Nội dung cấm trong tiểu khoản ‘J’ của Danh sách Minh hoạ

Một phần của tài liệu XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VÀ WTO (Trang 48)

Phân tích các chương trình xúc tiến xuất khẩu phổ biến

Nội dung cấm trong tiểu khoản ‘J’ của Danh sách Minh hoạ

khẩu trong Phụ lục I của Hiệp định Trợ cấp và Biện pháp Đối kháng nghiêm cấm việc sử dụng các loại bảo lãnh tín dụng có mức lãi suất thấp không đủ để bù đắp chi phí hoạt động và lỗ trong dài hạn.

Để xác định mức lãi suất thấp hợp lý trong nội dung trên, 2 yếu tố được tính đến trong các án lệ của WTO:

Liệu mức lãi suất thấp có rõ ràng đủ bù đắp chi phí hoạt động và lỗ của chương trình hay không, và

Liệu mức lãi suất thấp có rõ ràng tạo nên khoản thu từ chi phí và lỗ của chương trình hay không.

Hai yếu tố trên quan trọng vì 2 lý do. Thứ nhất, vì mục đích cuối cùng của tiểu khoản (j) là xác định mức chi phí thực của chính phủ, và thứ hai, vì tiểu khoản (j) không đề cập đến các nguồn doanh thu khác phải đủ để bù đắp phần chi phí và lỗ của chương trình ngoài mức lãi suất thấp do người xuất khẩu chi trả.

Ví dụ tiếp theo lấy từ trường hợp gây tranh cãi của Hoa Kỳ - Trợ cấp ngành bông, thể hiện sự đánh giá trên:

liệu tín dụng xuất khẩu mà chính phủ Hoa Kỳ gia hạn có mức lãi suất thấp hợp lý theo quy định của tiểu khoản (j) hay không. Hội thẩm đoàn thấy rằng ba chương trình bảo lãnh tín dụng xuất khẩu quan trọng nhất thỏa mãn định nghĩa tại tiểu khoản (j) và vì vậy không phù hợp với luật của WTO. Một trong những yếu tố quyết định cho phát hiện của hội thẩm đoàn là Hoa Kỳ không thường kỳ đánh giá lại hệ thống lãi suất thấp để hệ thống này có thể phản ánh rủi ro liên quan đến mức chi phí thực tế của từng chương trình tín dụng xuất khẩu tốt hơn. Nhờ vậy, Hội thẩm đoàn kết luận rằng mức lãi suất thấp của chương trình là không hợp lý, và không đảm bảo được việc bù đắp cho chi phí hoạt động dài hạn và các khoản lỗ.

Một câu hỏi quan trọng liên quan đến bảo lãnh tín dụng xuất khẩu (và thực tế là cả tín dụng xuất khẩu) là tính pháp lý của những chương trình không thuộc danh sách các loại trợ cấp xuất khẩu bị cấm. Nói cách khác, liệu một khoản bảo lãnh tín dụng xuất khẩu có mức lãi suất thấp hợp lý đủ bù đắp chi phí hoạt động dài hạn và khoản lỗ của một chương trình tự thân nó có được coi là loại trợ cấp không bị cấm hay không.

Cho đến nay, Hội thẩm đoàn WTO đã đề xuất các loại bảo lãnh tín dụng xuất khẩu không nằm trong tiểu khoản (j) của Phụ lục I có thể vẫn bị coi là không tuân thủ quy định của Hiệp định Trợ cấp và Biện pháp Đối kháng trong Mục 3 hoặc 5. Cơ quan Phúc thẩm không quản lý vấn đề này vì mọi chương trình tín dụng xuất khẩu sẽ bị điều tra khi có mức lãi suất không hợp lý.

Tín dụng xuất khẩu là dạng chương trình thúc đẩy xuất khẩu rất phổ biến ở các nước thành viên WTO. Đây là lý do khiến các nước này thường không thanh tra các chương trình này xem mức lãi suất thấp có hợp lý hay không.

Khu vực Tự do Thương mại và các chương trình khác.

Một phần của tài liệu XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VÀ WTO (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)