Kết hợp A+ Nguyệt

Một phần của tài liệu Bước đầu khảo sát những đặc điểm ngôn ngữ - văn hóa hai dân tộc Hán - Việt qua các hình ảnh Phong, Hoa, Tuyết, Nguyệt trong những bài thơ Đỗ Phủ ( Trung Quốc ) (Trang 46)

4. Kết cấu của khoá luận

2.1.4.1. Kết hợp A+ Nguyệt

A. Trong thơ Đỗ Phủ . Những tình huống thƣờng gặp là nhƣ sau.

nguyệt” mặt trăng sáng, “Tân nguyệt” trăng đầu tháng, “Hàn nguyệt” trăng soi lạnh:

- 中天懸明月 (Hậu xuất tái kỳ 2)

Phiên âm: Trung thiên huyền minh nguyệt. Dịch nghĩa: Trăng sáng giữa trời treo.

- 新月犹悬双杵鸣 ( Dạ)

Phiên âm: Tân Nguyệt dƣ huyền song chử minh Dịch nghĩa: Trăng non giống như song chử minh

- 寒月照白骨 (Bắc chinh)

Phiên âm: Hàn nguyệt chiếu bạch cốt.

Dịch nghĩa: Thăng dăng xương trắng, trăng soi lạnh lùng.

Thứ hai . Từ chỉ mùa + nguyệt, Theo lẽ thông thƣờng, mùa đƣợc chia thành “Xuân, Hạ, Thu, Đông”, nhƣng trong thơ Đỗ Phủ chủ yếu chỉ xuất hiện “Thu nguyệt”. Điều này có liên quan đến cảnh mà ông miêu tả, vì “thu nguyệt” (trăng mùa thu) là trăng sáng và tròn nhất, đối với ngƣời Trung Quốc đáng thƣởng thức nhất.Ví dụ :

- 秋月仍圆夜 (Thu nguyệt)

Phiên âm: Thu nguyệt nãi viên dạ

Dịch nghĩa: Trăng thu làm người ta yên lòng.

Thứ ba. Từ chỉ vị trí, nơi chốn + nguyệt. Ví dụ: “Giang nguyệt” trăng nằm, in trong sông.

- 江月光於水 (Giang nguyệt)

Phiên âm: Giang nguyệt quang ƣ thuỷ. Dịch nghĩa: Trăng bến trong hơn nước.

Trăng nằm trong sông, nhà thơ đã vẽ nên một khung cảnh ánh trăng và dòng nƣớc hòa với nhau, dịu dàng, đẹp đẽ và nên thơ.

Thứ tư. Từ chỉ địa danh + nguyệt. Ví dụ: “Phu Châu nguyệt” - trăng Phu Châu, “Kim Lăng nguyệt” - trăng Kim Lăng... Mặt trăng vốn thuộc về thiên nhiên, là cảnh sắc êm đẹp của tất cả mọi ngƣời mà không thuộc cá nhân, một chốn quê nào cả. Thế nhƣng, trong thơ trăng có khi gắn với địa danh để phù hợp với chủ đề tƣ tƣởng của nhà thơ về một nơi cụ thể. Ví dụ bài thơ “Phu Châu nguyệt”:

- 今 夜 鄜 州 月, 閨 中 只 獨 看 遙 憐 小 兒 女

未 解 憶 長 安 (Nguyệt Dạ)

Phiên âm: Kim dạ Phu Châu nguyệt, Khuê trung chỉ độc khán. Dao liên tiểu nữ nhi,

Vị giải ức Trƣờng An.

Dịch nghĩa: Đêm Phu Châu thật diệu huyền, Cô đơn lặng lẽ ngồi nhìn trăng khuya.

Thương con bé bỏng dại khờ,

Thơ ngây chưa biết tình cha vơi đầy.

Thật ra, cùng một ánh trăng ấy, cả Đỗ Phủ và vợ ông, dù một ngƣời đang ở Trƣờng An, một ngƣời đang ở Phu Châu song họ đều có thể cùng nhìn thấy. Nhƣng ông gọi “Phu Châu nguyệt” và nói “Khuê trung chỉ độc khán” để thể hiện nỗi cô đơn của ngƣời vợ thân yêu và tình yêu, nỗi nhớ nhung da diết của ông đối với vợ mình.

B. Trong thơ Nguyễn Trãi.

a. Những tình huống thƣờng gặp trong thơ Nguyễn Trãi là nhƣ sau.

Thứ nhất. Từ chỉ tính chấttrạng thái + nguyệt. Ví dụ: “Minh nguyệt” trăng sáng, “ Tà nguyệt” ánh trăng vào

- 昨夜月明天似水( Mộng sơn trung)

Phiên âm: Tạc dạ nguyệt minh thiên tự thủy. Dịch nghĩa: Đêm qua trăng sáng, bầu trời (trong suốt) nhƣ nƣớc. - 瑤階鶴唳窗斜月 (Họa hữu nhân yên hà ngụ hứng)

Phiên âm: Diêu giai hạc lệ song tà nguyệt. Dịch nghĩa: Hạc kêu thềm ngọc, trăng vào.

Thứ hai . Từ chỉ địa danh + nguyệt. Ví dụ:

- 灞桥诗思西湖月

Phiên âm: Bá kiều thi tứ Tây Hồ nguyệt.

(Tây Hồ: Ở đất Thăng Long cũng có một thắng tích

đặt tên là Hồ Tây hay Tây Hồ).

Một phần của tài liệu Bước đầu khảo sát những đặc điểm ngôn ngữ - văn hóa hai dân tộc Hán - Việt qua các hình ảnh Phong, Hoa, Tuyết, Nguyệt trong những bài thơ Đỗ Phủ ( Trung Quốc ) (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)