Rủi ro kinh tế, chính trị, pháp lý

Một phần của tài liệu Phân tích những rủi ro và cá biện pháp quản trị rủi ro khi áp dụng phương pháp TDCT trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cấu (GP Bank) (Trang 69)

Rủi ro kinh tế, rủi ro chính trị được coi là những rủi ro do nguyên nhân khách quan khiến cho nhà nhập khẩu không nhận được hàng, còn nhà xuất khẩu không nhận được tiền hàng và còn tác động không nhỏ tới bản thân ngân hàng. Chi nhánh cũng đã gặp phải một số trường hợp rủi ro do nguyên nhân khách quan từ nền kinh tế, ví dụ như cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở các nước ASEAN đã làm không ít doanh nghiệp XNK phải lao đao, thua lỗ, không còn khả năng thanh toán, gây rủi ro không chỉ cho riêng doanh nghiệp mà còn cho cả đối tác lẫn ngân hàng. Hoặc trường hợp Tổng công ty lương thực Miền Bắc đã ký hợp đồng xuất khẩu chè sang thị trường Iraq với giá trị L/C là 428,521.00 USD nhưng đến thời hạn trả tiền, khi GP Bank lập lệnh đòi tiền thì ngân hàng phát hành L/C bên Iraq không thể thanh toán được với lý do bị cấm vận.

Trên thế giới hiện nay, hầu hết phương thức TDCT đều được điều chỉnh bởi UCP 600, nhưng UCP 600 lại mang tính chất pháp lý tuỳ ý, có nghĩa là các bên tham gia khi áp dụng UCP 600 thì phải thoả thuận ghi vào văn bản của hợp đồng và có dẫn chiếu trong L/C. Tuy nhiên, việc áp dụng các phương thức TTQT nói chung và TDCT nói riêng tại mỗi nước còn do hệ thống luật pháp nước đó quy định. Và nếu có tranh chấp xảy ra do có sự khác biệt giữa UCP 600 và hệ thống luật pháp thì vẫn phải tuân theo luật pháp quốc gia. Chính điều này đã dẫn đến sự không đồng nhất trong quá trình tiến hành các giao dịch thanh toán L/C mà thiệt hại có thể xảy ra cho các bên. Hiện nay, ở nước ta, hệ thống các văn bản pháp quy chưa đồng bộ, thường xuyên có những thay đổi trong chính sách XNK cũng như chính sách thuế, gây rủi ro cho các bên tham gia. Trong trường hợp TCT máy và thiết bị công nghiệp đề nghị vay vốn ngân hàng để mở L/C với giá trị là 111,664.39 USD để nhập khẩu phôi thép từ NANJING RED SUN INT TRADING CO., nhưng khi hàng về đến cảng thì nhà nước ban hành quyết định tăng thuế đối với mặt hàng này, do vậy, sau khi nhập lô hàng này về, công ty đã bị lỗ và không thể thanh toán được tiền hàng đúng như thời hạn thoả thuận. Hay trường hợp Công ty cung ứng vật liệu xây dựng ký hợp đồng xuất khẩu ván sàn gỗ cho Công ty MONDOO B.V.B.A của Bỉ và thanh toán qua GP Bank, sau khi hợp đồng được ký kết thì nhà nước lại ban hành quyết định tăng thuế để hạn chế xuất khẩu ván sàn, chính vì vậy, công ty đã gặp khó khăn trong việc thu gom hàng dẫn đến việc giao hàng chậm cho bên đối tác và bị họ phạt chậm thanh toán, gây thiệt hại cho Công ty.

Nói chung, những thiệt hại do nguyên nhân khách quan từ nền kinh tế, chính trị hay pháp lý không phải lúc nào cũng gây thiệt hại về tài chính cho ngân hàng nhưng thường xuyên làm chậm quá trình thanh toán, gây ảnh hưởng tới uy tín của ngân hàng.

2.4.1.5. Rủi ro ngoại hối.

Rủi ro loại này thường do nguyên nhân từ sự thay đổi của tỷ giá khi việc thanh toán đã được ấn định bằng một loại ngoại tệ nhất định. Khi tỷ giá tăng hay giảm đều có thể ảnh hưởng đến nhà nhập khẩu hoặc nhà xuất khẩu. Còn rủi ro đối với bản thân Chi nhánh thường xảy ra liên quan đến quy định của ngân hàng chỉ cho phép giữ trạng thái ngoại hối tối đa là 300,000.00 USD. Đó là trường hợp của VINAMOTOR yêu cầu Chi nhánh mở L/C trị giá 342,000.00 USD để nhập khẩu khung gầm ô tô từ SAMSUNG COR. Khi đến thời hạn, VINAMOTOR đã chấp nhận mua ngoại tệ để thanh toán cho nhà xuất khẩu nhưng Ngân hàng lại không có đủ ngoại tệ để thanh toán ngay cho họ, làm chậm lại quá trình thanh toán và bị Ngân hàng nước ngoài phạt. Những trường hợp như vậy không chỉ gây tổn thất cho tài chính của ngân hàng mà còn làm cho quan hệ cũng như uy tín của ngân hàng với khách hàng bị giảm sút.

Cũng có trường hợp ngân hàng gặp phải rủi ro khi xảy ra tình trạng tỷ giá trên thị trường quốc tế cao hơn thị trường trong nước. Đó là khi ngân hàng phải thực hiện chuyển đổi loại ngoại tệ để thanh toán. Ví dụ như ngân hàng phải thanh toán cho nhà xuất khẩu bằng JPY, và ngân hàng phải dùng USD để đổi lấy JPY theo tỷ giá trên thị trường quốc tế. Còn nhà nhập khẩu thì dùng VNĐ để mua JPY theo giá thị trường trong nước. Rủi ro sẽ xảy ra đối với ngân hàng khi tỷ giá trên thị trường quốc tế cao hơn thị trường trong nước.

Một phần của tài liệu Phân tích những rủi ro và cá biện pháp quản trị rủi ro khi áp dụng phương pháp TDCT trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cấu (GP Bank) (Trang 69)

w