nhẹ hoặc quên đi thành ngữ gốc Hán còn cần được xem xét như một minh chứng về sức sống của ngôn ngữ Việt, tính độc lập của dân tộc Việt. Đối với người Việt những cái gì sẵn có, thân thuộc thường được dùng làm rào cản chống lại sự xâm nhập của các yếu tố bên ngoài. Ở một khía cạnh khác, nếu coi sự vay mượn là một sự chuyển hóa các yếu tố của một ngôn ngữ mới vào một ngôn ngữ bản địa, trường hợp người Việt hoán cải thành ngữ gốc Hán thành thành ngữ Việt qua việc dịch nghĩa thì chúng ta có thể đánh giá các thành ngữ gốc Hán này chưa đủ “mạnh”, chưa đủ tính lý do để thuyết phục người Việt dùng nguyên dạng.
2.1.3 Yếu tố Hán Việt đƣợc Việt hoá để phù hợp với văn hoá ngôn ngữ của ngƣời Việt
Nếu giữ nguyên dạng, nhiều thành ngữ gốc Hán sẽ không còn sự biểu cảm, không diễn đạt được hết ý nghĩa và không gần gũi với đời sống thường ngày. Vì vậy người Việt Nam đã Nôm hóa thành ngữ Hán để phổ dụng trong ngôn ngữ tiếng Việt.
Ví dụ thành ngữ “dĩ độc trị độc”, có thể thành ngữ này đối với những người dùng có liên quan đến tiếng Hán đều có thể nhận ra ý nghĩa của nó. Nhưng đối với đại đa số người dân đều cảm thấy khó hiểu, vậy nên trong thành ngữ này tiến hành nôm hoá một từ “dĩ” bằng từ “lấy”, để phù hợp và thích ứng với đại đa số người dùng.
Thành ngữ “Dương đông kích tây” cũng bắt nguồn từ thành ngữ Hán “Thanh Đông kích Tây” = 声东击西, từ “Thanh” được thay thế bằng từ
“Dương” để phù hợp với ngôn từ mà người Việt sử dụng, nội dung thành ngữ là kích bác bên này, lại kích bác bên kia, để vụ lợi cho cá nhân mình.
Trong đó từ “hiệp” được thay bằng từ “hợp” để cho gần gũi phù hợp với người dân Việt nhưng vẫn truyền tải đầy đủ nội dung được phản ánh đó là chung lòng góp sức lại với nhau.
Thành ngữ tiếng Hán 青天化日- âm Hán Việt là Thanh thiên hoá nhật,
thành ngữ tiếng Việt là Thanh thiên bạch nhật, trong đó có từ “hoá” được thay thế bằng từ “bạch” để cho phù hợp với thói quen ngôn ngữ của người Việt, nhưng nội dung không thay đổi với nghĩa là: sáng rõ, công khai như ban ngày.
2.1.4 Thay đổi từ ngữ vị trí trong thành ngữ gốc Hán
Thành ngữ Hán Việt được người Việt thay đổi về cấu trúc và từ ngữ diễn đạt. Bởi nó có thể bị chi phối bởi các đặc điểm tư duy văn hoá dân tộc. Thành ngữ đó có gốc Hán nhưng đã hoà nhập vào tư duy văn hoá người Việt,
thay đổi cấu trúc từ ngữ, hình ảnh, và sự thay đổi đó do người Việt quy định đồng thời phù hợp với đặc điểm ngôn ngữ xã hội của Việt Nam.
Thành ngữ Hán
Âm Hán Việt Thành ngữ Việt Phần thay đổi
吹毛求疵 Thổi lông tìm vết Bới lông tìm vết thổi = bới 安分守己 An phận thủ kỳ An phận thủ
thường
kỳ = thường
Thay đổi nghĩa của từ để phù hợp với tập tục của người Việt như: Tiếng Hán có thành ngữ 茶余饭后, âm Hán Việt là “Trà dư phạm hậu”. Còn trong tiếng Việt là “Trà dư tửu hậu”, ở đây chữ “phạn” có nghĩa là cơm được thay bằng chữ “tửu” có nghĩa là rượu. Thói quen và văn hoá ngôn ngữ thường dùng của người Việt “rượu chè” (chè = trà), hai từ này thường đi cùng với nhau, cách nói “trà dư tửu hậu” là chỉ những lúc nghỉ ngơi, nhàn rỗi, ngữ nghĩa giống nhau nhưng cách dùng từ trong câu lại được thay đổi cho phù hợp với thói quen lối sống của người dân Việt Nam.
Việc thay thế một hay vài yếu tố gốc Hán bằng từ Hán Việt tương đương có thể giải thích rằng nhằm đảm bảo tính đối xứng về mặt thanh điệu của thành ngữ và những từ được thay thế thường được sử dung phổ biến hơn, mang sắc thái gợi cảm, hình tượng và tăng giá trị biểu trưng của thành ngữ. Giống như trên đã giải thích thành ngữ “Vào sinh ra tử” từ “vào” và “ra” được thay thể đảm bảo tính đối xứng về mặt thanh điệu và ngữ nghĩa. Hay
trong thành ngữ “Trà dư tửu hậu” từ “phạn” thay bằng từ “tửu”, tử đối sánh với trà (rượu - chè) góp phần tăng sắc thái biểu cảm, phù hợp với thói quen của người Việt.
Thành ngữ gốc Hán được người Việt sử dụng trong hình thức dịch một bộ phận sang tiếng Việt, giữ nguyên bộ phận còn lại mang ngữ nghĩa gốc. Ví dụ như dịch yếu tố “hữu” trong thành ngữ “hữu thuỷ hữu chung” tạo thành một hình thức mới mang tính chất Hán Việt là “có thuỷ có chung”. Thành ngữ tiếng Việt vốn là vay mượn từ tiếng Hán thông qua hình thức dịch một phần như câu “Vào sinh ra tử” (Thành ngữ tiếng Hán là “出生入死” âm Hán Việt là “Xuất sinh nhập tử”. Ở đây chữ “xuất” được thay bằn chữ “vào”, chữ “nhập” được thay bằng chữ “ra”, cùng một ý nghĩa là không sợ sống chết hay nguy hiểm, sẵn sàng hy sinh tính mạng. Sự thay đổi của từ thay thế nhằm cho phù hợp với thói quen sử dụng ngôn ngữ của người Việt. Hay như, thành ngữ “thập tử nhất sinh” có nguồn gốc từ thành ngữ cửu tử nhất sinh “九死一生” , thay chữ “thập” bằng chữ “cửu”.
Thành ngữ “Đơn thương độc mã” bắt nguồn từ thành ngữ Hán “单枪匹 马” , thành ngữ Hán có nghĩa “đơn thương thất mã” mang ý nghĩ một người xông thẳng vào trận tuyến nguy hiểm không có ai giúp đỡ. Thành ngữ này có nguồn gốc từ thành ngữ Hán, thông qua sự thay đổi từ “thất” sang từ “độc”, qua đó thành ngữ trở nên dễ hiểu hơn, biểu cảm hơn. Từ “đơn” và từ “độc” có ý nghĩa cô độc, một mình nhấn mạnh mức nguy hiểm mà không ai giúp đỡ,
chỉ có một mình, thay đổi từ mà không mất đi nghĩa gốc, ngược lại tăng thêm hiệu quả tu từ cao cho thành ngữ.
Sự thay đổi trên không có nghĩa là thay đổi toàn bộ về mặt ngữ nghĩa của thành ngữ mà nó chỉ thay đổi về mặt ngôn từ, số lượng từ trong thành ngữ vẫn đảm bảo được ngữ nghĩa mà vừa tăng thêm sắc thái biểu cảm, vừa phù hợp với tư duy, phong tục tập quán của người Việt. Điều này cũng chứng tỏ và lí giải quá trình hình thành nghĩa biểu trưng trong thành ngữ gắn bó chặt chẽ với đặc trưng tư duy văn hoá của mỗi cộng đồng, đồng thời chứng minh ngôn ngữ thay đổi theo môi trường văn hoá và con người.
2.1.5 Tăng thêm từ thuần Việt hoặc giản lƣợc yếu tố Hán Việt khi sử dụng thành ngữ Hán Việt sử dụng thành ngữ Hán Việt
Một số thành ngữ tiếng Hán khi chuyển sang tiếng Việt trở nên dài dòng, không súc tích, không có giá trị biểu cảm. Chính vì để thành ngữ Hán được giản lược đi mà vẫn mang giá trị biểu cảm và dể hiểu, dễ dùng. Người Việt đã giản lược một số từ ngữ trong thành ngữ tiếng Hán nguyên dạng để chuyển sang thành ngữ Việt.
Cũng có một số thành ngữ tiếng Hán nếu giữ nguyên sẽ rất khó hiểu, nên người Việt đã tăng thêm một số từ ngữ để nội dung được diễn đạt rõ ràng hơn, trong sáng hơn. Chẳng hạn: Trong tiếng Hán có thành ngữ半斤八两
Âm Hán Việt là: Bán cân bát lượng. Nhưng trong tiếng Việt thì viết là Kẻ tám lạng, người nửa cân. Ở đây thành ngữ Việt tăng thêm hai từ “kẻ” “người”, cấu
trúc của thành ngữ tăng thêm hai từ để nhấn mạnh đối tượng được nói đến, sự liên kết giữa hai từ tăng thêm để tăng thêm mức độ biểu cảm cho thành ngữ, phản ánh rõ ngữ nghĩa và nội dung cần truyền đạt.
Quả thực ngôn ngữ vô cùng phong phú. Có thành ngữ sản sinh từ ngôn ngữ bản địa, có thành ngữ du nhập từ ngôn ngữ ngoại lai. Tiếng Việt mặc dù sử dụng khá nhiều yếu tố Hán Việt, nhưng qua quá trình sử dụng ngôn ngữ trong đời sống thường nhật, người Việt đã tùy hoàn cảnh ngôn ngữ để giữ nguyên hoặc thay đổi một cách hợp lý về cấu trúc, số lượng, ngữ nghĩa của thành ngữ gốc Hán để trở thành thành ngữ tiếng Việt phản ánh đời sống văn hóa xã hội Việt. Việc thay đổi hay giữ nguyên gốc của thành ngữ Hán trong thành ngữ tiếng Việt một mặt thể hiện điểm khác biệt tương đồng ngôn ngữ Việt -Hán, mặt khác giải thích việc vay mượn ngôn ngữ tiếng Hán là một quá trình và luôn được người Việt thuần hóa, mài giũa cho phù hợp với đặc trưng văn hoá của dân tộc mình.
Người Việt Nam đã khéo léo sử dụng và thay đổi một cách hợp lý yếu tố Hán Việt vào thành ngữ tiếng Việt nhằm làm giàu sức biểu cảm của thành ngữ và phong phú hơn cho tiếng Việt. Yếu tố Hán Việt trong thành ngữ tiếng Việt giúp tăng sự cô đọng về mặt ngữ nghĩa khiến các thành ngữ mang tính chất ứng dụng rất lớn, có thể sử dụng nguyên gốc, có thể dịch trực tiếp để sử dụng như một thành ngữ thuần Việt hay thay đổi vị trí, thay đổi từ ngữ, Nôm hoá hay giản lược thành ngữ tiếng Hán.. Nhìn chung yếu tố Hán Việt chiếm
một dung lượng lớn trong thành ngữ tiếng Việt. Chúng được người Việt Nam tiếp nhận, sử dụng và không ngừng Việt hóa với nhiều hình thức khác nhau, góp phần bổ sung và làm phong phú thêm vốn ngôn ngữ tiếng Việt.
2.2 Tình hình sử dụng yếu tố thuần Việt trong thành ngữ tiếng Việt 2.2.1 Yếu tố thuần Việt trong thành ngữ tiếng Việt 2.2.1 Yếu tố thuần Việt trong thành ngữ tiếng Việt
Ngoài một số lượng nhỏ thành ngữ sử dụng thành tố Hán - Việt ra, thành ngữ tiếng Việt đại đa số sử dụng từ thuần Việt, không lai tạp, vay mượn các ngôn ngữ dân tộc khác. Điều đó là hiển nhiên, bởi lẽ thành ngữ thuần Việt nói riêng và tiếng Việt nói chung là ngôn ngữ mẹ đẻ của người Việt, do người Việt sáng tạo, sử dụng, không ngừng đổi mới phát huy và gìn giữ tiếng nói dân tộc. Thành ngữ thuần Việt trong thành ngữ cấu thành từ những từ thuần Việt, không mang tính chất mượn dùng hay lai tạp. Thành ngữ thuần Việt thể hiện bằng đúng ngôn từ của người Việt, thường được sử dụng đồng thời và cùng phát triển song hành với sự phát triển của xã hội.
Thành ngữ thuần Việt rất gần gũi với đời sống nhân dân, mang tính chất phổ biến, nội dung dễ hiểu dễ nhớ, thường được dùng nhiều trong giao tiếp hằng ngày của đời sống xã hội.
Những thành ngữ thuần Việt là ngôn ngữ nói viết trực tiếp nhất của quần chúng, phản ánh cuộc sống thực tế thường nhật. Từ những đồ dùng bình thường đến những con vật, cây cối quen thuộc của người nông dân đều được
đưa vào thành ngữ thuần Việt để ví von so sánh để phản ánh đời sống gia đình, làng xóm, quan hệ xã hội hay kinh tế lao đông…
Thành ngữ Ôm rơm nặng bụng (phản ánh cách ứng xử) chỉ một việc không nên làm, không nên ôm đồm, việc đó chỉ mang lại phiền hà mà thôi.
Ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng (làm việc không công): trong xã hội
phong kiến việt nam, thường có người phụ trách thổi tù và để thông báo cho dân làng mọi việc của làng xã, người này thường là người làm việc không công không được hưởng quyền lợi gì, đến nay tất cả các việc không công không mang ý nghĩa đều sử dụng thành ngữ như thế này để phản ánh.
Chuyện nở như ngô rang: chuyện trò vui vẻ được ví như ngô rang, hạt
ngô gần gũi với người dân, sau khi rang lên sẽ nở ra, khối lượng tăng lên, người dân dùng hình ảnh ngô rang để ví von câu chuyện được phát triển ra theo chiều hướng vui vẻ.
Trâu ta ăn cỏ đồng ta: có nghĩa tôn trọng cái truyền thống văn hoá, quê
hương, trong câu thành ngữ này con trâu là con vật gắn bó với người nông thôn, dùng con trâu để ví von việc mỗi con người nên biết yêu quê hương và gắn bó với quê hương.
2.2.2 Cấu tạo của thành ngữ mang ngữ thuần Việt
Cấu tạo của thành ngữ mang ngữ thuần Việt rất phong phú và đa dạng. Thành ngữ thuần Việt thường có từ ba đến tám từ, cấu trúc của thành ngữ cũng được chia làm nhiều loại, sử dụng nhiều phép tu từ, khiến thành ngữ
tăng thêm sức biểu cảm. Thành ngữ tiếng Việt chia làm hai loại đó là thành ngữ so sánh và thành ngữ ẩn dụ.
Thành ngữ mang tính chất so sánh như: nóng như lửa,, vắng như chùa bà đanh, im như thóc, nát như tương, lành như bụt, dữ như hùm, lạnh như tiền, như nước vỡ bờ, như ngồi phải lửa, nước đổ lá khoai v..v…
Thành ngữ mang tính chất ẩn dụ như: đầu voi đuôi chuột, mắt tròn mắt dẹt, cá mè một lứa, cá bể chim trời, một trời một vực, khố rách áo ôm, ăn cá bỏ bờ, ba cha bảy mẹ, biển lặng gió êm, đầu chày đít thớt, bùn ao đắp lên bờ, cá căn câu, đi guốc trong bụng……
Các thành ngữ ngữ thuần Việt đều có thể tách ra mà những từ ngữ tạo thành thành ngữ vẫn có ý nghĩa. Ngược lại các thành ngữ mang yếu tố Hán Việt thường kết cấu chặt chẽ với nhau, khi tách rời thường không mang được nghĩa gốc.
Ví dụ như thành ngữ Việt: Có nếp có tẻ nghĩa đen: gạo có hai chủng loại đó là gạo nếp và gạo tẻ; nghĩa bóng chỉ trong gia đình sinh con có cả trai lẫn gái. Khi tách ra “nếp” và “tẻ” thì chúng đều có thể mang ý nghĩa độc lập.
Cơm trắng cá ngon: theo nghĩa bóng phản ánh cuộc sống đầy đủ vật
chất, còn khi tách riêng các ngữ “cơm trắng” và “cá ngon” thì đều mang nghĩa