Rủi ro về tác nghiệp

Một phần của tài liệu Phân tích những rủi ro và cá biện pháp quản trị rủi ro khi áp dụng phương pháp TDCT trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cấu (GP Bank) (Trang 38)

Là những rủi ro sai sót kỹ thuật do chính các bên tham gia gây nên, rủi ro này được thể hiện trong việc lập các hồ sơ chứng từ không hoàn hảo, không đáp ứng đầy đủ các điều khoản và điều kiện của L/C hoặc hành động không đúng theo UCP 600 và các thông lệ, tập quán quốc tế khác.

Do đặc thù của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là các ngân hàng chỉ làm việc trên bề mặt các chứng từ, vì vậy, phương thức này đòi hỏi một cách khắt khe về sự phù hợp tuyệt đối giữa bộ chứng từ thanh toán và L/C. Một sự khai thác dù nhỏ cũng có thể bị người mua và ngân hàng phát hành L/C bắt lỗi và từ chối thanh toán. Đây là trở ngại lớn đối với nhà xuất khẩu vì họ gặp phải khó khăn trong việc đáp ứng đầy đủ các yêu cầu khắt khe đó. Nếu như các sai sót liên quan đến chứng từ hồ sơ do nhà xuất khẩu lập (các sai sót trong hoá đơn thương mại, phiếu đóng gói, bảng kê chi tiết hàng hoá…) thì họ có thể chủ động sửa chữa sai sót này, nhưng có những chứng từ không phải do người bán lập mà có những sai sót như sai sót trong vận đơn, xuất xứ hàng hoá, phiếu kiểm định hàng hoá… hoặc các chứng từ do bên thứ ba lập thì người bán không thể khắc phục được.

Trường hợp nếu các ngân hàng tham gia thanh toán, chiết khấu bộ chứng từ không phát hiện ra sai sót, hoặc bỏ qua các lỗi cho là nhỏ, sau khi thực hiện thanh toán, hoặc chiết khấu cho nhà xuất khẩu, Ngân hàng đó sẽ chịu mọi rủi ro nếu Ngân hàng phát hành L/C từ chối thanh toán. Đặc biệt trong trường hợp Ngân hàng chiết khấu L/C đồng thời là Ngân hàng xác nhận L/C thì nó sẽ không có quyền truy đòi lại người xuất khẩu số tiền đã chiết khấu.

Rủi ro có thể xảy ra đối với ngay cả ngân hàng phát hành L/C, khi trong việc kiểm tra chứng từ mở L/C, đối với loại L/C không thể huỷ ngang khi đã phát hành thì ngân hàng không thể tự ý huỷ bỏ hoặc sửa đổi, chỉ được phép thông báo sai sót

trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ chứng từ, nếu quá thời gian đã quy định đó, ngân hàng mất quyền từ chối và chịu mọi rủi ro.

Đối với ngân hàng thông báo L/C, cần thiết phải xác định tình trạng mã khoá của ngân hàng phát hành L/C, nếu không xác định được điều này phải nêu rõ trong L/C thông báo cho nhà xuất khẩu và nói rõ không chịu trách nhiệm về tính xác thực của L/C này, nếu trong việc này không cẩn trọng sẽ dẫn đến rủi ro cho ngân hàng thông báo và cho nhà xuất khẩu.

* Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tác nghiệp.

Rủi ro tác nghiệp xảy ra chủ yếu do trình độ ngoại thương và thanh toán quốc tế của các bên tham gia còn yếu, chưa nắm bắt được yêu cầu rất khắt khe của L/C, của "Quy tắc thực hành thống nhất tín dụng chứng từ" (UCP 600), dẫn đến sai sót trong quá trình giao dịch từ lúc soạn thảo và ký kết hợp đồng ngoại thương cho đến khi lập chứng từ và thanh toán. Ngoài ra cũng phải kể dến trình độ nghiệp vụ, ý thức thực hiện nghiệp vụ của các thành viên tham gia thiết lập hồ sơ thanh toán và các văn bản có liên quan.

Một phần của tài liệu Phân tích những rủi ro và cá biện pháp quản trị rủi ro khi áp dụng phương pháp TDCT trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cấu (GP Bank) (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w