Chương trình miễn giảm các khoản thu thông thường của chính phủ

Một phần của tài liệu XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VÀ WTO (Trang 43)

Phân tích các chương trình xúc tiến xuất khẩu phổ biến

Chương trình miễn giảm các khoản thu thông thường của chính phủ

Theo tiểu khoản 1.1(a)(1)(ii), một khoản thu thông thường của chính phủ được coi là một khoản “đóng góp về tài chính” nếu nó được bỏ qua hoặc không thu.

Bình thường các khoản đóng góp tài chính này mang lại lợi ích và được cấp riêng biệt cho các doanh nghiệp, chúng trở thành đối tượng điều chỉnh của Hiệp định Trợ cấp và Biện pháp Đối kháng, như thảo luận ở trên.

Cần chú ư là không phải trường hợp nào chính phủ bỏ qua một khoản thu cũng tạo nên một khoản hỗ trợ tài chính. Cơ quan Phúc

Hộp 3.1 Ví dụ về SION: Chương trình Tiền gửi Hỗ trợ Tài chính Thuế tại Ấn Độ

Chương trình Tiền gửi Hỗ trợ Tài chính Thuế (DEPB) tại Ấn Độ, thuộc Chính sách EXIM 2004-2009, cho phép các công ty xuất khẩu hưởng miễn giảm thuế nhập khẩu dưới dạng tín dụng về thuế. Mọi nhà xuất khẩu được phép nhận tín dụng DEPB sau khi xuất khẩu, điều kiện là Chính phú Ấn Độ xây dựng một tiêu chuẩn đầu vào/đầu ra (SION) đối với hàng xuất khẩu. Tín dụng DEPB có thể áp dụng đối với nguyên liệu thô, sản phẩm trung gian, phụ tùng lắp ráp hay vật liệu đóng gói, v.v. Tín dụng DEPB có giá trị trong 24 tháng và có khả năng chuyển nhượng.

Cơ quan điều tra của Cộng đồng Châu Âu và Hoa Kỳ không đồng ý coi DEPB là một chương trình giảm thuế thuộc Phụ lục II, hay một hệ thống miễn giảm thay thế theo Phụ lục III.

Ví dụ, Cộng đồng châu Âu trong khi điều tra án chống trợ cấp của phim PET, đã kết luận rằng trường hợp này không phù hợp tuân thủ quy định trong cả Phụ lục II và III của Hiệp định Trợ cấp và Biện pháp Đối kháng vì “một nhà xuất khẩu không bắt buộc phải tiêu thụ nguyên vật liệu nhập khẩu miễn thuế cho quá trình sản xuất và khoản tín dụng sẽ không tính theo mức tiêu hao thực tế nguyên vật liệu” và “hơn nữa, hiện giờ không có hệ thống hay quy trình nào xác định chính xác nguyên vật liệu nào đã được tiêu thụ trong quá trình sản xuất hàng xuất khẩu hay việc hoàn thuế quá mức có xảy ra hay không” và cuối cùng là “một nhà xuất khẩu được phép hưởng lợi từ DEPB bất kể nó có nhập khẩu nguyên vật liệu nào hay không”.

Nguồn:

http://eurlex.europa.eu/lex/LexUriServ/site/en/oj/2006/l_068/l_068200603 08en00150036.pdf

thẩm đã định nghĩa trong US – FSC, “Một quốc gia thành viên, về nguyên tắc, có quyền tối cao trong việc thu hay không thu mọi khoản thuế mà mình muốn. Theo quy định của WTO, các nước thành viên WTO không bắt buộc phải đánh thuế bất kỳ mọi loại thu nhập, dù đó là thu nhập từ trong nước hay nước ngoài.”28 Thuật ngữ “thông thường”,…hàm ý một sự so sánh với một “mức chuẩn được chỉ rõ, có tính quy chuẩn”. Mục đích so sánh là để phân biệt giữa các trường hợp mà khoản phải thu được bỏ qua được coi là “thông thường” hay không. Về nguyên tắc, vì các quốc gia thành viên có quyền tối cao trong việc đặt ra các luật lệ riêng về thuế; nên theo Khoản 1.1(a)(1)(ii) của Hiệp định Trợ cấp và Biện pháp Đối kháng, cần phải so sánh các quy định về thuế trong biện pháp gây tranh cãi với các luật thuế khác của Thành viên đang bị nghi ngờ. Sự so sánh này cho phép hội thẩm đoàn và Cơ quan Phúc thẩm đưa ra một kết luận khách quan trên cơ sở luât pháp về thuế do nước thành viên xây dựng và lựa chọn, nhằm xác định khoản thu bị bỏ qua có là thông thường trong một số tình huống hay không.29

Loại chương trình này khá quen thuộc đối với các nước đang phát triển. Nguyên nhân là do các nước đang phát triển không có khả năng cho các khoản hỗ trợ lớn - như các khoản chuyển vốn trực tiếp. Do đó, để thu hút đầu tư nước ngoài, các nước đang phát triển thường hỗ trợ thời gian ưu đãi về thuế và các chương trình tương tự.

Các lựa chọn đối với một quốc gia đang phát triển

Một nước đang phát triển có những lựa chọn tùy thuộc tình hình của mình:

1. Nếu là nước kém phát triển hoặc thuộc danh sách các quốc gia trong Phụ lục VII (b) của Hiệp định Trợ cấp và Biện pháp Đối kháng, nước đó có thể cung cấp hoặc duy trì chương trình ưu đãi hay miễn giảm khoản thu tùy thuộc vào tình trạng xuất khẩu: − Họ có thể bỏ qua, một phần hoặc tất cả, thuế hải quan đối với nguyên vật liệu nhập khẩu dùng để sản xuất của sản phẩm xuất khẩu mới hoặc hiện có, ví dụ như chuối hay xoài miếng.

28

Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm về US – FSC, đoạn 90 và 98

29

− Họ có thể bỏ qua, một phần hoặc tất cả, thuế thu nhập doanh nghiệp liên quan đến phần lợi nhuận có được thông qua hoạt động kinh doanh xuất khẩu của các công ty trong ngành nông nghiệp tại quốc gia mình.

− Một chương trình cá biệt hơn bao gồm những khoản miễn giảm đặc biệt - như miễn giảm gấp đôi - đối với một số hoạt động được chính phủ coi là thúc đẩy xuất khẩu. Ví dụ, chúng có thể bao gồm việc miễn giảm gấp đôi cho hoạt động quảng cáo ở nước ngoài hay tham gia hội chợ thương mại tại quốc gia nhập khẩu.

Tuy nhiên, những khoản trợ cấp bất thường dành cho hoạt động xuất khẩu vẫn có thể bị điều tra về biện pháp đối kháng bởi ngành sản xuất nội địa của quốc gia nhập khẩu, nếu họ chứng minh được thiệt hại do chúng gây ra. Quy định này áp dụng cả với các nước kém phát triển, dù các nước này được bảo vệ phần nào từ điều khoản tối thiểu (xem Các Điều kiện Dàn xếp Tranh cãi Đặc biệt, trang 20). Các chương trình này thường chịu điều tra về biện pháp đối kháng bởi Australia, Canada, Cộng động Châu Âu và Hoa Kỳ hay là đối tượng nghiên cứu trong những đàm phán đa phương (US - FSC là một ví dụ). Vì vậy, các nước liên quan cần cẩn trọng đánh giá những rủi ro và lợi ích khi dự định thực thi những chương trình dạng này.

2. Một quốc gia có thể xây dựng các chương trình hỗ trợ thường xuyên cho hoạt động xuất khẩu không phụ thuộc vào tình hình của quốc gia đó. Các chương trình này có thể tương tự trường hợp 1, nhưng phải loại bỏ các đặt điểm bất thường. Các chương trình này có tác động đến toàn bộ hoạt động sản xuất công ty, vì thế, phần nào tác động đến hàng hóa xuất khẩu. Nhờ vậy, chúng được coi là tạo ra tác động gián tiếp thúc đẩy xuất khẩu.

3. Các nước liên quan có thể xây dựng các chương trình hỗ trợ không thuộc phạm vi của Hiệp định Trợ cấp và Biện pháp Đối kháng nhưng đảm bảo chúng không thuộc bất kỳ loại đóng góp về tài chính nào liệt kê trong khoản 1.1 hay là một loại chương trình không được rõ ràng.

Một phần của tài liệu XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VÀ WTO (Trang 43)