Chỉ tiêu về nợ quá hạn

Một phần của tài liệu Phân tích những rủi ro và cá biện pháp quản trị rủi ro khi áp dụng phương pháp TDCT trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cấu (GP Bank) (Trang 40)

Tỷ lệ nợ quá hạn = Giá trị nợ quá hạn/ Tổng giá trị thanh toán

Khi ngân hàng đã cho vay bắt buộc, nếu sau một thời gian, doanh nghiệp có khả năng thanh toán cả gốc và lãi thì coi như ngân hàng đã đòi được số tiền trước đây. Còn nếu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, phá sản, không có khả năng thanh toán thì số cho vay đó sẽ được kết chuyển nợ quá hạn.

Chỉ tiêu này phản ánh giá trị ngân hàng không thể thu hồi so với tổng giá trị cho vay hay tổng giá trị thanh toán chiếm tỷ lệ bao nhiêu.

Từ những chỉ tiêu cơ bản trên, ta có thể thấy khái quát về tình hình rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại một ngân hàng, từ đó có biện pháp để quản lý rủi ro trong ngân hàng một cách hiệu quả.

CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG RỦI RO KHI ÁP DỤNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TRONG THANH

TOÁN QUỐC TẾ TẠI CHI NHÁNH GP BANK. 2.1.Giới thiệu chung về GP Bank :

2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của GP Bank:

Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu (GP.Bank), tiền thân là ngân hàng thương mại nông thôn Ninh Bình, đã chính thức chuyển đổi mô hình hoạt động từ một ngân hàng nông thôn sang ngân hàng đô thị từ 07/11/2005. Từ một tổ công tác Hà Nội chưa đầy 10 thành viên tháng 11/2005, đến nay, GP.Bank đã xây dựng được một đội ngũ hơn 800 cán bộ nhân viên và hơn 40 chi

nhánh/phòng giao dịch tại các tỉnh/thành phố kinh tế trọng điểm: Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Vũng Tàu, Đà Nẵng, Ninh Bình, Gia Lai… Qua thời gian, GP.Bank đã khẳng định sự trưởng thành và tạo những ấn tượng tốt đẹp về sự có mặt của mình tại thị trường tài chính – tiền tệ Việt Nam.

- Liên tục trong 03 năm từ 2002 đến 2004, ngân hàng nhận được Bằng khen của Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc đã có những thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua của tỉnh.

- Năm 2005, nhận Bằng khen của Tổng cục Thuế về những thành tích trong việc đóng góp thuế cho Nhà nước.

- Bằng khen Tập thể cán bộ, nhân viên GP.Bank đã có thành tích góp phần hoàn thành nhiệm vụ ngân hàng năm 2005 – 2006 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trao tặng.

- Ngân hàng đầu tiên trong hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam hoàn thành dự án Core banking sau 06 tuần triển khai.

- Ngân hàng đầu tiên trong hệ thống các ngân hàng Việt Nam cho phép khách hàng giao dịch bằng nickname (GP.Name) theo sở thích.

- Được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tặng cờ “Đơn vị dẫn đầu trong phong trào thi đua năm 2007

- Là một trong 500 thương hiệu Nổi tiếng tại Việt Nam do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam khảo sát.

- Tặng cờ Ngân hàng hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc năm 2007 của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam.

- Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (Ban Tuyên giáo TW) ghi nhận "Những đóng góp tích cực cho thành công của chương trình Màu Hoa Đỏ 2009 - Tặng sổ tiết kiệm, nhân kỷ niệm 62 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7/1947 - 27/7/2009".

- Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo Kiên Giang tri ân "Tấm Lòng Vàng" của GP.Bank đã ủng hộ Năm trăm triệu đồng chi phí tổ chức chương trình "Từ trái tim tới trái tim" năm 2009.

2.1.2.Định hướng chiến lược và mô hình tổ chức : 2.1.2.1:Định hướng chiến lược:

TẦM NHÌN:

GP.Bank xác định: Không phải là đầu tiên nhưng phải là tốt nhất. Mục tiêu: Là một trong những Ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam CHIẾN LƯỢC

* Duy trì tình trạng tài chính ở mức độ an toàn cao, tối ưu hóa việc sử dụng vốn cổ đông: đảm bảo quyền lợi của khách hàng, ngân hàng và cổ đông;

* Tăng trưởng cao bằng cách tạo nên sự khác biệt trên cơ sở hiểu biết nhu cầu khách hàng và hướng tới khách hàng;

* Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro đồng bộ, hiệu quả và chuyên nghiệp để đảm bảo cho sự tăng trưởng được bền vững;

* Có chiến lược chuẩn bị nguồn nhân lực và đào tạo lực lượng nhân viên chuyên nghiệp

* Xây dựng “Văn hóa GP.Bank” trở thành yếu tố tinh thần gắn kết toàn hệ thống.

2.1.2.2. Mô hình tổ chức.

Mô hình tổ chức của GP Bank:

Đại Hội đồng cổ đông:

Đại Hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của GP Bank, quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn được Luật pháp cho phép và Điều lệ GPB quy định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hội đồng quản trị:

Do Đại Hội đồng cổ đồng bầu ra, là cơ quan quản trị Ngân hàng, có toàn quyền nhân danh Ngân hàng để quyết định những vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT giữ vai trò định hướng chiến lược, kế hoạch hoạt động hàng năm; chỉ đạo và giám sát hoạt động của Ngân hàng thông qua Ban điều hành và các Hội đồng.

Ban kiểm soát:

Do ĐHĐCĐ bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính của Ngân hàng; giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, kế toán; hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng; thẩm định báo cáo tài chính hàng năm; báo cáo cho ĐHĐCĐ tính chính xác, trung thực, hợp pháp về báo cáo tài chính của Ngân hàng.

Các Uỷ ban:

Do HĐQT thành lập, làm tham mưu cho HĐQT trong việc quản trị ngân hàng, thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh; đảm bảo sự phát triển hiệu quả, an toàn và đúng mục tiêu đã đề ra.

Bộ máy điều hành:

Ban Tổng Giám đốc

− Ban Tổng Giám đốc bao gồm Tổng Giám đốc và các phó Tổng Giám đốc. Tổng Giám đốc thực hiện quyền và nghĩa vụ theo Điều lệ quy định.

− Giúp việc cho Tổng Giám đốc có các Phó Tổng Giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc được phân công, ủy quyền thực hiện các nhiệm vụ do Tổng Giám đốc giao. Tổng Giám đốc quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của các Phó Tổng Giám đốc bằng văn bản phân công nhiệm vụ.

Các phòng ban nghiệp vụ Hội sở:

− Trên cơ sở các chức năng, nhiệm vụ được quy định tại Quy chế tổ chức điều hành, các phòng nghiệp vụ Hội sở có thể được Tổng giám đốc uỷ quyền giải quyết và thực hiện một số công việc cụ thể.

− Thực hiện các nghiệp vụ theo quy định về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn do

Tổng giám đốc ban hành và tuân thủ những quy định của NHNN.

2.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH GP Bank:

Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam trở thành thàn viên WTO đã mở ra nhiều thời cơ và cơ hội mới. Tuy nhiên đây cũng là năm lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh xẩy ra ở nhiều địa phương gây thiệt hại đến sản xuất và đời sống nhân dân. Giá dầu thô và giá nhiều vật tư chủ yếu trên thế giới tiếp tục tăng cao gây áp lực lớn cho đầu vào trong nước. Trước những thuận lợi và khó khăn trên, năm 2007 nền kinh tế Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng 8,44%, cao nhất trong vòng 10 năm qua với mức GDP bình quân đầu người khoảng 833 USD. Kim ngạch xuất khẩu đạt 48,387 tỷ USD, vượt 3,4% kế hoạch và tăng 21,5% so với năm trước. GP Bank ra đời với nhiều điều kiện thuận lợi như ưu thế về năng lực và uy tín trên thị trường trong nước cũng như ngoài nước; cùng với sự quan tâm, chỉ đạo chặt chẽ, kịp thời của Ban lãnh đạo ngân hàng; lại được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại… Nhưng bên cạnh đó cũng gặp ít những khó khăn như hoạt động trong môi trường cạnh tranh gay gắt giữa mạng lưới ngày càng mở rộng của hệ thống NHTM trên địa bàn thành phố; đặc biệt là sự cạnh tranh mạnh của các NHTM có ưu thế trội hơn về công nghệ và trình độ cán bộ; các doanh nghiệp có tiềm năng lớn về nguồn vốn và thanh toán cũng như hầu hết các doanh nghiệp và dân cư trên địa bàn đều đã có quan hệ truyền thống với các NH khác; phần lớn CBCNV của Chi nhánh còn thiếu kinh nghiệm về điều hành cũng như chuyên môn… Tuy nhiên, GP Bank đã từng bước khắc phục những khó khăn và tận dụng những ưu thế sẵn có để trở thành một trong những Chi nhánh xuất sắc nhất của hệ thống NHNo. Hoạt động kinh doanh của chi nhánh GP Bank đã không ngừng phát triển cả về quy mô, tốc độ tăng trưởng, thể hiện cụ thể ở 3 chỉ tiêu sau:

Một phần của tài liệu Phân tích những rủi ro và cá biện pháp quản trị rủi ro khi áp dụng phương pháp TDCT trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cấu (GP Bank) (Trang 40)