Chương trình miễn giảm thuế

Một phần của tài liệu XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VÀ WTO (Trang 39)

Phân tích các chương trình xúc tiến xuất khẩu phổ biến

Chương trình miễn giảm thuế

Tín dụng xuất khẩu;

Bảo lãnh xuất khẩu;

Khu vực Tự do Thương mại; và

Các chương trình khác.

Chương trình miễn giảm thuế

Phụ lục II của Hiệp định Trợ cấp và Biện pháp đối kháng định nghĩa chương trình miễn giảm thuế là:

Cho phép hoàn hay giảm những khoản thuế nhập khẩu với những đầu để sản xuất hàng xuất khẩu (tính tới hao phí định mức thông thường).

Chương trình miễn giảm thuế khá phổ biến ở hầu hết các quốc gia và là công cụ quan trọng để thúc đẩy xuất khẩu. Ở các nước có mức thuế nhập khẩu cao, chương trình này trở nên đặc biệt thiết yếu - nếu được áp dụng song hành với các điều khoản của Hiệp định Trợ cấp và Biện pháp đối kháng - chúng xoá đi tác động của mức thuế nhập khẩu cao đánh trên nguyên vật liệu đầu

vào để sản xuất sản phẩm xuất khẩu.

Để một chương trình miễn giảm thuế là hợp pháp, Hiệp định Trợ cấp và Biện pháp đối kháng đặt ra các điều kiện nghiêm ngặt phải tuân thủ bao gồm:

Thứ nhất, chú thích 1 của Hiệp định Trợ cấp và Biện pháp đối kháng cho phép việc miễn thuế xuất khẩu hay các loại thuế khác cho các sản phẩm tương tự tiêu dùng trong nước, hoặc thoái thu thuế xuất khẩu hay thuế khác không vượt quá các khoản đã nộp, sẽ không bị coi là một dạng trợ cấp.

Quy định trong chú thích này thực ra có từ trước khi ra đời Hiệp định Trợ cấp và Biện pháp đối kháng. Trên thực tế, một Phụ chú của Điều XVI - GATT 1947 đã quy định việc miễn/giảm một số loại thuế nhất định sẽ không bị coi là trợ cấp.

Hệ quả, Phụ lục I của Hiệp định Trợ cấp và Biện pháp đối kháng mang tên “Danh sách minh hoạ trợ cấp xuất khẩu” đưa ra các tình huống bị coi là trợ cấp xuất khẩu hoặc không, kể cả rõ ràng hay tiềm năng. Tiểu khoản (g), (h), (i) tương ứng định nghĩa việc miễn hay hoàn (g) thuế gián thu đối với sản xuất hay lưu thông xuất khẩu hàng hoá hoặc (h) thuế gián thu lên hàng hoá hay dịch vụ được sử dụng trong sản xuất hàng xuất khẩu hoặc (i) thuế nhập khẩu đánh trên nguyên vật liệu ngoại nhập sử dụng trong quá trình sản xuất hàng xuất khẩu cao hơn mức thuế đối với hoạt động xuất khẩu bất thường. Do đó, tiểu khoản (g), (h), và (i) cho phép cách xác định tính hợp pháp của các chương trình miễn giảm thuế đối với hàng xuất khẩu khác nhau tại các quốc gia. Ví dụ, miễn giảm thuế VAT đối với hàng xuất khẩu được WTO cho phép, với điều kiện phần miễn/giảm đó không vượt quá mức thuế đối với sản phẩm tương tự tiêu thụ nội địa

Tiểu khoản (i) làm rõ các nội dung liên quan đến chương trình giảm thuế và hệ thống hoán đổi đối với những hàng hóa có hướng dẫn cụ thể trong Phụ lục II và III của Hiệp định Trợ cấp và Biện pháp đối kháng.

Thứ nhất, nó bao gồm các khoản thu phí nhập khẩu đối với nguyên vật liệu sản xuất hàng xuất khẩu, “Nguyên vật liệu sử dụng để sản xuất hàng xuất khẩu” được định nghĩa là “những đầu vào thống nhất về mặt vật lý, như năng lượng, chất đốt, dầu sử dụng cho công đoạn sản xuất và những chất xúc tác trong quá trình được sử dụng để có được sản

phẩm xuất khẩu”25 Do đó, danh sách các loại nguyên vật liệu là một danh sách đóng.

Thứ hai, phần phí nhập khẩu được miễn hay giảm không được vượt quá mức thuế thực sự đánh trên nguyên vật liệu sử dụng cho sản xuất hàng xuất khẩu.

Thứ ba, và là quy định cần được áp dụng, cần có một hệ thống hay một quy trình xác định loại nguyên vật liệu nào được sử dụng trong việc sản xuất hàng xuất khẩu với mức tiêu hao nào và hệ thống hay quy trình đó phải hợp lý, hiệu quả, đáp ứng mục tiêu đặt ra, cũng như tuân thủ tập quán thương mại tại nước nhập khẩu hàng.

Hệ thống miễn giảm thay thế

Một phần của tài liệu XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VÀ WTO (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)