- Về nguồn tài chính: Việt nam được xem là một trong những quốc gia có chi phí để học đại học, cao học và cả nghiên cứu sinh rẻ nhất thế
b. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại các trung tâm dạy nghề trên cả nước
3.3.5. Giải pháp thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao từ bên ngoà
Do đặc điểm lịch sử của đất nước, hiện nay có khoảng 2 triệu người Việt nam sinh sống ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới, trong số này có rất nhiều nhà khoa học, kỹ thuật Việt nam đạt thành tích cao trong khoa học. Đây là nguồn chất xám rất đáng trân trọng. Mặt khác, với chính sách mở cửa và hội nhập của Đảng và Nhà nước Việt nam, hiện nay ngày càng có nhiều thanh niên, học sinh, sinh viên Việt nam đang lao động hoặc học tập tại các nước tiên tiến. Do vậy, cần đẩy mạnh chính sách thu hút tri thức Việt kiều, thu hút các lưu học sinh và lao động sau khi hoàn tất nhiệm vụ trở về phục vụ Tổ quốc. Công việc này có thể tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau: trở về nước sinh sống và làm việc, trở về nước phục vụ trong một thời gian nhất định, hoặc vẫn sống ở nước ngoài nhưng tham gia tư vấn, tham mưu, kiêm nhiệm v.v...
Bên cạnh việc thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn lực trong nước thì cần quan tâm hơn nữa tới các chính sách thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực được đào tạo ở ngoài ,điều này có ý nghĩa lớn lao trong việc bổ sung tri thức, chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ nhau trong phát triển khoa học, công nghệ giúp Việt nam có thể đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh, tiếp cận trình độ phát triển quốc tế.
KẾT LUẬN
Việt nam trong thời gian qua đã giành được nhiều thành tựu quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh. Song đứng trước yêu cầu về sử dụng và phát huy hiệu quả các nguồn nhân lực xã hội cho mục tiêu CNH-HĐH rút ngắn của nước ta hiện nay thì đang tồn tại nhiều bất cập. Trong đó bất cập về chất lượng nguồn nhân lực, nguồn lực có vai trò quyết định trong hệ thống các nguồn lực xã hôi là vấn đề có tính bức bách nhất và cần phải kịp thời khắc phục
Với quan điểm Chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố giữ vai trò quyết định trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước trong thời gian qua chúng ta đã có rất nhiều chính sách nhằm nâng cao chất lượng nhân tố con người, và thực tế hiện nay chất lượng nguồn nhân lực cũng được nâng lên rõ rệt, đáp ứng được phần nào nhu cầu phát triển. Song với thực trạng hiện nay chúng ta vẫn thiếu cả về số lượng lẫn yếu về chất lượng, thiếu hụt một cách trầm trọng nguồn nhân lực chất lượng cao, đội ngủ quản lý giỏi..Với tính cấp thiết của vấn đề phải nâng cao chất lượng nguồn lực con người nên tôi đã nghiên cứu đề tài về các giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đề tài đã giải quyết được một số vấn đề chính sau
Đề tài đã tìm hiểu rõ hơn về cách tiếp cận các khái niệm về nhân tố con người, nhận thấy được sự khác giữa các cách tiếp cận của Việt nam và thể giới. Đồng thời qua việc phân tích thực trạng về chất lượng nguồn nhân lực hiện nay, để từ đó phân tích những yếu tố lợi thế cũng như hạn chế của nguồn nhân lực, nguyên nhân chính dẫn đến các hạn chế đó. Trên cơ sở các phân tích đó đề tài đã nghiên cứu một số giải pháp mang tính định hướng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Với sự nỗ lực của bản thân, cùng sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn PGS,TS Lê Huy Đức, Anh Nguyễn Khắc Huy cùng các anh chị
tại Cục Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa-Bộ KH-ĐT tôi đã hoàn thành đề tài của mình, qua đây tôi xin chân thành cảm ơn Thầy Đức, Anh Huy và những người đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập vừa qua.
Tuy có nhiều cố gắng song do hạn chế về số liệu cũng như khả năng của bản thân nên chắc chắn không tránh khỏi nhiều thiếu sót, mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và các bạn để đề tài có thể hoàn thiện hơn
KIẾN NGHỊ
Với yêu cầu về việc nâng cao chất lược nguồn nhân lực đáp ứng cho nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nươc mà thực tế đã đặt ra, việc phát triển nguồn lực con người là giải pháp mang tính chất đột phá nhằm giúp chúng ta thực hiện mục tiêu rút ngắn của mình. Thực tế hiện nay chúng ta đang tồn tại nhiều bất cập trong các công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trên cơ sở phân tích các lợi thế, khó khăn hiện nay tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau :
- Trong vấn đề tiền lương cho người lao động, trong nhiều năm qua Nhà nước ta đã có nhiều cải cách trong vấn đề tiền lương. Tuy nhiên hiện nay còn tồn tại nhiều bất cập trong mức tiền lương tối thiểu, hệ số lương của bộ phận cán bộ nhà nước..Kiến nghị đưa ra là nâng mức lương tối thiểu lên cao hơn hiện tại. Bên cạnh tiền lương cần tăng cường phụ cấp, trợ cấp theo hệ số lương cho từng đối tượng, đặc biệt là các đối tượng làm việc tại khu vực nông thôn, các vùng núi khó khăn…
- Trong vấn đề thu học phí giáo dục đào tạo. nâng cao học phí là biện pháp nhằm tăng cường nguồn thu cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy, tuy nhiên mặt trái của nó là việc những học sinh khó khăn ít có cơ hội tiếp cận các dịch vụ giáo dục. Nhà nước phải có chính sách thu học phí hợp lý. Tăng thu học phí song song với việc tăng các chính sách hỗ trợ học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, tăng học bổng nhằm tăng nỗ lực phấn đấu cho sinh viên, Trong năm qua nhà nước đã có chính sách cho sinh viên vay vốn phục vụ cho nhu cầu học tập, chính sách đã có tác động tích cực tới việc tạo điều kiện cho các sinh viên gia đình khó khăn không đủ khă năng chu cấp cho con học đại học, song với mức vay 800 nghìn đồng một tháng, 8 triệu một năm là quá ít, kiến nghị trong thời gian tiếp theo sẽ nâng cao mức cho vay tối thiểu là 1 triệu đồng một tháng nhằm tạo điều kiện cho sinh viên có điều kiện học tập tốt hơn, nhất là bộ phận sinh viên nghèo