THỰC TRẠNG VỀ RỦI RO KHI ÁP DỤNG PHƯƠNG THỨC

Một phần của tài liệu Phân tích những rủi ro và cá biện pháp quản trị rủi ro khi áp dụng phương pháp TDCT trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cấu (GP Bank) (Trang 59)

(Đơn vị: nghìn USD)

Từ biểu đồ trên ta thấy, tỷ trọng doanh số mà L/C nhập đóng góp vào tổng doanh số còn quá ít so với doanh số thanh toán của L/C xuất khẩu. Có thể thấy rằng, chi nhánh vẫn chưa thu hút được các doanh ngiệp xuất khẩu lớn, có uy tín.

Loại L/C được sử dụng phổ biến nhất hiện nay tại GP Bank là L/C không huỷ ngang. Ngoài ra còn có một số loại L/C khác như L/C không huỷ ngang có xác nhận, L/C chuyển nhượng… nhưng không đáng kể. Thị trường thanh toán lớn nhất của chi nhánh chủ yếu tập trung ở khu vực châu á như Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore…

Từ những kết quả trong thanh toán L/C tại chi nhánh trong những năm qua, có thể thấy rằng L/C là phương thức được sử dụng nhiều nhất và đống vai trò quan trong trong hoạt động TTQT tại ngân hàng. Do đó, hấu hết những rủi ro phát sinh và tranh chấp đều rơi vào phương thức này.

2.4. THỰC TRẠNG VỀ RỦI RO KHI ÁP DỤNG PHƯƠNG THỨC TDCTTẠI CHI NHÁNH GP BANK. TẠI CHI NHÁNH GP BANK.

Khi nói đến rủi ro cho ngân hàng nói chung, chúng ta cần hiểu đó không chỉ là sự mất vốn mà còn có thể là: đọng vốn trong thanh toán, kéo dài thời hạn thanh toán, thanh toán trả chậm, nợ quá hạn, uy tín bị suy giảm... Đặc biệt, trong TTQT, mặc dù được đánh giá là phương thức tối ưu nhất nhưng phương thức TDCT vẫn luôn tiềm ẩn những rủi ro. Các rủi ro này có thể phát sinh trong bất cứ giai đoạn nào trong quy trình thanh toán kể từ khi phát hành L/C, thông báo L/C, xác nhận cho đến giai đoạn thanh toán. Không chỉ gây thiệt hại về mặt kinh tế, những rủi ro

0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 2005 2006 2007 L/C XK L/C NK

này còn làm tổn hại đến uy tín của ngân hàng, từ đó gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh chung. Trong những năm qua, mặc dù đã áp dụng những phương pháp tối ưu nhằm hạn chế và phòng ngừa rủi ro nhưng hoạt động thanh toán TDCT của GP Bank vẫn còn gặp phải những rủi ro sau:

2.4.1.1. Rủi ro tín dụng.

Đây là loại rủi ro chủ yếu và dễ xảy ra nhất, đồng thời cũng để lại hậu quả nặng nề nhất cho các ngân hàng. Lý do chủ yếu là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam còn yếu về thực lực tài chính cũng như thiếu về kinh nghiệm kinh doanh, hoạt động của họ chủ yếu dựa vào ngân hàng nên kết quả kinh doanh của họ ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín cũng như chất lượng tín dụng của ngân hàng, khiến cho ngân hàng luôn phải đối mặt với nguy cơ rủi ro tiềm ẩn.

* Rủi ro tín dụng trong thanh toán hàng nhập khẩu.

Đối với GP Bank nói riêng và với các NHTM Việt Nam nói chung thì hiện nay, doanh số thanh toán L/C cho hàng nhập khẩu luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu so với tổng doanh số thanh toán L/C của chi nhánh. Chính vì thế, những rủi ro tín dụng rất dễ xảy ra với nghiệp vụ thanh toán này. Người ta thường sử dụng một số chỉ tiêu cơ bản để đánh giá mức độ rủi ro này.

Chỉ tiêu đầu tiên để xác định nguy cơ rủi ro của ngân hàng là doanh số L/C chưa thanh toán, nó phản ánh số L/C mà ngân hàng đứng ra bảo lãnh nhưng chưa tất toán được, thường là L/C trả chậm. Trong những năm vừa qua, doanh số thanh toán L/C nhập tại GP Bank liên tục tăng nhưng doanh số chưa thanh toán lại giảm đáng kể khiến cho tỷ trọng doanh số chưa thanh toán có xu hướng giảm rõ rệt:

Bảng 7: Doanh số L/C chưa thanh toán (2007 - 2009) tại chi nhánh GP Bank.

Đơn vị: USD

Năm Doanh số thanh toán L/C nhập

Doanh số L/C chưa thanh toán Tỷ trọng (%)

Số món Số tiền

2007 48,852,000 20 987,000 2.0202

2008 80,816,000 4 191,000 0.0024

2009 115,797,000 0 0 0

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đối ngoại 2007 - 2009)

Trong 3 năm trở lại đây, doanh số L/C chưa thanh toán đã giảm rất nhiều, để làm được điều đó ngân hàng đã có những biện pháp đúng đắn sau:

- Doanh nghiệp phải có khả năng tài chính đảm bảo thanh toán L/C trong thời hạn cam kết đã quy định trong L/C.

- Trường hợp ký quỹ dưới 100% giá trị L/C thì phải có cam kết bằng văn bảo đảm bảo số dư tài khoản của doanh nghiệp mở tại Chi nhánh vào thời điểm thanh toán đủ để Ngân hàng thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho nước ngoài.

- Tại thời điểm xin mở L/C, doanh nghiệp không vi phạm cam kết dẫn đến chậm trễ trong thanh toán hoặc buộc Ngân hàng phải ứng trước tiền để thanh toán cho các L/C trả chậm trước đó.

- Có bảo đảm hợp pháp bằng một hoặc nhiều hình thức (ký quỹ, cầm cố, thế chấp tài sản…) cho việc mở L/C trả chậm theo yêu cầu của ngân hàng.

Nhờ đó mà doanh số chưa thanh toán của năm 2008 chỉ còn 191,000 USD, chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Và sang năm 2009, hầu như không để xảy ra một trường hợp nào.

Do hoạt động TTQT còn khá mới mẻ và chưa có nhiều kinh nghiệm, GP Bank rất thận trọng trong việc thẩm định khách hàng. Trong thủ tục mở L/C, khách hàng bao giờ cũng phải ký quỹ, nhưng thông thường họ chỉ ký quỹ một phần, phần còn lại là ngân hàng cho vay. Tỷ lệ miễn ký quỹ càng cao thì nguy cơ rủi ro của ngân hàng càng lớn. Chính vì vậy, khi nhận kí quỹ, ngân hàng phải kiểm tra tính xác thực của tài khoản kí quỹ để tránh giả mạo. Đồng thời, khách hàng phải cam kết sẽ nộp phần còn lại bằng nguồn vốn nào. Nếu bằng nguồn vốn tự có thì phải nộp lúc nhận chứng từ. Nếu bằng nguồn vốn vay ngoại tệ của ngân hàng thì phải làm thủ tục vay ngắn hạn. Căn cứ vào việc thẩm định, phân loại khách hàng và hạn mức mở L/C, giám đốc chi nhánh giao cho phòng TTQT hoặc phòng tín dụng thẩm định hồ sơ, đề xuất mức ký quỹ dựa trên cơ sở bảo đảm an toàn thanh toán và thu hút khách hàng trên địa bàn, cụ thể là:

- Chi nhánh không miễn ký quỹ 100% cho bất kỳ khách hàng nào.

- Miễn ký quỹ 70 - 90% cho những khách hàng có uy tín, khả năng tài chính tốt và có mối quan hệ lâu dài với Ngân hàng; thậm chí có trường hợp khách hàng được miễn ký quỹ 95% giá trị thanh toán L/C nhưng phải có sự phê duyệt của giám đốc chi nhánh.

- Miễn ký quỹ 0% cho những khách hàng mới hoặc không có uy tín với ngân hàng.

Một chỉ tiêu quan trọng khác để đánh giá rủi ro trong phương thức TDCT là nợ quá hạn. Trong những năm vừa qua, tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh có những thay đổi theo chiều hướng tốt:

Bảng 8: Tình hình nợ quá hạn thanh toán L/C nhập (2007 - 2009) tại GP Bank

Năm Doanh số thanh toán L/C nhập Doanh số nợ quá hạn

2007 48,852,000 57,522

2008 80,816,000 48,943

2009 115,797,000 28,649

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đối ngoại 2007 - 2009)

Từ năm 2007 đến năm 2009, tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh biến động theo chiều hướng giảm dần: năm 2007, doanh số nợ quá hạn là 57.522 USD đến năm 2008 còn 48,943 USD, đến năm 2009, con số này chỉ còn là 28,649 USD. Nói chung, đây là một tỷ lệ tương đối thấp so với các NHTM khác. Để đạt được thành tích này, ngân hàng đã áp dụng rất nhiều các biện pháp tích cực để giải quyết cho các L/C trả chậm, cụ thể là:

- Nếu số tiền doanh nghiệp còn thiếu (hoặc không có) do nguyên nhân khách quan, ngân hàng sẽ tự động ghi nợ đối với doanh nghiệp với lãi suất tín dụng trong hạn tại thời điểm ghi nợ với thời hạn trả nợ căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh và thời hạn thu hồi vốn của doanh nghiệp.

- Trường hợp những doanh nghiệp nhập khẩu theo L/C trả chậm mà chưa tiêu thụ hàng hoá thì chi nhánh sẽ căn cứ vào khả năng tiêu thụ và tình trạng hàng tồn kho để thu hồi nợ.

- Nếu số tiền doanh nghiệp còn thiếu (hoặc không có) do nguyên nhân chủ quan, hoặc không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ trong thời hạn do ngân hàng quy định hay doanh nghiệp sử dụng vốn nhập hàng trả chậm vào những mục đích khác thì Chi nhánh sẽ ghi nợ quá hạn hoặc chuyển nợ quá hạn với lãi suất nợ quá hạn do NHNo quy định tại thời điểm đó đồng thời kiểm tra, tiến hành đánh giá hàng nhập khẩu, tài sản thế chấp để làm thủ tục siết nợ, phát mại tài sản theo quy định của pháp luật.

Như vậy, trong một số trường hợp (không trả được nợ do nguyên nhân khách quan), Ngân hàng phải cho vay bắt buộc đối với các doanh nghiệp để thanh toán các L/C quá hạn. Như vậy, cho vay bắt buộc chính là một hình thức của nợ quá hạn và đây cũng là một trong những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá rủi ro trong thanh toán L/C nhập. Doanh số cho vay bắt buộc của NHNo & PTNT Nam Hà Nội trong những năm qua có xu hướng ngày càng giảm:

Bảng 9: Tình hình cho vay bắt buộc thanh toán L/C nhập tại GP Bank (2007 - 2009).

Năm Doanh số thanh toán L/C nhập (USD)

Doanh số cho vay bắt buộc (USD) Tỷ trọng (%) 2007 47,865,000 617,459 1.29 2008 79,925,000 375,648 0.47 2009 115,797,000 266,333 0.23

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kết quả kinh doanh đối ngoại 2007 - 2009)

Trong khi doanh số ngân hàng thanh toán L/C hàng nhập khẩu có xu hướng tăng lên một cách rõ rệt thì doanh số cho vay bắt buộc của chi nhánh lại ngày càng giảm dần. Điều đó cho thấy nguy cơ rủi ro tín dụng trong TTQT của chi nhánh đang thực sự biến đổi theo chiều hướng khả quan. Từ 617,459 USD năm 2007, chiếm tỷ trọng 1.29% so với tổng giá trị thanh toán L/C nhập thì đến năm 2009, doanh số cho vay bắt buộc đã giảm xuống còn 266,333 USD, chiếm tỷ trọng 0.23%. Ta có thể thấy rõ xu hướng biến động tích cực của hai chỉ tiêu nợ quá hạn và cho vay bắt buộc qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 3: Nợ quá hạn và Cho vay bắt buộc trong TT L/C nhập tại GP Bank (2007 - 2009).

(Đơn vị: nghìn USD)

* Rủi ro tín dụng trong thanh toán xuất khẩu

Đối với GP Bank, nghiệp vụ thanh toán L/C xuất khẩu diễn ra không nhiều nhưng điều đó không có nghĩa là không có rủi ro. Trong nghiệp vụ này, rủi ro tín dụng thường xảy ra đối với việc chiết khấu các bộ chứng từ của nhà xuất khẩu và cho vay tài trợ xuất khẩu.

Chiết khấu chứng từ có hai loại: chiết khấu miễn truy đòi và chiết khấu truy đòi nhưng tại GP Bank, chiết khấu miễn truy đòi được thực hiện rất hạn chế bởi nó chứa đựng nguy cơ rủi ro cao, thông thường, ngân hàng chỉ thực hiện chiết khấu truy đòi (Ngân hàng thực hiện chiết khấu chứng từ được quyền truy đòi khách hàng

0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 2005 2006 2007 NQH CVBB

nếu ngân hàng phát hành từ chối thanh toán). Để được thực hiện chiết khấu, khách hàng phải có tài khoản và giao dịch thường xuyên tại NH; vay, trả sòng phẳng, hoạt động kinh doanh tốt, tình hình tài chính lành mạnh; đồng thời khách hàng phải có vận đơn lập theo lệnh của ngân hàng phát hành và toàn bộ vận đơn gốc phải được xuất trình tại chi nhánh , chứng từ có nội dung hoàn toàn phù hợp với L/C; các mặt hàng phải được phép xuất khẩu tại Việt Nam; ngoài ra, ngân hàng phát hành cũng phải là ngân hàng có uy tín trong TTQT để đảm bảo khả năng thanh toán cho chi nhánh. Việc chiết khấu chứng từ tại GP Bank được áp dụng cho cả L/C trả ngay và L/C trả chậm. Riêng đối với những bộ chứng từ của L/C trả chậm có thời hạn từ 30 ngày trở lên, chi nhánh chỉ thực hiện chiết khấu khi đã nhận được chấp nhận thanh toán của ngân hàng phát hành. Tỷ lệ chiết khấu được ngân hàng áp dụng tuỳ từng trường hợp cụ thể nhưng không được quá 95% giá trị bộ chứng từ. Rủi ro xảy ra khi ngân hàng đã thực hiện chiết khấu chứng từ nhưng lại không được ngân hàng phát hành thanh toán bởi nhiều lý do khác nhau mà ngân hàng phát hành đưa ra, nhưng nói chung thì trường hợp này rất hiếm khi xảy ra bởi các ngân hàng tham gia thanh toán thường là những ngân hàng có uy tín trong TTQT và có mối quan hệ đại lý với chi nhánh. Nói chung thì GP Bank rất tạo điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu. Chính vì thế, doanh số cho vay chiết khấu chứng từ của chi nhánh trong những năm qua vẫn thường xuyên tăng: từ 7,534,000 USD năm 2007 tăng lên 12,623,000 USD năm 2008, đến năm 2009 đã là 23,548,000 USD.

Còn về nghiệp vụ cho vay tài trợ xuất khẩu, rủi ro thường xảy ra khi khách hàng sử dụng vốn vay sai với mục đích ban đầu, có thể là kinh doanh một mặt hàng khác với cam kết; hoặc hàng hoá doanh nghiệp sản xuất ra để xuất khẩu nhưng kém chất lượng, không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng nước ngoài. Những rủi ro loại này có thể xảy ra không nhiều nhưng vẫn gây thiệt hại không nhỏ cho ngân hàng. Nguy cơ rủi ro loại này được thể hiện thông qua chỉ tiêu nợ quá hạn. Trong những năm gần đây, chỉ tiêu này của chi nhánh thường ở mức độ thấp: tỷ lệ nợ quá hạn so với doanh số cho vay tài trợ xuất khẩu năm 2007 ở mức 1.4% (khoảng 1250 USD), đến năm 2008 là 0.9% (1,431 USD) và giảm xuống còn 0.79% năm 2009 (khoảng 1,682 USD).

Một phần của tài liệu Phân tích những rủi ro và cá biện pháp quản trị rủi ro khi áp dụng phương pháp TDCT trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cấu (GP Bank) (Trang 59)

w