Khái quát về đặc điểm, tình hình nguồn nhân lực Việt nam hiện nay:

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ đề tài nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn 2014 2020 (Trang 41 - 42)

VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1. Khái quát về đặc điểm, tình hình nguồn nhân lực Việt nam hiện nay: hiện nay:

Nguồn nhân lực là nhân tố hàng đầu quyết định sự phát triển của mọi nền kinh tế. Ở nước ta, đồng thời với sự phát triển kinh tế - xã hội, nguồn nhân lực ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng, Trong nhiều năm qua với các chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thì tới nay nguồn nhân lực đã được cải thiện rất nhiều nhất là vấn đề trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động. Tuy nhiên với yêu cầu cảu sự nghiệp CNH thì rõ rang trong thời gian tới chúng ta đang phải đối mặt với nhiều khó khăn đặt ra. Qua thực trạng nguồn nhân lực nước ta hiện nay chúng ta có thể thấy được những đặc điểm nổi bật của nguồn nhân lực Việt nam là:

Về số lượng nguồn nhân lực hiện nay chúng ta đang có một nguồn lao động dồi dào trong dân cư, với kết cấu dân số tương đối trẻ và số người trong độ tuổi lao động chiến tỷ lệ khá cao, nguồn nhân lực nước ta hoàn toàn đủ khả năng đáp ứng về số lượng cho thị trường lao động trong nước cũng như cho xuất khẩu lao động.

Tuy số lượng dồi dào, tốt độ tăng nhanh song tỷ lệ lao động được đào tạo kỹ thuật, chuyên môn vẫn còn thấp, phần lớn là lao động thủ công. Thực tế cho thấy, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo còn khá cao. Lao động giản đơn thủ công, nặng nhọc với năng suất thấp và điều kiện lao động thấp kém còn phổ biến. Năm 2006 cả nước vẫn còn đến gần hơn 29 triệu người lao động giản đơn, lao động chuyên môn kỹ thuật bậc trung trở lên chỉ chiếm khoảng 8%. Trong tổng số lao động có việc làm thì số người làm công tác quản lý chiếm chưa tới 1%, những người có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao cũng không nhiều, chủ yếu vẫn là công nhân lắp ráp, vận hành máy móc và lao động giản đơn.

Như vậy trong cơ cấu lao động thì tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo vẫn còn rất lớn, lao động thủ công giản đơn chiếm tỷ lệ quá cao làm cho

năng suất nền kinh tế trở nên rất thấp, chỉ phù hợp với việc phát triển các ngành nghề thủ công, lắp ráp giản đơn..không thích hợp cho phát triển công nghiệp vốn đang la ngành chủ đạo trong chiến lược phát triển đất nước

Về cơ cấu của nguồn nhân lực Việt Nam còn lạc hậu so với thế giới Trước hết là cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi, Việt nam là nước có nguồn lao động trẻ chiếm tỷ lệ lớn. Năm 2006 lực lượng lao động Việt nam có tổng số hơn 45 triệu người trong đó số người từ 15 đến 19 tuổi là khoảng 3.5 triệu người, từ 20 đến 24 khoảng 6.5 triệu người và từ 25 đến 44 khoảng hơn 23 triệu người, như vậy số lao động trẻ hơn 44 tuổi chiếm tới gần 74 % tổng lực lượng lao động, rõ ràng đây là một tỷ lệ khá cao chứng tỏ nguồn lao động trẻ nước ta rất dồi dào đây chính là lợi thế của nước ta trong công cuộc phát triển đất nước

Về cơ cấu ngành nghề:

Năm 2005 Việt nam có tổng số 43 triệu lao động đang tham gia hoạt động kinh tế trong các ngành kinh tế quốc dân trong đó công nghiệp xây dựng chỉ chiếm khoảng gần 18% tức khoảng 7.7 triệu lao động. khu vực nông lâm ngư nghiệp có khoảng 24,7 triệu và khu vực dịch vụ có khoảng 10.6 triệu lao động.

Bảng 2.1 : Cơ cấu lao động Việt nam theo ngành kinh tế quốc dân năm 2006

Tổng số

Tổng số 44.548.927

1. Nông, lâm, ng nghiệp 24.367.162

A. Nông nghiệp và lâm nghiệp 23.065.671

B. Thuỷ sản 1.301.492

2. Công nghiệp và Xây dựng 8.159.446

C. Công nghiệp khai thác mỏ 247.020

D. Công nghiệp chế biến 5.176.257

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ đề tài nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn 2014 2020 (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w