E. Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nớc 162
2.2.2. Trình độ văn hóa:
Việt nam là một quốc gia với sản xuất nông nghiệp chiếm hơn 70%. Lao động trong ngành nông nghiệp chiếm hơn 50%. Vì vậy tồn tại một thực trạng là lao động nông nghiệp chưa tốt nghiệp các bậc học phổ thông còn rất cao. Thanh niên nhiều vùng nông thôn chỉ học hết cấp 1, cấp 2, có
người còn chưa biết chữ. Tỷ lệ mù chữ trong lực lượng lao động chiếm gần 6%. Chất lượng lao động thấp cả về thể lục và tỷ lệ được đào tạo. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng nguồn nhân lực của cả nước.
Đến cuối năm 2006 Việt nam có tổng số 64867243 người trên 15 tuổi, trong đó số người nằm trong tuổi lao động là 54,802,243 người. Về trình độ giáo dục đào tạo có 41,125,066 người chưa qua đào tạo, có 7,789,947 người đã tham gia các lớp dạy nghề ngắn hạn và 436,385 người được đào tạo dạy nghề dài hạn sau trung học cơ sở, 380469 người được đào tạo chuyên nghiệp sau trung học cơ sở và 480,604 người đào tạo dài hạn sau trung học phổ thông
Đối với những người có trình độ trên trung học phổ thông, cả nước có 1,846,115 người đào tạo chuyên nghiệp sau trung học phổ thông, 804,934 người có trình độ cao đẳng, 1,888,776 người được đào tạo qua bậc Đại học và 42,649 người có trình độ thạc sỹ. Bên cạnh đó số người có trình độ tiến sỹ là 7,207. Tuy so với các nước khác trên thế giới trình độ văn hóa của nước ta xếp hạng không cao, nhưng nhìn chung so với các nước có cùng mức thu nhập thì trình độ văn hóa của người Việt nam nói chung và trình độ nguồn nhân lực Việt nam nói riêng tương đối cao. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho tương lai phát triển kinh tế xã hội nước nhà, là nền tảng để chúng ta thực hiện sự nghiệp
2.2.2.1. Trình độ văn hóa nguồn nhân lực phân chia theo thành thị và nông thôn.
Việt nam hiện nay số lao động làm việc tại khu vực nông thôn còn chiếm tỷ lệ cao, lao động nông thôn chiếm 72% tổng số lao động cả nước, điều này là nguyên nhân chủ yếu khiến trình độ văn hóa của nguồn nhân lực chưa được nâng cao. Lao động nông thôn chủ yếu sản xuất theo phương pháp truyền thống, đa số là không học hoặc đi học nhưng nghỉ học sớm do điều kiện khó khăn hoặc không đủ khả năng lên lớp, lên cấp. Theo thống kê số lao động thành thị hiện nay là 15,526,309 người trong khi đó lao động
nông thôn là 39,275,934 người, chiếm hơn 72% tổng số lao động cả nước. Tuy vậy nhưng tỷ lệ lao động ở nông thôn có trình độ trên bậc cao đẳng chỉ là 814,080 người trong khi ở thành thị là 1,929,486. gấp 2.6 lần so với vùng nông thôn. Bên cạnh đó trong 1,712,969 người trong lực lượng lao động mù chữ thì vùng nông thôn có tới 1,563,255 người, chiếm tỷ lệ quá cao hiện nay. Với thực trạng chất lượng lao động nông thôn quá thấp và chênh lệch quá nhiều so với khu vực thành thì gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng nguồn nhân lực chung cả nước, tới việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn là một bộ phận quan trọng trong cả sự nghiệp CNH-HDH đất nước.
Bảng 2.3: Bảng cơ cấu lực lượng lao động phân chia theo trình độ văn hóa phổ thông và khu vực thành thị nông thôn năm 2006
Tổng số cả nước 54,802,243(người)
1. Mù chữ 1,712,969
2. Chưa tốt nghiệp tiểu học 5,643,021 3. Tốt nghiệp tiểu học 16,545,951 4. Tốt nghiệp trung học cơ sở 16,802,513 5. Tốt nghiệp phổ thông 14,097,789
Thành phố 15,526,309(người)
1. Mù chữ 149,714
2. Chưa tốt nghiệp tiểu học 853,831 3. Tốt nghiệp tiểu học 3,304,019 4. Tốt nghiệp trung học cơ sở 4,190,705 5. Tốt nghiệp trung học phổ thông 7,028,039
Nông thôn 39,275,934(người)
1. Mù chữ 1,563,255
2. Chưa tốt nghiệp tiểu học 4,789,190 3. Tốt nghiệp tiểu học 13,241,932 4. Tốt nghiệp trung học cơ sở 12,611,808 5. Tốt nghiệp trung học phổ thông 7,069,750
Nguồn : Điều tra lao động việc làm 2007
2.2.2.2. Phân chia theo vùng lãnh thổ:
Nếu phân chia trình độ văn hóa của lao động theo vùng lãnh thổ ta nhận ra một thực trạng chung hiện nay là tỷ lệ lao động không biết chữ tập
trung chủ yếu ở các khu vực miền núi Tây Bắc, vùng Tây Nguyên và vùng Đồng Bằng sông Cửu Long. Đến cuối năm 2006, nếu phân chia theo tỷ lệ phần trăm, vùng Đồng Bằng Sông Hồng là vùng có số người tốt nghiệp phổ thông trung học lớn nhất cả nước, chiếm hơn 30% tổng số lao lao động cả nước. Sau đó là đến vùng Đông Nam Bộ và vùng Bắc Trung Bộ. Thực trạng này cũng phản ánh rằng những vùng có trình độ phát triển kinh tế lớn thường chú trọng nhiều cho giáo dục, Vùng Đồng bằng Sông Hồng và vùng Đông nam bộ là hai vùng có mức sống tương đối cao so với mặt bằng chung cả nước nên đầu tư cho con em đi học đẩy đủ hơn so với các vùng khác gặp nhiều khó khăn trong đời sống vật chất. Tuy nhiên yếu tố truyền thống cũng ảnh hưởng nhiều đến trình độ văn hóa của nguồn nhân lực: vùng Bắc trung bộ cũng là vùng gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế xã hội, song với truyền thống ham học, xét về trình độ văn hóa trung bình xếp thứ 3 cả nước.
Bảng 2.4 : Trình độ văn hóa phân theo vùng lãnh thổ