Giải pháp nâng cao nhận thức về Bảo vệ môi trườngcho sinh

Một phần của tài liệu Đánh giá nhận thức về bảo vệ môi trường của sinh viên trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 53)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.3.1. Giải pháp nâng cao nhận thức về Bảo vệ môi trườngcho sinh

hành động của sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

3.3.1. Giải pháp nâng cao nhận thức về Bảo vệ môi trường cho sinh viên Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

3.3.1.1. Giải pháp chung

Để nâng cao hiệu quả công tác Bảo vệ môi trường trong nhà trường thực sự mang lại hiệu quả như mong muốn, cần bắt đầu từ những việc làm, hành động nhỏ nhất.

- Làm tốt công việc trồng và chăm sóc cây xanh; vệ sinh trong và ngoài lớp sạch sẽ trước và sau mỗi buổi học; thường xuyên tổ chức những "ngày chủ nhật xanh”…

- Trong các bài giảng, căn cứ vào điều kiện từng môn học cụ thể, có thể lồng ghép những kiến thức về bảo vệ môi trường. Việc cho sinh viên thường xuyên tiếp xúc với những kiến thức về môi trường qua các lời giảng của giáo viên có thể tác động trực tiếp và có tác dụng hơn so với những chương trình truyền thông khô cứng. Không chỉ trong các tiết dạy trên lớp, giáo viên cần làm gương sinh viên trong việc bảo vệ môi trường.

- Khuyến khích sinh viên tự giám sát việc Bảo vệ môi trường của nhau và đưa ra những lời nhắc nhở, tuyên dương kịp thời. Nhà trường cũng cần

dành một khoản kinh phí nhất định để đầu tư các thiết bị tiết kiệm điện, khuyến khích giáo viên, sinh viên sử dụng năng lượng tiết kiệm cùng với việc ban hành những quy định cụ thể về việc bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan xanh - sạch - đẹp.

- Cần đưa ý thức Bảo vệ môi trường thành một tiêu chí để đánh giá, xếp loại sinh viên. Nâng cao ý thức Bảo vệ môi trường trong nhà trường là một trong những biện pháp quan trọng góp phần xây dựng môi trường học đường thân thiện cũng như mang lại những lợi ích trước mắt và lâu dài trở thành mục tiêu phấn đấu của mỗi sinh viên.

- Đẩy mạnh công tác quản lý về môi trường, tăng cường công tác tập huấn, học hỏi kinh nghiệm về công tác Bảo vệ môi trường trong cán bộ lớp, xây dựng nhiều cuộc thi về môi trường nhiều hơn nữa.

- Tăng cường thêm đỗi ngũ sinh viên xung kích và sinh viên tình nguyện làm công tác tuyên truyền Bảo vệ môi trường tới trực tiếp các lớp, các khu KTX, giảng đường.

- Sửa đổi, bổ sung những khu quy định của Nhà trường về công tác giữa vệ sinh chung nơi công cộng có thể xử lý vi phạm trong lĩnh vực môi trường, theo đó phạt tiền từ 50.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi làm mất vệ sinh môi trường tại các giảng đường khu KTX và khu văn phòng làm việc.

- Tăng cường chất lượng thông tin trên các phương tiện truyền thông của nhà trường để nâng cao nhận thức cho sinh viên. Tổ chức chương trình khuyến khích động viên sinh viên tham gia các cuộc thi tìm hiểu về môi trường dưới các hình thức bài viết, vẽ tranh, chụp ảnh, làm băng hình, trắc nghiệm kiến thức..

Để công tác giáo dục ý thức Bảo vệ môi trường trong nhà trường thực sự mang lại hiệu quả như mong muốn, cần bắt đầu từ những việc làm, hành động nhỏ nhất. Nâng cao ý thức Bảo vệ môi trường trong nhà trường là một trong những biện pháp quan trọng góp phần xây dựng môi trường học đường thân thiện cũng như mang lại những lợi ích trước mắt và lâu dài.

3.3.1.2. Giải pháp về đào tạo

Hiện nay, vấn đề Bảo vệ môi trường đã trở nên vấn đề cấp bách và là trách nhiệm của mỗi công dân đang sống trên hành tinh này. Vì vậy trong các đơn vị trường học người quản lý giữ một vai trò quyết định trong công tác giáo dục trong đó có công tác giáo dục BVMT. Nhằm thúc đẩy sự chuyển biến tích cực trong việc giáo dục ý thức Bảo vệ môi trường cho sinh viên trước hết các cấp lãnh đạo cần giải quyết những vấn đề sau:

- Lãnh đạo Nhà trường cần nhận thức đầy đủ vai trò và tầm quan trọng của môi trường, nhìn nhận đánh giá đúng thực trạng môi trường hiện nay thông qua cập nhật thông tin và kết quả thực tế hiện nay tại đơn vị mình.

- Kết hợp với chính quyền địa phương và tham mưu với cán bộ quản lý trong ngành giáo dục để mở các lớp tập huấn cũng như chọn những người có khả năng và tâm huyết trong ngành giáo dục thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục về bảo vệ môi trường.

- Có sự hỗ trợ, phối hợp giữa Nhà trường - Đoàn thành niên - Hội sinh viên các lực lượng khác cùng tham gia vào công tác giáo dục. Trên cơ sở đó phân rõ trách nhiệm của mọi người làm cho công tác giáo dục Bảo vệ môi trường thực sự mang lại hiệu quả.

Để tiếp tục đẩy mạnh nâng cao nhận thức Bảo vệ môi trườngcho cán bộ giáo viên cần phải tập trung các nội dung sau:

- Cán bộ giáo viên cần bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng nhằm nâng cao khả năng nông ghép vào các bộ môn và hoạt động ngoại khóa. Nêu gương khen thưởng những tập thể, cá nhân có sang kiến kinh nghiệp hay đối với vấn đề BVMT.

- Kiểm tra, giám sát trong việc quản lý lớp về việc giữ vệ sinh. Đồng thời xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm vệ sinh môi trường của lớp học.

Nhà trường nên xây dựng kế hoạch Bảo vệ môi trường cũng như trang thiết bị phục vụ cho công tác giáo dục, tuyên truyền về Bảo vệ môi trường như: sách, tranh ảnh, phim tài liệu… để các hoạt động Bảo vệ môi trường đạt được hiệu quả.

Tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết xây dựng trường lớp ngày càng sạch đẹp để tạo mỹ quan môi trường học tập và giảng dậy tốt hơn nhằm đảm bảo sức khỏe cho cán bộ giảng viên cũng như sinh viên.

Nhà trường lên phối hợp với phụ huynh - sinh viên - cựu sinh viên - các dự án - các cơ quan tổ chức đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục nhằm đầu tư cơ sở vật chất, tranh thiết bị trong Nhà trường như: Xây dựng hệ thống nước sạch, nơi xử lý rác thải, xây dựng thêm các phòng học, phòng thí nghiệm, trồng thêm cây xanh tạo bóng mát.

Hàng năm Nhà trường có tết trồng cây dành cho cán bộ viên chức mỗi cán bộ trồng 1 cây xanh với sinh viên cũng nên áp dụng chương trình hoạt động này vì hoạt động này có ý nghĩa rất lớn đối với thế hệ sau.

Ngày 5 tháng 6 là ngày môi trường thế giới hàng năm Ban chủ nhiệm khoa Môi trường - câu lạc bộ môi trường và sinh viên trong khoa tiến hành mít tinh đạp xe tuyên truyền cũng cần phối hợp cùng các khoa MT, LN, CNTY, KT&PTNT, CNSH &CNTP, NH, QLTN để tất cả các cán bộ giảng viên và sinh viên sẽ hiểu biết thêm ý nghĩa của môi trường sống hiện nay của chúng ta.

- Nâng cao hiệu quả trong công tác Bảo vệ môi trường cần tích hợp nội dung Bảo vệ môi trường vào các nội dung học tập như: Sinh hoạt học tập chính trị đầu khóa, các buổi tổng kết năm học, các buổi sinh hoạt liên chi Đoàn tại các khoa, các câu lạc bộ, hàng năm phát động các cuộc thì hiểu biết về Bảo vệ môi trường trong toàn trường. Tiếp tục bồi dưỡng chuyên môn và khả năng tích hợp Bảo vệ môi trường thông quan các buổi tập huấn hội thảo của hội đồng bộ môn.

3.3.1.3. Giải pháp về kỹ thuật, công nghệ - Tái chế và tái sử dụng

Để phát huy những thành quả cần có những chính sách khuyến khích hỗ trợ hợp lý các cơ sở thu gom tái chế rác thải như hỗ trợ về thuế… Các đơn vị quản lý rác thải tuyên truyền nâng cao nhận thức của sinh viên tái chế các phế liệu có thể sử dụng lại được.

- Xử lý rác thải bằng phương pháp vi sinh

Hiện nay các cơ sở sản xuất phân bón vi sinh từ rác thải sinh hoạt còn ít do nguồn vốn đầu tư còn thấp, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy là một việc cần được triển khai. Thực hiện xử lý rác thải theo phương pháp vi sinh tận dụng được một phần lớn rác thải có thể tái chế đặc biệt là các loại rác hữu cơ. Nhưng để phù hợp cần áp dụng những quy trình sản xuất đơn giản, phù hợp với khả năng kinh phí đầu tư.

- Xử lý rác thải sinh hoạt bằng phương pháp đốt

Phương pháp đốt tự do ngoài trời khi các loại rác đã khô và có thể cháy được, kinh phí xử lý thấp. Vì vậy đã đưa một lượng lớn khí thải độc hại ra bầu không khí không thể kiểm soát. Mặt đạt được của phương pháp này là giảm được một khối lượng lớn rác thải ở bãi rác, tạo không gian trống cho các lần đổ tiếp theo, tận dụng hố rác được lâu dài. Do nguồn kinh phí còn hạn chế và lượng rác thải nguy hại còn ít nên áp dụng phương pháp đốt rác thải trong lò đốt an toàn chưa thể đầu tư xây dựng.

Xử lý theo phương pháp đốt khó có thể kiểm soát được lượng khí độc vì vậy cần hạn chế sử dụng phương pháp này. Sử dụng xe lu lún chặt các lượng rác đã đổ xuống hố rác, để tạo không gian cho các lần tiếp theo, hạn chế lượng khí độc thoát ra ngoài không khí.

- Xử lý rác thải bằng phương pháp chôn lấp

Với điều kiện hiện nay, xử lý rác thải bằng phương pháp chôn lấp là biện pháp phù hợp nhất. Nhưng để đáp ứng các biện pháp an toàn với môi trường thì

vẫn còn nhiều hạn chế như hiện tượng nước rỉ rác thấm xuống đất, hệ thống gom khí rác vẫn chưa được lắp đặt. Với những điều kiện còn hạn chế như vậy rất khó để xây dựng một bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn quốc gia. Có thể xây dựng bãi rác thải đảm bảo các tiêu chuẩn chủ yếu như sau:

+ Nâng cấp san ủi, tạo bãi rác mới, sau đó lót các tấm vải đạt kỹ thuật xuống đáy, tạo hệ thống thu gom nước rỉ rác.

+ Rác thải sau khi chuyển đến chôn lấp được san đều và đầm nén kỹ (theo các lớp) có độ cao 2 - 2,2m. Chiều dày lớp đất phủ phải đạt 0,2m và được nén chặt. Tỷ lệ lớp đất phủ chiếm khoảng 10% - 15% tổng thể tích rác thải và đất phủ.

+ Các ô chôn lấp phải được phun thuốc diệt côn trùng.

+ Xây dựng hệ thống xử lý nước rỉ rác và xây dựng hệ thống thu gom khí rác. Xây dựng kế hoạch quan trắc chất lượng nước thải từ bãi chôn lấp ra môi trường, về chất lượng nước ngầm cũng như về phát thải khí thải, theo dõi biến động môi trường.

3.3.1.4. Tổ chức đăng ký và kiểm tra cam kết bảo vệ môi trường

- Ngay từ đầu năm học cần phải xây dựng hoạt động chung cho 1 năm về Bảo vệ môi trường lồng ghép tuyên truyền phổ biến phát luật, sinh hoạt ngoại khóa, các hoạt động thi về Bảo vệ môi trường.

- Ngoài ra hàng quý tập thể cán bộ giáo viên và sinh viên tham gia đăng ký thực hiện các hoạt động Bảo vệ môi trường để làm tiêu chí đánh giá thi đua khen thưởng tại các khối phòng Ban, các khoa và toàn thể sinh viên trong Nhà trường.

- Nhà trường có Ban thanh tra nếp sống văn hóa nên phối hợp cùng khoa Môi trường và câu lạc bộ Môi trường hàng tháng hoặc quý sẽ tiến hành kiểm tra cam kết Bảo vệ môi trường tại các khu ký túc xá, giảng đường, các phòng ban chúc năng về việc xây dựng môi trường Xanh - sạch - đẹp.

Thực hiện tốt công tác Bảo vệ môi trường chính là góp phần tích cực đẩy mạnh việc phát triển kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu Đánh giá nhận thức về bảo vệ môi trường của sinh viên trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)