Tín dụng xuất khẩu được cho phép

Một phần của tài liệu XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VÀ WTO (Trang 46)

Phân tích các chương trình xúc tiến xuất khẩu phổ biến

Tín dụng xuất khẩu được cho phép

Tín dụng xuất khẩu là gì?

Tín dụng xuất khẩu xuất hiện khi người mua hay nhà cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ xuất khẩu được phép trì hoãn thanh toán trong một khoảng thời gian. Các loại tín dụng xuất khẩu bao gồm mức hộ hỗ trợ chính thức nhất định chủ yếu cấp để hỗ trợ tài chính cho việc xuất khẩu hàng hóa tư bản và các dịch vụ liên quan.

Phương pháp trợ cấp chính thức giữa các quốc gia rất khác nhau. Ở phần lớn các nước, khu vực ngân hàng sẽ nhận khoản hỗ trợ này một các trực tiếp hoặc qua trung gian. Ở một số nước khác, các cơ quan chính phủ cung cấp trực tiếp vốn cho hoạt động tín dụng xuất khẩu.

Tín dụng xuất khẩu có thể là tín dụng cho người mua hay cho nhà cung cấp. Tín dụng cho nhà cung cấp được mở rộng bởi các công ty xuất khẩu, theo đó sắp xếp việc tái hỗ trợ tài chính. Trong trường hợp tín dụng người mua, ngân hàng của bên xuất khẩu hay một tổ chức tài chính khác sẽ cho người mua vay tiền ở thị trường nhập khẩu. Tín dụng xuất khẩu có thể là trung hạn (2-5 năm) hoặc dài hạn (ít nhất 5 năm). Mục đích của các trường hợp này như nhau: thúc đẩy việc xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ ra thị trường nước ngoài.

Tín dụng xuất khẩu được cho phép

Các điều khoản liên quan đến tín dụng xuất khẩu dưới đây thuộc tiểu khoản (k) của danh sách minh họa trong Phụ lục I – Hiệp định Trợ cấp và Biện pháp Đối kháng.

Tín dụng xuất khẩu do chính phủ cung cấp thấp mức lãi suất thông thường, hoặc chính phủ hay tổ chức tài chính thanh toán ít nhất một phần chi phí của nhà xuất khẩu, nhờ vậy thu được lợi thế về điều khoản tín dụng xuất khẩu, bị coi là hình thức trợ cấp xuất khẩu bị cẩm.

Tuy nhiên, có một ngoại lệ, trợ cấp dưới dạng tín dụng xuất khẩu phù hợp với điều kiện do Hiệp định OECD về Hướng dẫn đối với Hoạt động Tín dụng Xuất khẩu Chính thức (sau đây được gọi là Hiệp định OECD) không bị cấm theo quy định của Hiệp định Trợ cấp và Biện pháp Đối kháng. Cần chú ý rằng dù ngoại lệ này tạo ra một án lệ cho WTO, nó lại không phù hợp hoàn toàn với

những điều khoản nhất định trong Hiệp định OECD, ví dụ mức lãi suất được thiết lập. Ngược lại, các thành viên WTO phải tuân thủ những tiêu chuẩn lập ra trong hiệp định.

Hiệp định OECD đặt ra mức lãi suất thỏa thuận và thời gian đáo hạn, các nhóm người nhận khác nhau nhận được các mức này khác nhau.30 Ví dụ, các nước phát triển nhận mức lãi suất cao hơn và thời gian đáo hạn ngắn hơn các nước đang phát triển. Mặc dù vậy, mức lãi suất tối thiểu dành cho mọi người nhận thấp hơn mức thông thường ở hầu hết các thị trường vốn. Hơn nữa, Hiệp định OECD thúc đẩy sự minh bạch thông qua việc yêu cầu thành viên tham gia phải thông báo mọi khoản tín dụng xuất khẩu nó cung cấp và thiết lập quy trình tham vấn cho mọi khoản trợ cấp.31 Bất kỳ thành viên WTO nào cung cấp tín dụng xuất khẩu vượt quá quy định Hiệp định, ví dụ ở mức lãi suât thấp hơn hay thời gian đáo hạn dài hơn, phải thông báo tới mọi thành viên khác kèm theo giải thích chi tiết lý do cho hành động trên.32 Thêm nữa, các thành viên phải thường kỳ xem xét lại Hiệp định OECD cũng như các điều khoản liên quan ngoài ra, ví dụ điều khoản về mức lãi suất tối thiểu hay lãi suất thấp và các vấn đề liên quan khác.33

Một phần của tài liệu XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VÀ WTO (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)