Những nghiên cứu về nhận thức của người dân về Bảo vệ mô

Một phần của tài liệu Đánh giá nhận thức về bảo vệ môi trường của sinh viên trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 26)

3. Ý nghĩa của đề tài

1.3.2. Những nghiên cứu về nhận thức của người dân về Bảo vệ mô

trường ở Việt Nam

Công tác Bảo vệ môi trường đã được Đảng, Nhà nước và Chính phủ cũng như Đảng và chính quyền Thủ đô đặc biệt quan tâm. Ngày 15/11/2004 Bộ chính trị đã ban hành Nghị quyết số 41-NQ/TW về Bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, Nghị quyết đã nêu rõ quan điểm: “Bảo vệ môi trường là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, mọi gia đình và của mỗi người, là biểu hiện của nếp sống văn hóa, đạo đức, là tiêu chí quan trọng của xã hội văn minh và là sự nối tiếp truyền thống yêu thiên nhiên, sống hài hòa với tự nhiên của cha ông ta”. Nghị quyết đề ra nhiệm vụ: Đối với đô thị và ven đô thị cần chấm dứt nạn đổ rác và xả nước thải chưa qua xử lý, khắc phục tình trạng mất vệ sinh nơi công cộng. Trong quy hoạch bố trí diện tích đất hợp lý cho các nhu cầu về cảnh quan môi trường. Tăng lượng cây xanh dọc các tuyến phố. Nghị quyết còn đưa ra giải pháp cụ thể: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường.

Về mặt quốc tế, năm 1992, trên 170 chính phủ tham gia hội nghị thượng đỉnh trái đất ở Rio de Janeiro đã ra tuyên bố về môi trường và phát triển trong đó nguyên tắc 10 nêu rõ tầm quan trọng của các quyền của công chúng tiếp cận thông tin môi trường và tiếp cận tư pháp. Năm 2002, chính

phủ các nước trên toàn thế giới đã tái khẳng định cam kết thực hiện nguyên tắc này tại hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững tại Johannesburg. Để thực hiện nguyên tắc 10, năm 2001, một số tổ chức xã hội dân sự của các nước Chi lê, Hungary, Thái Lan, Uganda và Mỹ đã khởi xướng việc thành lập Liên minh về tiếp cận môi trường (Liên minh TAI). Liên minh TAI quy định rất rõ quyền và nghĩa vụ của cộng đồng trong công tác Bảo vệ môi trường còn gọi là nguyên tắc TAI. Đó chính là làm cho mọi người dân tiếp cận được 3 quyền và trách nhiệm:

- Quyền tiếp cận thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời.

- Quyền tiếp cận luật, các văn bản dưới luật, các cơ chế, chính sách do nhà nước, trung ương và địa phương ban hành.

- Quyền tiếp cận các nguồn lực tài chính, kinh nghiệm, công nghệ. - Trách nhiệm: Tự nguyện, tự giác, tình nguyện tham gia vào các hoạt động truyền thông, vận động xã hội, phong trào bảo vệ môi trường.

Rõ ràng, sự tham gia của cộng đồng vào công tác Bảo vệ môi trường vừa là trách nhiệm, là nghĩa vụ và quyền lợi. Nếu không có sự tham gia của cộng đồng thì không có khả năng thực hiện được bảo vệ môi trường.

Cộng đồng tham gia Bảo vệ môi trường là phải biến chủ trương Bảo vệ môi trường của Đảng bộ thành phố thành nghĩa vụ và quyền lợi của mọi người dân sống ở Thủ đô. Mục đích của cộng đồng tham gia Bảo vệ môi trường là nhằm huy động tối đa các nguồn lực trong xã hội Thủ đô thực hiện các hoạt động Bảo vệ môi trường từ việc ra các quyết định, chính sách tới những hoạt động cụ thể nhằm giữ môi trường trong sạch, ngăn chặn và khắc phục hậu quả xấu do con người và thiên tai gây ra cho môi trường. Cộng đồng tham gia Bảo vệ môi trường sẽ làm cho mọi công dân sống ở Thủ đô đều thấy được vai trò, trách nhiệm của mình trong giữ gìn, bảo vệ môi trường. Từ đó tạo nên những chuyển biến trong thói quen, nếp sống theo hướng thân thiện hơn với môi trường, góp phần phát triển Thủ đô Xanh - Sạch - Đẹp.

Cùng với sự phát triển kinh tế và đô thị hóa, nhiều hệ lụy về môi trường làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường không chỉ có các nhà khoa học, các chuyên gia, mà còn có nhiều bạn trẻ.

Bằng kiến thức tiếp thu được trong trường học và tự tìm hiểu thêm, nhiều bạn trẻ đã có những việc làm thiết thực để góp phần bảo vệ môi trường, điển hình là những sáng kiến xây dựng các công trình xanh, tạo ra các vật liệu thân thiện môi trường, trong đó nhiều dự án đã đoạt được những giải thưởng cao tại các cuộc thi về ý tưởng sáng tạo trẻ. Hy vọng rằng với sự chung tay góp sức từ nhiều người, nhất là của các bạn trẻ, tình trạng ô nhiễm môi trường sẽ được cải thiện hơn để bộ mặt thành phố ngày càng xanh - sạch - đẹp.

* Phủ xanh công trình bằng rác thải

Nguyễn Văn Thành - sinh viên khoa Kỹ thuật đô thị của Trường ĐH Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh cảm thấy ngột ngạt khi môi trường sống ở thành phố này rất thiếu mảng xanh, từ không gian học đường cho đến nơi công cộng Nguyễn Văn Thành lên kế hoạch thực hiện đề án "Tái sử dụng rác thải trong học đường để phủ xanh công trình" dùng rác tái chế là nhựa các loại để ép thành từng miếng panel có kích thước khoảng 1m2 và ráp lại, đặt trên tường để vừa chống thấm vừa có thể trồng cây xanh. Họ còn tận dụng rác thải để làm các mẫu chậu, thùng rác tiện dụng Dự án này đã giành được nhiều giải thưởng của các cuộc thi ý tưởng "Sáng tạo trẻ", "Tiết kiệm năng lượng" và mới nhất là giải thưởng của Hội đồng Anh cho những sáng tạo vì môi trường [18].

* Sản xuất gạch từ rác thải

Với ý tưởng "Tái chế rác thải sinh hoạt đã qua xử lý để sản xuất vật liệu xây dựng", nhóm sáu bạn trẻ đều là sinh viên thuộc các trường đại học, gồm Trúc My, Anh Khoa, Kim Ngân, Quỳnh Như, Mai Thy và Duy Ca đã xuất sắc giành giải nhất cuộc thi "Thắp sáng 2011" do Quỹ đầu tư công nghệ của Đại học Stanford (Mỹ) tổ chức. Nhóm sẽ đại diện cho Việt Nam tham dự vòng bán kết cuộc thi khởi nghiệp trẻ quốc tế tại Mỹ và Singapore vào năm 2012.

* Hút dầu loang bằng thảm vỏ tràm

Đó là sáng kiến của thầy giáo Nguyễn Ngọc Hải, giáo viên Trường THPT An Lạc Thôn, tỉnh Sóc Trăng cùng ba học trò là Nguyễn Trí Hải, Lý Công Hiển và Nguyễn Thanh Liêm.

Với đề tài "Thu giữ dầu loang bằng vỏ tràm", nhóm thầy trò này đã nghiên cứu, thử nghiệm dùng vỏ tràm làm vành đai để hút xăng dầu rò rỉ từ các cây xăng, tiệm sửa xe máy... Vượt qua 800 bài dự thi của các trường học trong cả nước, đề tài trên đã được chọn làm đại diện của Việt Nam tham dự cuộc thi về môi trường cấp quốc tế tại Thụy Điển[9].

Trước đó, nhóm đã đoạt giải nhất cuộc thi cấp quốc gia về đề tài "Cải thiện việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước" do Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường phối hợp cùng Tổng cục Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

Một phần của tài liệu Đánh giá nhận thức về bảo vệ môi trường của sinh viên trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)