Đánh giá chung về tình hình Bảo vệ môi trường của sinh viên

Một phần của tài liệu Đánh giá nhận thức về bảo vệ môi trường của sinh viên trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 48)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.2.7. Đánh giá chung về tình hình Bảo vệ môi trường của sinh viên

Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Bảng 3.9. Đánh giá nguyên nhân chưa Bảo vệ môi trường của sinh viên trường Đại học Nông Lâm

Nguyên nhân Số phiếu

điều tra Số phiếu trả lời đúng Tỷ lệ (%) Do thói quen 150 62 43,3

Thiếu thông tin 150 47 31,3

Làm theo người xung quanh 150 25 16,5

Chưa ý thức được vai trò & ý

nghĩa của việc làm. 150 16 10,6

Vấn đề tư tưởng cũng ảnh hưởng không nhỏ ý thức Bảo vệ môi trường của sinh viên. Việc do thói quen, thiếu thông tin, làm theo người xung quanh hay chưa ý thức được vai trò & ý nghĩa của việc làm này có thể do những nguyên nhân chủ quan và khách quan.

- Tăng thêm thùng rác nơi công cộng như tại sân trường khu giảng đường A, D và dọc đường đôi từ cổng trường lên khu Hiệu bộ thiếu thùng đựng rác.

- Thiếu các hình thức sử phạt bằng hành chính

- Thiếu nội quy về đánh giá hạnh kiểm của sinh viên khi tham gia Bảo vệ môi trường nếu có chỉ là mang tính chất chung chưa chặt chẽ và mang tính áp dụng vào thực tế còn thấp.

Bảng 3.10. Ý thức tham gia tuyên truyền hay đi nghe những buổi tập huấn tuyên truyền về bảo vệ môi trường

Đánh giá mức độ tham gia tuyên truyền

Có tham gia Không tham gia Không có chương trình tuyên truyền Không biết Số lượng 135/150 32/150 9/150 2/150 Tỷ lệ (%) 90,0 21,3 6,0 1,3

(Số liệu điều tra của tác giả)

Xác định được tầm quan trọng của việc nghe các buổi tập huấn tuyên truyền về Bảo vệ môi trường thì các em sinh viên mới có thể có ý thức hơn. Do đó việc phát triển đội ngũ cán bộ và tuyên truyền viên về Bảo vệ môi trường là cần thiết, đặc biệt là từ lực lượng sinh viên học chuyên ngành môi trường. Để có thể tham gia một cách đông đủ và chất lượng với tất cả các sinh viên với các ngành học khác nhau cần tổ chức một cách bài bản, cuốn hút sinh viên cần được trang bị thêm các kỹ năng sau:

Về lý thuyết

- Phương pháp lập một kế hoạch truyền thông về môi trường hoàn chỉnh. - Phương pháp lượng giá các chương trình truyền thông môi trường: thiết kế phiếu câu hỏi khảo sát, thống kê và xử lý số liệu bằng phần mềm.

- Các kỹ năng trong thực hiện công tác truyền thông môi trường: kỹ năng trình bày (power point…), kỹ năng truyền đạt thông tin…

- Các kỹ năng trong lập kế hoạch và tổ chức sự kiện. - Phương pháp tiếp cận các tài liệu trực tuyến.

Về thực hành

- Biên soạn bài giảng, phim ảnh, thông điệp bảo vệ môi trường - Biên soạn tờ bướm poster tuyên truyền cho cộng đồng

- Lập nhật ký tham gia một chương trình thực tế, đánh giá rút kinh nghiệm. Trên đây là đánh giá sơ lược về công tác nâng cao ý thức tham gia tuyên truyền về Bảo vệ môi trường và một số ý kiến đề xuất bổ sung các nội dung cần thiết cho sinh viên ngành tài nguyên môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong những năm tới.

Bảng 3.11. Ở giảng đường em hay vứt rác ở đâu

Ở giảng đường em hay vứt rác ở đâu Số lượng Tỷ lệ (%)

Thùng rác 106/150 70,6

Vứt bừa bãi 16/150 10,6

Trong ngăn bàn 28/150 18,6

Khác 0/250 0,0

(Số liệu điều tra của tác giả)

Theo kết quả phát 700 phiếu thì rút ngẫu nhiên 150 phiếu của các ngành và các khóa khác nhau cho kết quả cụ thể như sau thùng rác chiếm 70.6% cho thấy rằng đa số các em đã có ý thức giữ gìn môi trường tại giảng đường, vứt rác bừa bãi chiến 10,6% tỷ lệ rất thấp và trong ngăn bàn chiếm 18,6%.

Bảng 3.12. Các chương trình Bảo vệ môi trường qua các nguồn

Các nguồn Số lượng Tỷ lệ (%)

Pano, áp phích, tờ rơi, biểu ngữ 60/150 40,0

Nhà trường, bạn bè 36/150 24,0

Phương tiện truyền thông sách báo, đài… 54/150 36,0

Khác 0/150 0,0

(Số liệu điều tra của tác giả)

Qua kết quả khảo sát được ta thấy rằng các chương trình mà sinh viên được biết qua các nguồn Pano, áp phích, tờ rơi, biểu ngữ chiếm tới 40% cao hơn nhiều qua Nhà trường, bạn bè chiếm 24 % còn phương tiện truyền thông sách báo, đài chiếm 36% tỷ lệ này cũng tương đối cao. Công tác tuyên truyền gắn với tời rơi, biểu ngữ, truyền thông sách báo đã huy động được sức mạnh của đông đảo quần chúng nhân dân chung tay giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp, xây dựng nếp sống văn minh, thân thiện với môi trường.

Bảng 3.13. Đánh giá về các chương trình Bảo vệ môi trường hiện nay của nhà trường

Rất hiệu quả Hiệu quả Bình thường Không hiệu quả

Số lượng 94/150 34/150 17/150 5/150

Tỷ lệ (%) 62,6 22,6 11,3 3,3

(Số liệu điều tra của tác giả)

Hiện nay các chương trình Bảo vệ môi trường của Nhà trường, Đoàn TN và Hội sinh viên phát động đã triển khai rất đạt hiệu quả điểm hình là đã thành lập được Câu lạc bộ môi trường đã trưởng thành và phát triển được hơn 4 năm có hơn 100 bạn tham gia câu lạc bộ. Phát huy vai trò tình nguyện của tuổi trẻ Câu lạc bộ tình nguyện và BCH Hội sinh viên của trường Đại học Nông Lâm đã tham gia tình nguyện tại 7 xã khó khăn của tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh lân cận với nhiều hoạt động ý nghĩa như: Tu sửa, vệ sinh các khu nghĩa trang, đài tưởng niệm, làm mới, tu sửa đường liên xã, liên thôn, vệ sinh chuồng trại cho các hộ gia đình…

Tình nguyện tại chỗ là một hoạt động chính trong chiến dịch sinh viên tình nguyện của Nhà trường ngoài việc góp phần xây dựng trường Đại học Nông Lâm xanh, sạch đẹp còn góp phần giáo dục ý thức chăm sóc, bảo vệ cảnh quan trong trường.

Ngày 26 tháng 6 năm 2012, Nhà trường phối hợp cùng công ty Quản lý Đô thị và phường Quang Trung tổ chức tổng vệ sinh môi trường khu vực dọc đường đê Mỏ Bạch. Không quản thời tiết oi bức của những ngày đầu hè, hàng trăm sinh viên trong màu áo xanh tình nguyện đã phát quang cỏ dại, dọn dẹp rác thải.

Bảng 3.14. Đánh giá mức độ tham gia Bảo vệ môi trường mình sinh sống của sinh viên trong trường

Số lượng Tỷ lệ (%)

Thỉnh thoảng 101/150 66,30

Thường xuyên 42/150 28,00

Không tham gia 5/150 3,30

Không biết 2/150 1,33

(Số liệu điều tra của tác giả)

Việc đầu tiên góp phần Bảo vệ môi trường đó là nâng cao nhận thức để mọi người cùng hiểu, biết và hành động vì môi trường cùng chúng ta. Chỉ có nhận thức đúng, suy nghĩ đúng mới hành động đúng và mỗi một hành động nhỏ sẽ góp một phần lớn vào việc hình thành nếp sống văn minh, có trách nhiệm hơn với môi trường.

Tiết kiệm điện, tiết kiệm nước ở nhà hay ở trong KTX và giảng đường, tiết kiệm trong mọi lúc. Khuyến khích mọi người sử dụng những bóng đèn tiết kiệm năng lượng, tắt điện khi không sử dụng; tắt điện, quạt khi rời khỏi phòng, tránh để nước rò rỉ…

- Đối với chất thải: Hạn chế sử dụng túi nilon. Ở trường hay ở nhà nên phân loại rác, đối với những rác thải như chai nhựa, giấy, túi nilon... gom lại

bán phế liệu để tái sử dụng. Ở trường thì không vứt rác bừa bãi ra ngoài sân trường cũng như giảng đường, phải tìm thùng rác để bỏ vào; nên thu dọn rác sạch sẽ, gọn gàng và để đúng nơi quy định, không vứt ra bãi cỏ.

- Đối với cây xanh: Không bẻ cành, ngắt phá cây xanh, trồng và chăm sóc cây xanh ở nhà cũng như ở trường, lên án, phê phán những trường hợp không biết giữ gìn và bảo vệ cây xanh nơi công cộng.

- Hạn chế đi xe máy khi không cần thiết, tăng cường đi bộ hay xử dụng xe đạp để bảo vệ sức khỏe.

- Đối với môi trường nước: Không vứt rác xuống cống rãnh, ao hồ.

Một phần của tài liệu Đánh giá nhận thức về bảo vệ môi trường của sinh viên trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)