Các bên tham gia thanh toán

Một phần của tài liệu Phân tích những rủi ro và cá biện pháp quản trị rủi ro khi áp dụng phương pháp TDCT trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cấu (GP Bank) (Trang 26)

* Người yêu cầu mở thư tín dụng.

Là người mua, người nhập khẩu hàng hoá, hoặc là người do người mua uỷ thác. Khi hợp đồng mua bán áp dụng phương thức tín dụng chứng từ thì việc mở L/C của người mua là điều kiện đầu tiên để người bán thực hiện hợp đồng. Người mua căn cứ vào hợp đồng mua bán để làm đơn yêu cầu Ngân hàng mở L/C. Người mua phải trả một khoản thủ tục phí cho Ngân hàng mở L/C và thường phải ký quỹ giá trị kim ngạch của L/C tại Ngân hàng. Người mua có quyền từ chối hay không

hoàn trả toàn bộ hay một phần số tiền của L/C nếu xét thấy bộ chứng từ không phù hợp với điều kiện đã nêu ra trong L/C.

* Ngân hàng phát hành thư tín dụng.

Là Ngân hàng đại diện và cung cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu. Ngân hàng nhận đơn của nhà nhập khẩu và căn cứ vào yêu cầu trong đơn để mở L/C, sau đó chịu trách nhiệm thông báo cho nhà xuất khẩu biết. Ngân hàng phát hành chịu trách nhiệm kiểm tra bộ chứng từ được gửi đến, nếu thấy phù hợp thì thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Nếu Ngân hàng làm sai sót thì phải chịu trách nhiệm. Sau khi đã trả tiền cho người bán, Ngân hàng trao lại bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu và đòi khoản tiền thủ tục phí. Ngân hàng mở L/C thường là Ngân hàng ở nước ngoài hoặc có trường hợp ở nước thứ ba nào đó.

* Người hưởng lợi thư tín dụng.

Là người bán, người xuất khẩu và là bên được hưởng lợi tín dụng chứng từ. Nhà xuất khẩu chỉ giao hàng khi nào biết được người mở L/C đúng với nội dung của hợp đồng mua bán. Nếu sai sót trong hợp đồng hoặc có điều gì bất lợi cho mình thì người hưởng lợi có quyền yêu cầu người mua sửa đổi hoặc bổ sung. Nội dung sửa đổi hay bổ sung L/C phải được Ngân hàng mở L/C xác nhận thì mới có hiệu lực thanh toán.

* Ngân hàng thông báo thư tín dụng.

Là Ngân hàng báo tín dụng chứng từ cho người hưởng lợi một cách trực tiếp hoặc thông báo cho một Ngân hàng khác. Người hưởng lợi không nhất thiết là khách hàng của Ngân hàng thông báo, Ngân hàng này thường là Ngân hàng đại lý của Ngân hàng mở L/C tại nước người xuất khẩu.

Ngoài 4 thành viên trên, trong một số trường hợp đặc biệt, còn có các thành viên sau:

- Ngân hàng xác nhận: Là ngân hàng đứng ra xác nhận cho người mở L/C theo yêu cầu của ngành mở L/C, thường phải là ngân hàng có uy tín lớn trên thị trường tín dụng và tài chính quốc tế. Muốn xác nhận, ngân hàng mở L/C phải mở thủ tục phí rất cao và đôi khi phải đặt cọc trước.

- Ngân hàng chiết khấu: Là ngân hàng đứng ra mua hối phiếu có kỳ hạn chưa đến hạn trả tiền do người bán ký phát cho ngân hàng trả tiền theo yêu cầu của người mở L/C.

- Ngân hàng hoàn trả: Là ngân hàng mà tại đó ngân hàng thông báo hay ngân hàng xác nhận tiền vì giữa ngân hàng mở và chúng không có tài khoản trực tiếp.

Trên thực tế, quá trình thanh toán tín dụng chứng từ không nhất thiết phải có đủ các ngân hàng nói trên cùng tham gia mà tuỳ trường hợp cụ thể sẽ xác định các thành viên tham gia. Thông thường chỉ có hai và đôi khi chỉ có một ngân hàng đứng ra làm tất cả các chức năng nói trên về nghiệp vụ thanh toán L/C.

Một phần của tài liệu Phân tích những rủi ro và cá biện pháp quản trị rủi ro khi áp dụng phương pháp TDCT trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cấu (GP Bank) (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w