3. Ý nghĩa của đề tài
2.4.3. Phương pháp xử lí và phân tích số liệu
Đây là một trong nhưng phương pháp rất quan trong, mang tính chất quyết định rất lớn tới độ chính xác của đề tài.
Xử lý số liệu là một hình thức xử lý đơn giản các tài liệu ban đầu thu thập được qua điều tra thống kê. Các tài liệu này đều ở dạng thô, còn lộn xộn, khối lượng lớn, chưa cho ta biết gì về trạng thái của hiện tượng nghiên cứu. Vì vậy cần phải phân loại và tổng hợp chúng theo các chỉ tiêu đã đề ra (có thể sử dụng
phần mềm SPSS hay SAS hay STATA ...). Kết quả của việc xử lý này là các bảng thống kê và đồ thị thống kê. Như vậy, bằng xử lý số liệu, ta đã chuyển được những đặc trưng riêng của đơn vị tổng thể thành cách đặc trưng chung của tổng thể, chuẩn bị cho các phân tích tiếp theo. Vì vậy, việc xử lý số liệu phải hướng tới cách trình bày số liệu thích hợp với các phương pháp đã dự kiến.
Nếu sau khi xử lý sơ bộ số liệu và phân tích thống kê sơ bộ, các yêu cầu mục đích nghiên cứu chưa được đáp ứng đầy đủ thì phải điều tra bổ sung.
Phần mềm SPSS: SPSS cung cấp một hệ thống quản lý dữ liệu và
phân tích thống kê trong một môi trường đồ họa, sử dụng các trình đơn mô tả và các hộp thoại đơn giản để thực hiện hấu hết các công việc cho bạn, phần lớn các công việc hoàn thành chỉ bằng cách rê và lắp chuột.
Cách thực hiện:
* Phân tích tần suất về trình độ nhận thức (hiểu biết 1; không hiểu là :0) của học sinh dân tộc kinh (1) và học sinh dân tộc thiểu (2)
Để phân tích tần suất về trình độ nhận thức ta sử dụng SPSS với lệnh
Analyze Descriptive Statistics Frenquencies
Ta cũng có thể sử dụng lệnh này để phân tích trình độ nhận thức với các chỉ tiêu khác như là giới tính, học lực, hạnh kiểm.
* So sánh tần suất về nhận thức về Bảo vệ môi trường của các em sinh viên theo giới tính (Kiểm định chi bình phương về tính độc lập hay phụ thuộc của 2 biến giới tính và dân trí).
Đặt giả thiết: H0 là không hiểu biết và giới tính độc lập với nhau trên tổng thể H1 là có hiểu biết và giới tính phụ thuộc với nhau trên tổng thể.
Nhập số liệu vào SPSS và dùng lệnh chạy trên ta có các bảng kết quả. Từ đó kết luận nhận thức có phụ thuộc vào giới tính hay không? Ta có thể áp dụng bài toán nay đối với chỉ tiêu dân tộc.