Những nghiên cứu về nhận thức của sinh viên về bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Đánh giá nhận thức về bảo vệ môi trường của sinh viên trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 29)

3. Ý nghĩa của đề tài

1.3.3. Những nghiên cứu về nhận thức của sinh viên về bảo vệ môi trường

Vì tính chất quan trọng của công tác Bảo vệ môi trường nên đã có rất nhiều những nghiên cứu về đánh giá nhận thức của sinh viên tới môi trường và bảo vệ môi trường.

Đề tài: “Tác động của báo chí đến việc nhận thức của thanh niên về bảo vệ môi trường” trên địa bàn xã Sơn Dương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, khóa luận tốt nghiệp của Triệu Thị Hương - trường Đại học Công Đoàn chỉ ra công tác báo trí và thực trạng môi trường trên địa bàn nghiên cứu, sự tác động của báo chí đến nhận thức của thanh niên về vấn đề Bảo vệ môi trường hiện nay, những yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp nhận thông tin trên báo chí về môi trường của thanh niên và đã đánh giá được tác động của báo chí đến nhận thức của thanh niên về vấn đề bảo vệ môi trường[11].

Đề tài: Nhận thức và nhu cầu bảo vệ nguồn nước của người dân nông thôn thôn hiện nay. Đối tượng là nhận thức của người dân nông thôn. Khách thể là nguồn nước. Phạm vi nghiên cứu: Địa điểm nghiên cứu: thị trấn Thanh Nê, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình thời gian nghiên cứu: từ 2002 đến 2011

Phương pháp nghiên cứu và phương pháp luận phương pháp nghiên cứu phương pháp quan sát tiến hành quan sát địa bàn nghiên cứu, quan sát hai bên đường, các ao, hồ, sông, mương, rãnh.... Phương pháp phân tích tài liệu trong đề tài này tác giả có sử dụng các tài liệu liên quan tới môi trường, ô nhiễm môi trường[17].

Tên Đề tài: “Tìm hiểu về nhận thức, thái độ và hành vi của người dân về ô nhiễm môi trường trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt phường Phú Thọ - Thị Xã Thủ Dầu Một - Tỉnh Bình Dương” Nhóm sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Tuyết, Nguyễn Thị Kim Loan, Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Thị Uyên, Vũ Hậu Mai, Bùi Thị Thu Ba. Bình Dương ngày 22/11/2009. Nội dung: đề tài đi sâu vào nghiên cứu nhũng nhận thức của người dân về vấn đề phân loại và thu gom rác thải của người dân. Đây là một trong những vấn đề quan trọng và nhức nhối đối với cuộc sống của người dân. Việc tìm hiểu và đánh giá nhận thức về vấn đề này sẽ giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn và đưa ra những giải pháp nâng cao nhận thức của người dân[22].

* Tổ chức các hoạt động giữ gìn vệ sinh môi trường trong khuôn viên nhà trường, nơi ở, nơi cư trú

Đây là hoạt động cần thực hiện thường xuyên trong tuần, trong tháng cùng với các hoạt động lao động khác nhằm hình thành ý thức, thói quen cho sv giữ gìn vệ sinh trường, lớp, nơi ở sạch đẹp, thoáng mát. Sinh viên được chia thành từng đội, nhóm thực hiện công việc đã được phân công có sự giám sát, đánh giá xếp loại sau từng buổi hoạt động của các thành viên tổ vệ sinh môi trường.

Các hoạt động giữ gìn vệ sinh môi trường bao gồm:

- Chăm sóc cây xanh, hoa cảnh, cây cảnh trong khuôn viên nhà trường: Làm cỏ, cắt tỉa lá vàng, cành khô, vun đất, cho phân bón,…

- Quét dọn và thu gom rác thải trong và ngoài khuôn viên nhà trường: sân trường, khu vui chơi giải trí, quanh khu làm việc, trước cổng trường, vỉa hè dọc hành lang của trường, đường lộ trước trường, khuôn viên công cộng,…

- Bảo vệ, giữ gìn nguồn nước, vệ sinh cống thoát nước, hệ thống nước thải.

- Quét dọn phòng học, lau chùi bàn ghế, bảng của phòng học, bàn ghế cửa phòng làm việc nhà công vụ,…

- Tổ chức phát quang, làm thông thoáng môi trường sống[16].

* Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về môi trường

- Thi đố vui hiểu biết về môi trường: Nội dung của cuộc thi bao gồm hiểu biết về các vấn đề sau:

+ Luật Bảo vệ môi trường

+ Hiểu biết của sinh viên về những vấn đề môi trường hiện nay: con người, tài nguyên, khai thác, sử dụng tài nguyên, những vấn đề về ô nhiễm môi trường, phát triển bền vững, các biện pháp để hạn chế, khắc phục và duy trì ổn định, phát triển bền vững của môi trường.

+ Nhận thức và thể hiện bằng hành động của sinh viên với môi trường toàn cầu, với đất nước Việt Nam và khu vực địa phương nơi trường đóng.

+ Sự quan tâm của sinh viên với những vấn đề đã và đang nảy sinh hiện nay về môi trường, ô nhiễm môi trường, các biện pháp bảo vệ môi trường, giáo dục Bảo vệ môi trường trong các trường học

+ Những vấn đề khác có liên quan đến môi trường

- Thi tiểu phẩm tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường:

Nội dung thi phong phú, đa dạng về thể loại và hình thức tổ chức: + Tiểu phẩm tuyên truyền về môi trường xanh, sạch, đẹp

+ Tiểu phẩm nhằm phê bình, cảnh báo tác hại của việc sử dụng các loại chất hoá học cho cây trồng, vật nuôi và môi trường sinh thái…

+ Tiểu phẩm về khai thác tài nguyên: nước, đất, rừng, thú hoang dã… làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái và sự phát triển bền vững.

+ Tiểu phẩm về sự phát triển công nghiệp, đô thị hoá, giao thông làm ảnh hưởng lớn đến môi trường, làm mất tính ổn định của môi trường.

+ Tiểu phẩm về thời trang, hoá trang… nhằm tuyên truyền về việc tiết kiệm, tái chế, tái sử dụng.

- Tổ chức tìm hiểu thực trạng về cảnh quan môi trường, Bảo vệ môi trường trong trường và khu vực quanh trường:

Mục đích của hoạt động này nhằm đưa sinh viên thâm nhập thực tế địa phương, trường học, cơ quan,…để phản ánh hiện trạng môi trường và có những kiến nghị, đề xuất với các cấp có thẩm quyền về thực trạng môi trường. + Thông tin, số liệu, hình ảnh ghi lại về môi trường xanh, sạch, đẹp ở trường học, cơ quan, thị xã, thị trấn, thành phố và các huyện thị xã trong tỉnh.

+ Hình ảnh, bình luận về vi phạm qui định bảo vệ môi trường, ô nhiễm môi trường không khí do xe cộ, nhà máy, xí nghiệp…; rác thải do vứt bừa bãi, không thu gom xử lý…; nước sinh hoạt, sử dụng cho nhà máy, xí nghiệp, sản xuất nông nghiệp, nước thải không có xử lý đổ ra sông, rạch…

+ Cảnh quan môi trường trong thành phố, thị xã, khu dân cư, chợ, trường học, các nhà máy, xí nghiệp… trong tỉnh Sơn La, những ưu điểm và tồn tại.

+ Phản ánh các hoạt động giữ gìn, Bảo vệ môi trường nguồn nước, khu vệ sinh, biện pháp thu gom và xử lý rác thải, vệ sinh môi trường công cộng…

- Tổ chức cho sinh viên thực hiện công tác nghiên cứu khoa học:

Mục đích của hoạt động này là nhằm giáo dục sinh viên có hiểu biết về pháp luật và chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo vệ môi trường, có kiến thức về môi trường để tự giác thực hiện Bảo vệ môi trường thông qua công tác nghiên cứu khoa học.

Các nội dung nghiên cứu có thể hướng đến các chủ đề: sản xuất phân bón từ rác thải sinh hoạt; Ứng dụng chê phẩm vi sinh vật để sản xuất phân vi sinh từ phế thải nông nghiệp (rơm rạ, lõi ngô, vỏ cà phê…)[16].

* Tổ chức các chiến dịch về bảo vệ môi trường

Hình thức chiến dịch không chỉ tác động đến sinh viên mà tới cả cộng đồng. Chính trong các hoạt động này, học sinh, sinh viên có cơ hội khẳng định mình trong cộng đồng, qua đó hình thành và phát triển ý thức “mình vì mọi người, mọi người vì mình”. Các chiến dịch thường mang tính định hướng cao như: Sống tiết kiệm vì môi trường bền vững, Hãy cùng mọi người dọn vệ sinh quang khu dân cư, Bản em xanh, sạch, đẹp, Vì màu xanh bản làng

Hiện nay, vấn đề Bảo vệ môi trường nói chung, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nói riêng đã trở thành vấn đề thời sự cấp bách đối với mọi quốc gia, mọi cộng đồng trên hành tinh. Đấy là vấn đề sống còn của nhân loại. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức và ý thức Bảo vệ môi trường cho tầng lớp học sinh, sinh viên trong hệ thống giáo dục ở nhà trường là mục tiêu cần được chú ý. Bảo vệ môi để phát triển bền vững đã trở thành một xu thế tất yếu của thời đại. Việc nâng cao ý thức Bảo vệ môi trường cho cộng đồng và học sinh, sinh viên là việc làm có ý nghĩa thiết thực nhằm đảm bảo sự trường tồn của trái đất - ngôi nhà chung của chúng ta[16].

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá nhận thức về bảo vệ môi trường của sinh viên trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)