Khu vực Tự do Thương mại và các chương trình khác.

Một phần của tài liệu XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VÀ WTO (Trang 49)

Phân tích các chương trình xúc tiến xuất khẩu phổ biến

Khu vực Tự do Thương mại và các chương trình khác.

và trung hạn ở phạm vi quốc gia là không thể. Thay vào đó, các nước này thường lựa chọn một giải pháp trước mắt để theo đuổi tự do hoá thương mại và đầu tư tại một khu vực kinh tế quy hoạch theo địa lý, như là khu vực sản xuất hàng xuất khẩu, khu công nghiệp đặc biệt, hay khu thương mại tự do. Các chính phủ thường sử dụng các khu Kinh tế Đặc biệt (SEZ) (còn được gọi là Khu vực Khuyến khích Xuất khẩu – EPZ), tuy nhiên phải tuân thủ các quy định của WTO, đặc biệt các quy định về trợ cấp, và

cân nhắc tính khả thi về mặt kinh tế của chúng. Nội dung dưới đây sẽ tóm tắt các lợi ích mà doanh nghiệp trong các khu SEZ được nhận.

Một khu thương mại tự do, hay khu tự do, có thể định nghĩa như sau: Một khu vực thuộc một quốc gia (có thể là một hải cảng, một sân bay, kho hay một địa điểm xác định) được coi là nằm ngoài lãnh thổ hải quan của quốc gia đó. Nhờ vậy, các nhà nhập khẩu có thể đưa hàng hoá nguồn gốc nước ngoài vào khu vực này mà không phải thực hiện các nghĩa vụ hải quan và thuế, để trì hoãn quy trình cuối cùng, chờ chuyển tàu hoặc tái xuất. (…) Khu vực tự do còn được gọi là “cảng tự do”, “kho tự do”, “khu vực thương mại tự do” và “khu vực thương mại nước ngoài.34

Đặc điểm chung của những chương trình này là chúng đều mang lại hàng loạt các lợi ích cho các công ty sử dụng chúng. Những lợi ích này khác nhau giữa các quốc gia và ngay cả trong cùng một quốc gia, khi giữa khu vực tự do này và khu vực tự do khác.35

34

http://www.asycuda.org. Trong Cộng đồng châu Âu, một khu vực được coi là khu vực tự do khi:

Khu vực tự do là khu vực đặc biệt nằm trong lãnh thổ hải quan của Cộng đồng. Hàng hoá nằm trong khu vực này không chịu thuế nhập khẩu, VAT và các loại thuế khác liên quan đến nhập khẩu.

Các đãi ngộ trong khu vực tự do áp dụng giống nhau đối với hàng hoá trong Cộng đồng hoặc không phải hàng hóa trong Cộng đồng. Hàng hoá không của Cộng đồng nằm trong khu vực tự do được coi chưa nhập khẩu vào lãnh thổ hải quan của Cộng đồng châu Âu trong khi một số hàng hoá thuộc Cộng đồng nhất định nằm trong khu vực tự do có thể được coi là xuất khẩu.

Về mặt nhập khẩu, khu vực tự do chủ yếu lưu trữ hàng không thuộc Cộng đồng cho đến khi chúng được đưa ra lưu thông. Sẽ không có tuyên bố nhập khẩu nào được thực hiện trong khi hàng hoá đang lưu tại khu vực tự do. Tuyên bố xuất nhập khẩu chỉ được công bố khi hàng hoá rời khỏi khu vực tự do. Thêm vào đó, có thể có những khoản giảm trừ đặc biệt trong khu vực tự do đối với các loại thuế phí và nghĩa vụ tại địa phương. Những quy định này có thể khác nhau giữa các khu vực tự do.

Khu vực tự do chủ yếu là một dịch vụ đối với các nhà thương mại giúp tạo thuận tiện cho quá trình trao đổi hàng hoá bằng cách giảm thiểu quy trình thủ tục hải quan.”

(http://ec.europa.eu/taxation_ customs/customs/procedural_ aspects/imports/free_ zones/index_ en.htm).

35

Ngay cả khi có những khác biệt về điều kiện cần có để được hưởng lợi từ những chương trình này, và quyền của các công ty hoạt động trong đó, trong phạm vi

Trong khi từng quốc gia định nghĩa mục tiêu riêng của họ đối với chương trình này thì chúng vẫn thường gồm những mục tiêu sau:

Tăng xuất khẩu;

Thu hút vốn nước ngoài, đạt được vốn tích luỹ;

Giới thiệu công nghệ mới, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp;

Tạo ra cơ hội việc làm, nâng cao tay nghề chuyên môn một cách bền vững.36

Khu vực tự do, và các chương trình tương tự, vì vậy, trở thành giải pháp phổ biến để thúc đẩy xuất khẩu, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Chiến lược này rất phù hợp với các quốc gia có mức thuế nhập khẩu cao. Các công ty hoạt động theo những chương trình này theo truyền thống thường được miễn trả các loại nghĩa vụ hải quan đối với nhập khẩu nguyên liệu thô, và hàng hóa tư bản, sử dụng cho quá trình sản xuất hàng xuất khẩu.

Khác các chương trình khác đã nghiên cứu trong các phần trên của chương này, khu vực tự do điển hình cung cấp gói các lợi thế ví dụ bao gồm thời gian ưu đãi thuế, cơ sở hạ tầng hiện đại và quy trình xuất nhập khẩu đơn giản hoá. Nhiều lợi thế trong số đó bị coi là hình thức trợ cấp theo quy định của ASCM. Chúng có xu hướng thúc đẩy việc thành lập các nhóm công ty ở các ngành công nghiệp liên quan, và khi phát triển, chúng sẽ thu hút các công ty mới hoạt động trong lĩnh vực mà khu vực tự do chú trọng phát triển.

Phần tiếp theo sẽ đưa ra ví dụ về những lợi ích mà các nước cấp phép trong các FTZ. Đây chỉ là những ví dụ minh họa các lợi ích mà các nước đang phát triển cung cấp trong FTZ. Tuy nhiên, chúng ta sẽ không đưa ra kết luận về việc chúng có phù hợp với các quy định của WTO hay không.37

quyển sách này, tất cả chúng đều được gọi là “khu vực tự do”. Dưới đây, quyền và nghĩa vụ tại một số khu vực sẽ được nghiên cứu riêng biệt.

36

Mục tiêu được chỉ ra trong trang chủ của Bộ Thương mại và Công nghiệp Ai Cập, có tại http://www.tpeg ypt.gov.eg/FreeZone.aspx.

37

Để có phân tích sâu hơn về nội dung này, có thể tham khảo Báo cáo Nghiên cứu Chính sách của S. Creskoff và P. Walkenhorst soạn thảo, Áp dụng Quy định WTO về Khu vực Kinh tế Đặc biệt ở các nước đang phát triển, Ngân hàng Thế giới, tháng 4 2009.”

Bảng 3.1 Những lợi thế của khu Thương mại Tự do: các loại và ví dụ

Loại lợi thế Ví dụ về lợi thế

Điều kiện về sản phẩm và dịch vụ - Đất đai; - Dịch vụ tư vấn; - Giao thông; - V.v

Cơ sở hạ tầng xây dựng phù hợp - Đường xá;

- Hệ thống thoát nước;

- Hệ thống điện;

- Sân bay;

- Cảng;

- V.v Lợi thế về thuế theo dạng miễn

giảm - Thuế đối với lợi nhuận thu được từ xuất khẩu;

- Thuế, phí nhập khẩu nguyên vật liệu thô, hàng hoá và vật phẩm đóng gói dùng cho việc xử lý hoặc sản xuất sản phẩm xuất khẩu;

- Thuế xuất khẩu;

- Thuế đánh trên vốn và tài sản ròng;

- Thuế bán hàng, thuế tiêu dùng và phí thu trên tiền hàng thanh toán nước ngoài;

- V.v

Các lợi thế kinh tế khác - Giảm trừ đóng góp bảo hiểm xã hội.

- Giảm trừ việc áp dụng các điều khoản luật lao động chung, ví dụ như mức lương

Bảng 3.1 Những lợi thế của khu Thương mại Tự do: các loại và ví dụ

Loại lợi thế Ví dụ về lợi thế

tối thiểu.

- Giảm trừ áp dụng các điều kiện về luật môi trường, như giới hạn mức xả thải hoặc giảm trừ việc thanh toán các khoản phạt trong trường hợp phải trả theo các điều khoản luật môi trường.

Lợi thế không trực tiếp có tác

động về mặt kinh tế - Xoá bỏ/giảm bớt các roà cản đối với đầu tư như hệ thống hành chính quan liêu;

- Phát triển môi trường và hình ảnh thân thiện với nhà đầu tư;

- Phát triển các chương trình chiến lược, tập trung vào tiếp thị, và việc áp dụng hiệu quả các chương trình này;

- Phát triển môi trường hỗ trợ sự phát triển công nghệ thông qua khuyến khích và hỗ trợ việc tăng cường trao đổi giữa các viện khoa học, đại học và ngành công nghiệp;

- Đơn giản hoá quy trình đầu tư hồi hương;

- V.v

Một số ví dụ về lợi ích mang lại

Một nghiên cứu đối kháng của Cộng đồng châu Âu liệt kê các ưu thế sau cho các công ty hoạt động theo chương trình Các đơn vị Định hướng Xuất khẩu của Ấn Độ:

hàng hóa tư bản, nguyên liệu thô và vật tư tiêu hao) cần thiết cho quá trình sản xuất, chế biến hay các quá trình liên quan;

Giảm thuế đánh vào hàng hoá có nguồn cung nội địa;

Bồi hoàn thuế doanh thu trung tâm trả cho hàng hoá tiêu thụ nội địa;

Điều kiện thuận lợi để bán một phần sản phẩm sản xuất ra cho thị trường trong nước, lên đến 50% giá trị FOB xuất khẩu, tuân theo việc thực hiện khoản thu NFE dương dựa trên việc thanh toán thuế chuyển nhượng, ví dụ thuế đối với sản phẩm hoàn thiện;

Bồi hoàn một phần thuế đối với nhiên liệu cung cấp bởi các công ty nhiên liệu nội địa;

Giảm thuế thu nhập thông thường đánh trên lợi nhuận từ hoạt động bán hàng xuất khẩu liên quan tới Mục 10B của Luật thuế Thu nhập, cho khoảng thời gian 10 năm tính từ lúc bắt đầu hoạt động, nhưng không được muộn hơn năm 2010;

Cơ hội thành lập công ty 100% sở hữu nước ngoài.38

Một nghiên cứu đối kháng do Bộ Thương mại Hoa kỳ thực hiện về giấy không có bao bì bọc ngoài từ Trung Quốc đã chỉ ra như sau:

“Theo quy định thuế địa phương tại Yangpu, các doanh nghiệp thuộc Khu vực Phát triển Kinh tế Hainan được hưởng một số ưu đãi về thuế. Những ưu đãi này được liệt kê trong Chính sách Ưu đãi Thuế, bao gồm các tiêu chuẩn cần thiết để nhận được ưu đãi. Theo “Chính sách Ưu đãi về Đầu tư cho nhà Sản xuất”, doanh nghiệp công nghệ cao hay sử dụng lao động hiệu quả với đầu tư vưới quá 3 tỷ RMB và hơn 1000 lao động địa phương sẽ được hoàn 25% thuế VAT của sản phẩm tiêu thụ nội địa (phần trăm của thuế mà chính quyền địa phương nhận được) bắt đầu từ năm đầu tiên mà công ty sản xuất và bán sản phẩm. Việc hoàn thuế VAT có thể kéo dài trong vòng 5 năm.”39

38

Quy định của Hội đồng Cộng đồng châu Âu đặt ra thuế đối kháng được định rõ đối với việc nhập khẩu axit sulphanilic xuất xứ từẤn Độ, OJ L 276/6 (2008), có tại website http://eur-lex.europa.eu/JOIndex.do?ihmlang=en.

39

Giấy không bao bì từ Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa: Quyết định Thuế Đối kháng Chắc chắn sơ bộđược sửa đổi, có tại http://ia.ita.doc.gov/esel/china/07- 0409.html#IE.

Ở Philippines, có 3 chương trình dành cho các công ty được gọi là khu vực kinh tế đặc biệt:

Bảng 3.2 Khu vực kinh tế đặc biệt của Philippines Luật về Khu vực kinh tế đặc

biệt năm 1995

Luật của Khu vực kinh tế đặc biệt tại thành phố Zamboanga và Cagayan

Lợi ích:

- Sự khuyến khích do thực hiện quy định 226, bao gồm thời gian ưu đãi thuế (ITH);

- Miễn thuế nhập khẩu đối với tài sản cố định, phụ tùng, nguyên liệu thu và các vật liệu phụ khác cần cho hoạt động được đăng ký;

- Sau thời gian ưu đãi thuế, doanh nghiệp phải trả mức thuế ưu đãi cuối cùng là 5% trên lãi gộp thay cho mọi loại thuế địa phương và quốc gia;

- Một lượng tương đương một nửa giá trị chi phí đào tạo để phát triển đội ngũ lao động có tay nghề và chưa có tay nghề, hoặc cho chương trình phát triển quản lý thực hiện bởi cơ quan Quản lý Khu vực kinh tế Philippine Economic Zone Authority (PEZA), có thể được giảm từ 3% phần thuế cuối cùng của chính phủ.

Lợi ích:

(Tương tự như SEZA)

Nguồn: dựa trên thông tin trong Báo cáo của Joaquin Cunanan Co./ PriceWaterhouseCoopers’ về ưu đãi đầu tư ở Philipines: Tóm tắt các ưu đãi từ nhiều nguồn luật của Philippin (tháng 2 2004).

Tại châu Âu, khu vực tự do của Serbia cũng cung cấp các loại ưu đãi khác nhau cho các công ty thành lập tại khu vực tự do. Những ưu đãi này bao gồm:

Hàng nhập khẩu vào khu vực tự do không chịu thuế VAT

Việc xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ vào và ra khỏi khu vực là không giới hạn, ví dụ không chịu hạn chế về số lượng, giấy phép, vv;

Nguyên liệu thô sử dụng cho sản phẩm cuối cùng được xuất khẩu có thể được miễn thuế nhập khẩu;

Tài sản cố định, máy móc, nguyên liệu xây dựng có thể được miễn thuế nhập khẩu;

Các công ty trong khu vực tự do có quyền tự do sử dụng đồng tiền nước ngoài khi hoạt động trong khu vực này;

Hàng hoá từ khu vực này có thể phân phối trong thị trường nội địa sau khi đã trả thuế hải quan. Nếu hàng hoá phân phối tại thị trường Serbia được sản xuất ở một khu vực tự do bởi các nguyên vật liệu nội địa và nhập khẩu, thuế hải quan chỉ phải trả cho phần thiết bị nhập khẩu;

Các công ty trong khu vực tự do có thể cho thuê, bán hoặc xây dựng các thiết bị sản xuất, nhà xưởng hay toà nhà thương mại.40

Ngoài những nội dung ở trên, còn có một loạt các ưu đãi miễn giảm thuế và hỗ trợ tài chính khác cho các công ty trong khu vực tự do. Chúng bao gồm việc miễn giảm các loại phí hành chính nhất định cho chính quyền địa phương; phí sử dụng đất đô thị; phí lắp đặt hệ thống cung cấp nước và nước thải, vv.

Trong khi một số lợi ích hiển nhiên tuân thủ các quy định của WTO như quy định miễn giảm thuế nhập khẩu hay thuế gián thiếp đối với hàng xuất khẩu; các loại khác thuộc danh sách cấm trợ cấp như trợ cấp trực tiếp phụ thuộc tình trạng xuất khẩu. Các quốc gia sử dụng FTZ cần đảm bảo rằng những lợi ích hay biện pháp họ sử dụng tại FTZ phù hợp với các nghĩa vụ của họ theo Hiệp định với WTO và ASCM.

40

Cơ quan Thúc đẩy Xuất khẩu và Đầu tư Serbia (2005), Khu vực Tự do ở Serbia, có tại http://www.siepa.sr.gov.yu/site/en/home/1/setting _ up_ a_ business/free_ zones/.

Chương 4

Kết luận

Có những điều khoản chặt chẽ theo ASCM và AoA liên quan tới trợ cấp với mục đích khuyến khích xuất khẩu.

ASCM cấm những trợ cấp phụ thuộc vào kết quả xuất khẩu (gọi là “trợ cấp xuất khẩu”). AoA cũng cấm trợ cấp xuất khẩu liệt kê trong hiệp định, trừ phi các quốc gia thực hiện một số thông báo đặc biệt về việc sử dụng những trợ cấp như thế vào một số sản phẩm nhất định trong cam kết gia nhập WTO. Do đó khó có thể thiết lập chiến lược xúc tiến xuất khẩu mà không rơi vào định nghĩa “trợ cấp xuất khẩu”.

Tuy nhiên, do những đối xử đặc biệt mà họ được cho phép, hầu hết các nước đang phát triển thoát khỏi toàn bộ những quy định cấm nói trên đối với trợ cấp xuất khẩu theo ASCM cả trên cơ sở tạm thời (cho các nước đang phát triển có lợi từ miễn trừ theo Điều 27.4 của ASCM) hay trên cơ sở lâu dài (cho các nước LDCs và nước đang phát triển với thu nhập thấp)

Với các quốc gia này, theo ASCM, trợ cấp xuất khẩu không bị cấm toàn bộ và do đó có thể là công cụ hữu hiệu để xúc tiến đầu tư và xuất khẩu. Các nước đang phát triển thực tế tận dụng các chiến lược khuyến khích xuất khẩu cái sẽ bị cấm theo ASCM dưới các trường hợp khác.

Tuy nhiên, phải chú ý rằng ngay cả khi không bị cấm toàn bộ, trợ cấp xuất khẩu đang được sử dụng bởi các nước đang phát triển có thể là đối tượng của các vụ kiện về điều tra thuế đối kháng bởi các thành viên WTO nếu trợ cấp tạo ra “tổn hại nghiêm trọng” tới nên công nghiệp trong nước của các thành viên này. Nhưng các nước thành viên đang phát triển có thể vượt qua những thử thách này bằng tận dụng lợi ích của điều khoản không đáng kể hoặc tối thiểu (de minimis)41

41

Điều 27.10 của ASCM, được giải thích trong phần 2.3.2 của quyển

Một phần của tài liệu XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VÀ WTO (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)