Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Một phần của tài liệu Đánh giá nhận thức về bảo vệ môi trường của sinh viên trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 36)

3. Ý nghĩa của đề tài

2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

* Ở các khoa: Tôi tiến hành thu thập số liệu ở các khoa chủ yếu bằng những phương pháp:

- Thảo luận nhóm (PRA - phương pháp đánh giá nhanh qua sự tham gia của sinh viên): Nghiên cứu tiến hành thảo luận nhóm theo các chủ đề về mức độ hiểu biết của sinh viên trường Đại học Nông Lâm về công tác bảo vệ môi trường, nhận thức của sinh viên trong trường về việc bảo vệ môi trường, cách Bảo vệ môi trường của mỗi sinh viên trong trường, ý thức của sinh viên về việc bảo vệ môi trường, tại sao sinh viên chưa có ý thức bảo vệ môi trường?, ý thức tìm hiểu các chương trình Bảo vệ môi trường qua các nguồn, phản ứng của sinh viên khi nhìn thấy người khác không có ý thức bảo vệ môi trường, các chương trình Bảo vệ môi trường hiện nay của trường?, sinh viên có tham gia tuyên truyền hay đi nghe những buổi tập huấn tuyên truyền về bảo vệ môi trường, mức độ tham gia Bảo vệ môi trường mình sinh sống của sinh viên trong trường, những vấn đề gì bất cập trong các biện pháp bảo vệ môi trường? mong muốn và đề xuất từ phía sinh viên... Đây là những thông tin rất quan trọng góp phần làm nổi bật nội dung cần nghiên cứu, và được chú trọng vì có những thông tin không thể điều tra bằng mẫu câu hỏi được.

- Phỏng vấn theo mẫu câu hỏi: Bảng câu hỏi có chứa đựng những nội dung liên quan đến cách bảo vệ môi trường, trong những năm gần đây nhà trường có hay tổ chức các chương trình tìm hiểu về môi trường không, sự thay đổi về các biện pháp Bảo vệ môi trường do tác động từ bên ngoài cũng như các hoạt động phát triển kinh tế xã hội.

* Ở toàn trường

Tổng số phiếu phát ra 800 phiếu, số phiếu được làm sạch 520 phiếu và rút ngẫu nhiên 150 phiếu để tiến hành phân tích chạy phần mềm SPSS. Đặc trưng của cấp này là các thông tin thu được thường mang tính chất kiểm nghiệm và kiểm chứng, tức thông tin này nhằm mục đích đối chứng với các

thông tin thu được ở cấp khoa có chính xác hay không? Để thu thập thông tin ở cấp khoa dùng phương pháp phỏng vấn không chính thức. Tuy nhiên, phỏng vấn không chính thức được tiến hành nhiều hơn, hình thức phong phú. Người phỏng vấn có thể là: lớp trưởng, bí thư lớp, hội sinh viên... tất cả nhằm làm tăng thêm sự phong phú về số liệu cũng như tính hấp dẫn cho đề tài. Điều tra một số sinh viên để làm rõ sự hiểu biết về bảo vệ môi trường. Cụ thể tiến hành điều tra các khoa trong trường: Khoa LN, khoa MT, khoa QLTN, khoa CNTY, khoa KT& PTNT, khoa NH, khoa CNSH& CNTP số lượng mẫu và chia nhóm đối tượng phỏng vấn.

Hình 2.1. Phát phiếu khảo sát tại giảng đường

- Địa điểm phát phiếu khảo sát tại các giảng đường và ký tức xá nơi tập trung nhiều sinh viên.

Một phần của tài liệu Đánh giá nhận thức về bảo vệ môi trường của sinh viên trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)