Dự báo sự phát triển nhu cầu thị trường về mặt hàng kinh doanh.

Một phần của tài liệu Giải pháp xúc tiến thương mại nhằm phát triển thương hiệu sản phẩm Kem Bốn Mùa của cửa hàng Hapro Bốn Mùa Lý Thái Tổ - Tổng công ty thương mại Hà Nội (Trang 37)

- Trình độ nhân viên còn trái chuyên mô n: nhân lực chủ yếu của trung tâm thương mại dịch vụ Bốn Mùa hiện này chủ yếu được đào tạo về chuyên ngành kế toán,

4.2.1.1 Dự báo sự phát triển nhu cầu thị trường về mặt hàng kinh doanh.

Kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển và hội nhập. Thực tế cho thấy trong một vài năm qua, kinh tế Việt Nam đã có một số biến động, năm 2008 với chỉ số lạm phát khá cao 19,89%, năm 2009 là năm suy giảm kinh tế, tuy vậy năm 2010 là năm có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế cả nước với chỉ số GDP và chỉ số giá tiêu dùng đều tăng, thu hút vốn đầu tư trong nước và ngoài nước ( FDI và ODA ). Cùng với sự gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực như WTO, APEC, ASEAN... Do đó sẽ thu hút lượng lớn các doanh nghiệp có thương hiệu trên thế giới đầu tư vào lĩnh vực nhà hàng - dịch vụ tại thị trường Việt Nam với chất lượng sản phẩm, dịch vụ cao cùng với một chiến lược marketing hoàn hảo. Sẽ là một khó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp trong nước trong việc phát triển thị trường dành thị phần hay chí ít là giữ vững thị phần và khách hàng trung thành của mình nếu không có chiến lược kinh doanh phù hợp.

Lạm phát đang là một vấn đề đặt ra đối với chính phủ, trong 2 năm 2008 và 2009 nước ta chịu ảnh hưởng của sự suy giảm kinh tế toàn cầu cũng như chỉ số lạm phát tăng cao, năm 2008 chỉ số lạm phát từ 7-8%. Do đó, nhu cầu tiêu dùng giảm xuống, người dân chỉ tiêu dùng những mặt hàng thiết yếu và cố gắng cắt giảm chi tiêu các nhu cầu về giải trí, dịch vụ gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, cũng như ảnh hưởng đến kinh tế cả nước. Trước tình hình đó, chính phủ đã sử dụng một số biện pháp kích cầu như hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mở rộng thời hạn cho vay, nới lỏng điều kiện và mở rộng hơn các lĩnh vực cho vay... Các biện pháp kích cầu của chính phủ đã có những chuyển biến tích cực giúp ổn định lại nền kinh tế và mức tiêu dùng của người dân. Lĩnh vực kinh doanh về nhà hàng dịch vụ có cơ hội phát triển hơn và mở rộng thị phần.

dùng của người dân về nhà hàng dich vụ cũng tăng theo. Thu nhập bình quân đầu người tại khu vực Hà Nội năm 2009 đạt 32 triệu/ năm, vượt trên chỉ tiêu đã đặt ra 30triệu/năm, và dự tính năm 2010 là 36 triệu/ năm. Dó là yếu tố vô cùng thuận lợi cho chuỗi nhà Hapro Bốn Mùa thì thị trường kinh doanh chủ yếu của trung tâm hiện nay nằm trên địa bàn Hà Nội. Hơn nữa, nhìn rộng hơn, dân số việt Nam tính đến năm 2015 sẽ đạt con số 95 triệu người vì vậy nhu cầu cũng sẽ tăng theo. Việt nam là đất nước có tỷ lệ dân số trẻ chiếm 60% dân số cả nước, đa số dân cư thuộc vào độ tuổi lao động cùng với cuộc sống bận rộn và guồng quay của công viêc sẽ kéo theo nhu cầu đồ ăn nhanh và giải khát cũng sẽ tăng theo. Hơn nữa ngày nay thị yếu có nhiều thay đổi, thích thử cái mới và yêu cầu đối với chất lượng dịch vụ cũng được đòi hỏi cao hơn. Họ không chỉ dừng lại ở thỏa mãn được chất lượng tốt mà họ còn muốn tìm kiếm và thỏa mãn nhu cầu ở mức cao hơn, muốn được thưởng thức những cái mới mẻ, chấp nhận giá cao và nhận thức được vai trò của mình mà họ luôn đòi hỏi nhận được thái độ dịch vụ đúng đắn. Nắm bắt được nhu cầu ngày càng gia tăng đó mà ngày càng nhiều nhà hàng fastfood, nước giải khát, kem, cafe xuất hiện trên thị trường với mức giá cạnh tranh, kiến trúc thiết kế phong phú và tạo được nét nổi bật. Từ thực tế hiện nay đã đặt ra cho Hapro rất nhiều khó khăn cả về thị trường lẫn mặt hàng sản phẩm kem mà trung tâm hiện đang kinh doanh, đòi hỏi cần có sự đầu tư, đổi mới, vẫn giữ được nét đặc trưng,hương vị kem của Hà nội mà vẫn nắm bắt được xu hướng thị yếu ngày nay.

Trên thị trường hiện này, để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng, đặc biệt vào mùa hè, các nhà hàng kinh doanh mặt hàng kem Ly cũng khá phong phú và đa dạng. Có thể kể đến một số cửa hàng ăn nhanh bao gồm cả giải khát và kem ly như Paris Gâetuex, Ciao hay cửa hàng chỉ kinh doanh kem Fanny, kem Newzealand, kem YoKool. Mỗi nhà hàng đều cố gắng tạo một phong cách riêng và tạo ấn tượng, như YoKool mới xuất hiện trên thị trường nhưng đã thu hút được lượng khách khá lớn do địa điểm mở trên địa bàn khu phố cổ, phong cách thiết kế trẻ trung, và tạo sự khách biệt bằng hình thức kinh doanh kem tự chọn với mức giá phù hợp. Khác với YoKool thì Fanny cũng là nổi tiếng vì địa điểm đẹp, là thương hiệu kem nổi tiếng, chất lượng cao dù giá hơi cao nhưng vẫn là sự lựa chọn của khách hàng. Như vậy thị trường kem hiện nay khá phong phú vói nhiều hình thức khách nhau. Nắm bắt được xu hướng và xu thế, các của hàng kinh doanh luôn tạo sự khác biệt cùng với mức giá có thể chấp nhận được.

Trong những năm gần đây, Việt Nam trở thành một địa điểm du lịch thu hút hàng triệu khách du lịch trong và ngoài nước mỗi năm. Có được kết quả khả quan như vậy vì Việt Nam là nước có tình hình chính trị và xã hội khá an toàn hơn so với tình hình biến động về tôn giáo, chính trị chung của các nước trên thế giới. Hơn nữa để thu hút khách nước ngoài, nhà nước đã và đang có nhiều hoạt động quảng bá hình ảnh đất nước ra thế giới, về kỳ quan thiên nhiên của thế giới "vịnh Hạ Long" cũng như thủ đô nghìn năm văn hiến "Thăng long- Hà Nội”. Nên lượng khách du lịch đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây, đó là một điều vô cùng thuận lợi cho Hapro Bốn Mùa. Một trong những khách hàng mục tiêu của Hapro Bốn Mùa chính là người nước ngoài, đến tham quan du lịch Hà Nội và với mong muốn Hapro Bốn Mùa sẽ là sự lựa chọn của khách du lịch nước ngoài để đến đây họ có thể cảm nhận hương vị ,nét đặc trưng cái rất riêng của Hà Nội, mà ngoài các đồ uống giải khách, các món ăn nhanh thì Kem Bốn Mùa chính là điểm nhấn của Bốn Mùa. Sẽ vô cùng thuận lợi để phát triển thương hiệu kem Bốn Mùa qua kênh bán hàng cá nhân, nhân viên có thể giới thiệu cho khách hàng nước ngoài về Kem Bốn Mùa, một hương vị đặc trưng và cùng trải qua những thăng trầm của Hà Nội từ hơn 50 năm nay.

Một phần của tài liệu Giải pháp xúc tiến thương mại nhằm phát triển thương hiệu sản phẩm Kem Bốn Mùa của cửa hàng Hapro Bốn Mùa Lý Thái Tổ - Tổng công ty thương mại Hà Nội (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w