Chương trình hành động về Bảo vệ môi trường của sinh viên

Một phần của tài liệu Đánh giá nhận thức về bảo vệ môi trường của sinh viên trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 59)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.3.2. Chương trình hành động về Bảo vệ môi trường của sinh viên

Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Trong thời gian qua, nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, vấn đề giáo dục ý thức, trách nhiệm Bảo vệ môi trường cho sinh viên ở trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã được lãnh đạo nhà trường, Công đoàn và Đoàn thanh niên quan tâm: Phong trào bảo vệ môi trường, giữ gìn trường lớp và môi trường sống xanh - sạch - đẹp diễn ra thường xuyên đối với tầng lớp sinh viên trong nhà trường, các cuộc thi tìm hiểu, viết, vẽ về đề tài Bảo vệ môi trường diễn ra hàng năm các chương trình hành động Bảo vệ môi trường của sinh viên cụ thể như sau:

- Tình nguyện tại chỗ là một hoạt động chính trong chiến dịch Sinh viên tình nguyện nhằm góp phần xây dựng trường Đại học Nông Lâm xanh, sạch đẹp còn góp phần giáo dục ý thức chăm sóc, bảo vệ cảnh quan trong trường cho Đoàn viên. Đội tình nguyện đã dọn dẹp vệ sinh khu vực xung quanh Hiệu bộ, cắt, nhổ cỏ dại, trồng các loại hoa, cây cảnh dọc khu vực bờ hồ; xây bờ bao; chăm sóc đồi cọ trước của nhà Thi đấu Đại học Thái Nguyên.

- Cuộc thi vẽ tranh tuyên truyền về công tác Bảo vệ môi trường mỗi tác phẩm là một thông điệp mà sinh viên gửi đến những người xung quanh.Công tác truyền thông này rất có ý nghĩa với tất cả sinh viên và cán bộ, có thêm kiến thức về kỹ năng sống, biết Bảo vệ môi trường mỗi bức tranh với nội dung tuyên truyền về sử dụng nước sạch, chăm sóc cây xanh, vệ sinh môi trường ở trường học... đã hoàn thành.Tuy cách thể hiện khác nhau nhưng mỗi tác phẩm của sinh viên đều tập trung vào công tác Bảo vệ môi trường để có thể truyền tải được những thông điệp tới tất cả mọi người. Qua đó khuyến khích sinh viên tìm hiểu, học hỏi và trao đổi nâng cao kiến thức, cảm nhận của mình về sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Hình 3.2. Hình ảnh trong cuộc thi vẽ tranh của sinh viên

- Đạp xe đạp tuyên truyền Bảo vệ môi trường chọn xe đạp làm phương tiện thực hiện những hành trình qua nhiều địa phương tuyến đường nhằm truyền đi những thông điệp bảo vệ thiên nhiên. Theo những vòng xe đều đặn lăn bánh qua các địa phương, những buổi họp mặt với chương trình truyền thông môi trường được triển khai. Ở đó, có sự vào cuộc của sinh viên địa phương cho mỗi hoạt động như trồng cây, dọn vệ sinh, vận động người dân

không sử dụng túi nilông, tuyên truyền và phát tờ rơi cam kết sống xanh… Mục tiêu đặt ra cho các thành viên là họ không chỉ đóng vai trò “đại sứ” môi trường để kết nối trách nhiệm cộng đồng.

Hình 3.3: Đạp xe tuyên truyền bảo vệ môi trường

- Tình nguyên tại các huyện, xã trong tỉnh toàn bộ rác thải như bao bì thuốc bảo vệ thực vật, lọ thủy tinh, tu sửa, vệ sinh các khu nghĩa trang, đài tưởng niệm, làm mới, tu sửa đường liên xã, liên thôn, tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ, vệ sinh chuồng trại cho các hộ gia đình...Hạn chế ô nhiễm môi trường tham gia phối hợp xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn; nạo vét, khơi thông dòng chảy và góp công lao động để cứng hóa hệ thống kênh mương nội đồng…, góp phần phục vụ phát triển nông nghiệp.

- Cuộc thi thiết kế thời trang từ vật liệu tái chế với mục tiêu nâng cao nhận thức và vận động cộng đồng cùng thực hiện Tiết giảm, Tái sử dụng và Tái chế chất thải (3T).

Là một trong những hoạt động hưởng ứng cuộc thi, cuộc thi Thiết kế thời trang từ vật liệu phế thải nhằm khuyến khích sinh viên thiết kế các mẫu thời trang từ vật liệu phế thải. Qua đó góp phần nâng cao nhận thức của cộng

đồng, đặc biệt là sinh viên về các hoạt động tiết giảm, tái sử dụng và tái chế chất thải (3T) nói riêng, Bảo vệ môi trường nói chung. Bên cạnh đó, cuộc thi cũng đồng thời tạo một sân chơi lành mạnh, bổ ích cho sinh viên.

- Tổ chức các tiểu phẩm tuyên truyền Bảo vệ môi trường qua hội thi này, nhằm đưa nội dung Bảo vệ môi trường đến với sinh viên một cách sinh động, dễ hiểu và cũng là cơ hội để những sinh viên có tâm huyết với công tác Bảo vệ môi trường giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về công tác tuyên truyền Bảo vệ môi trường tại Nhà trường.

- Tổ chức cho sinh viên thực hiện công tác nghiên cứu khoa học mục đích của hoạt động này là nhằm giáo dục sinh viên có hiểu biết về pháp luật và chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo vệ môi trường, có kiến thức về môi trường để tự giác thực hiện Bảo vệ môi trường thông qua công tác nghiên cứu khoa học.

- Tổ chức các hoạt động nghệ thuật, các hình thức ca, múa, nhạc mang nội dung Bảo vệ môi trường sẽ có giá trị cao.

- Tổ chức các chiến dịch môi trường hình thức chiến dịch không chỉ tác động đến sinh viên mà tới cả cộng đồng. Chính trong các hoạt động này, sinh viên có cơ hội khẳng định mình trong cộng đồng, qua đó hình thành và phát triển ý thức “mình vì mọi người, mọi người vì mình”. Các chiến dịch thường mang tính định hướng cao như: Sống tiết kiệm vì môi trường bền vững, Hãy cùng mọi người dọn vệ sinh quang khu dân cư, Bản em xanh, sạch, đẹp.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1. Kết luận

Hiện nay việc nhận thức bảo vệ môi trường của sinh viên đã được nâng cao do sinh viên được tiếp xúc nhiều với các lễ ra quân, chiến dịch tình nguyện tại trường và các địa phương, băng zôn, phát động các cuộc thi tìm hiểu về môi trường được tuyên truyền rộng dãi. Ngoài ra sinh viên còn tham ra vào câu lạc bộ môi trường câu lạc bộ hoạt động chủ yếu về môi trường tạo môi trường để giao lưu, tìm hiểu các kiến thức, các vấn đề liên quan đến môi trường.

Câu lạc bộ (CLB) Môi trường thuộc trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã hoạt động từ tháng 3 năm 2010. Mục tiêu của CLB là nâng cao ý thức của cộng đồng về các vấn đề môi trường và thúc đẩy ý thức trách nhiệm với môi trường của sinh viên, cán bộ và cộng đồng thông qua các hoạt động lý thú, sáng tạo, đầy ý nghĩa và thích hợp.

Việc đánh giá nhận thức về Bảo vệ môi trường của sinh viên Trường Đại học Nông Lâm theo ngành học ta thấy rằng ở mỗi ngành học có sự nhận thức vấn đề xã hội khác nhau đặc biệt như các vấn đề về môi trường. Khoa Môi trường có sự hiểu biết môi trường chiếm 98.0 % ngành thấp nhất là ngành Kinh tế nông nghiệp chiếm 86.0 %.

Đánh giá nhận thức về Bảo vệ môi trường của sinh viên Trường Đại học Nông Lâm theo khóa học cũng ảnh hưởng tới nhận thức Bảo vệ môi trường vì sinh viên năm cuối đã được học tập tiếp xúc nhiều với các chương trình, chiến dịch ra quân vì môi trường lên sinh viên năm cuối hiểu khá rộng về môi trường chiếm 68,0%. Với sinh viên năm thứ 1 năm thứ 2 chưa được trải qua nhiều các chiến dịch tình nguyện về môi trường lên sinh viên nhận thức Bảo vệ môi trường chưa cao chiếm 48,0%.

Đánh giá nhận thức về Bảo vệ môi trường của sinh viên Trường Đại học Nông Lâm theo học lực thì ta thấy rằng sinh viên học lực khá nhìn chung nhận thức tốt hơn chiếm 44,7% sinh viên so với SV giỏi chiếm 10,7 % còn học lực trung bình chiếm 38,0% so vớihọc lực yếu chiếm 6,7 %.

Đánh giá nhận thức về Bảo vệ môi trường của sinh viên Trường Đại học Nông Lâm theo dân tộc cũng ảnh hưởng tương đối lớn đến nhận thức Bảo vệ môi trường sinh viên vùng dân tộc ít được tiếp xúc các chương trình tuyên truyền về môi trường nên tỷ lệ dân tộc khác chiếm 31,3 % còn tỷ lệ dân tộc kinh chiếm 68,7% qua kết quả khảo sát cho thấy có sự trên lệch về nhận thức BVMT nhưng không lớn.

Đánh giá nhận thức về Bảo vệ môi trường của sinh viên Trường Đại học Nông Lâm theo giới tính cho kết quả rằng giới tính nữ có nhận thức Bảo vệ môi trường tốt hơn so với nam giới. Nữ giới chiếm 60,7% nam giới chiếm39,3%.

Đánh giá nhận thức về Bảo vệ môi trường của sinh viên Trường Đại học Nông Lâm theo quê quán việc Bảo vệ môi trường theo quê quán không ảnh hường lớn nhận thức bảo vệ môi trường các tỉnh Vĩnh phúc - Bắc Ninh chiếm 98,6% so với tỉnh Cao Bằng - Bắc Kạn chiếm 71,0%.

2. Đề nghị

- Lãnh đạo các trường cần xây dựng kế hoạch ngay từ đầu năm học, yêu cầu hàng năn đăng ký thực hiện, xem đây là tiêu chí đánh giá xếp loại.

- Hàng quý Nhà trường nên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Bảo vệ môi trường ở tại các khoa các khóa.

- Nhà trường nên phối hợp chặt chẽ với phụ huynh và UBND xã Quyết Thắng trong việc tuyên truyền giáo dục Bảo vệ môi trườngcho sinh viên.

- Nhà trường cần bổ sung thêm các thùng rác và băng zôn tuyên truyền Bảo vệ môi trường tại khuân viên trường.

- Nhà trường nên ban hành nhiều nội quy, hình thức mức xử phạt hợp lý để nâng cao ý thức Bảo vệ môi trường.

- Hàng tuần Nhà trường nên phát thanh tuyên truyền những công tác bảo vệ môi trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ tư pháp (2005), Luật bảo vệ môi trường, Nxb Lao động, Hà Nội 2. Bộ tư pháp (2008), Luật bảo vệ môi trường và văn bản hướng dẫn thi

hành, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

3. Cục Bảo vệ môi trường (2008), Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam

năm 2007, Hà Nội.

4. Nguyễn Hữu Chiến (2012), Giáo dục môi trường, Nxb Đại học Cần Thơ 5. Lê Hiển Dương (2013) Giáo dục bảo vệ môi trường cho sinh viên trường

Đại học Sư phạm Đồng Tháp, Trường ĐHSP Đồng Tháp.

6. Trần Hồng Hà (2004), “Vấn đề nâng cao nhận thức Bảo vệ môi trường cho cộng đồng ở Việt Nam”, Hội thảo Nâng cao hiệu quả các hoạt động giáo dục cộng đồng về Bảo vệ môi trường 26/11/2004 TPHCM.

7. Nguyễn Thu Hà (2008), "Báo động môi trường Việt Nam", Tạp chí Bảo vệ môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

8. Lưu Đức Hải (2002), Giáo trình cơ sở khoa học môi trường, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

9. Nguyễn Ngọc Hải (2011), Thu giữ dầu loang bằng vỏ tràm, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường phối hợp cùng Tổng cục Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

10. Phan Nguyên Hồng, Trần Thị Thu Hương, Nguyễn Phương Nga (2005),

Hỏi đáp v18 về môi trường sinh thái, Nxb Giáo dục.

11. Triệu Thị Hương (2012), Tác động của báo chí đến việc nhận thức của thanh niên về bảo vệ môi trường trên địa bàn xã Sơn Dương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, Khóa luận Đại học, Trường Đại học Công Đoàn. 12. Nguyễn Văn Khoa (2001), Khoa học môi trường, Nxb Giáo dục.

13. Lê Văn Khoa (2006), "Thực hiện đồng loạt các giải pháp về môi trường",

14. Nguyễn Thị Ngọc (2013), giáo dục môi trường trong các trường trung học ở Việt Nam và Nhật Bản nghiên cứu so sánh, Viện nghiên cứu Đông Bắc Á

15. Lê Văn Nãi (1999), Bảo vệ môi trường trong xây dựng cơ bản, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

16. Hoàng Đức Nhuận, Nguyễn Văn Khang (1999), Một số phương pháp tiếp cận giáo dục môi trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

17. Bùi Thị Thanh (2011), Nhận thức và nhu cầu bảo vệ nguồn nước của người dân nông thôn hiện nay, Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, trường Đại học Vinh, Nghệ An.

18. Nguyễn Văn Thành (2012), Tái sử dụng rác thải trong học đường để phủ xanh công trình, Khóa luận tốt nghiệp thạc sĩ, Trường ĐH Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh.

19. Trần Thị Thanh Thảo, Trần Thị Hậu, Lê Thị Hiền, Dương Thị Kim Tuyến, Phan Minh Tân, Trần Trí Nguyện, Lâm Thị Xin và Huỳnh Thị Thúy Diễm (2013), Phân tích nhận thức, kiến thức, thái độ, hành động về môi trường ở học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ, Trường Đại học Cần Thơ.

20. Lê Văn Thăng (2004), Giáo trình Khoa học môi trường đại cương, Nxb

Bộ giáo dục và đào tạo. 21. Phạm Thị Thu Thủy (2012), Tích hợp giáo dục Bảo vệ môi trường trong

dạy học, Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Khoa Nông nghiệp trường Đại học Hoa Lư, Ninh Bình.

22. Nguyễn Thị Tuyết, Nguyễn Thị Kim Loan, Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Thị Uyên, Vũ Hậu Mai, Bùi Thị Thu Ba, Bình Dương (2009), Tìm hiểu về nhận thức, thái độ và hành vi của người dân về ô nhiễm môi trường trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt phường Phú Thọ - Thị Xã Thủ Dầu Một - Tỉnh Bình Dương, Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

23. Thái Công Tụng, các vấn đề môi trường hiện nay,

II. Tài liệu nước ngoài

24. Prentice Hall, Englewood Cliffs, NJ (1992), Solid Waste Management Engineering.

25. Emvironment Agency, Government of Japan (2005, 2004, 2003, 2000), Quality of the Emvironment in Japan, Tokyo.

26. The U.S. Environmental Protection Agency (2007), Municipal Solid Waste Generation, Recycling, and Disposal in the United States: Facts and Figures for 2007, Washington, D1C 20460.

PHỤ LỤC ẢNH THAM GIA TÌNH NGUYỆN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

Hình 3.1: Tình nguyện của Hội sinh viên sau giảng đường

Hình 3.3: Tình nguyện của Câu lạc bộ môi trường tại giảng đường B

Hình 3.4: Tham gia thi trình diễn thời trang tái

Hình 3.5. Lễ ra quân hưởng ứng ngày môi trường thế giới

Hình 3.7. BCM khoa Tài nguyên và môi trường trong lễ ra quân

Hình 3.9. Sinh viên tình nguyện nhổ cỏ thu dọn vệ sinh tại trường

Hình 3.10. Sinh viên tình nguyện vệ sinh môi trường ngoài đường đê vào trường

Hình 3.11. Sinh viên tình nguyện vệ sinh môi trường tại giảng đường

Hình 3.13. Cuộc thi vẽ tranh tuyên truyền

Một phần của tài liệu Đánh giá nhận thức về bảo vệ môi trường của sinh viên trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)