Bảng 2.1 2: Chỉ tiêu nhân lực Việt nam
3.1.1. Các dự báo về nguồn nhân lực:
3.1.1.1. Về số lượng cơ cấu nguồn nhân lực :
CNH- HĐH đất nước là sự nghiệp lâu dài, to lớn. Để thực hiện được sự nghiệp đó yêu cầu tất yếu là chúng ta phải huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực xã hội, đặc biệt là nguồn lực con người, nhân tố quyết định đến sự thành công của cả sự nghiệp.
Trong thời kỳ mới, khi chúng ta gia nhập thương mại thế giới, nền kinh tế phải luôn năng động và đủ khả năng cạnh tranh trong môi trường kinh doanh mở. Nhu cầu về nguồn nhân lực đặt ra ngày càng cao, về cả số lượng và chất lượng người lao động. Chúng ta phải có chiến lược đúng đắn trong việc phát triển con người, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động về cả trí lực, thể lực cũng như trình độ chuyên môn kỹ thuật, phẩm chất đạo đức của công nhân và người làm công tác quản lý..
Dự báo dân số Việt Nam năm 2020: Tốc độ tăng dân số hàng năm bình quân thời kỳ theo dự kiến giai đoạn 2000-2010 là 1,5% và thời kỳ 2000 - 2020 là 1,3% thì đến năm 2020 dân số nước ta là 100,5 triệu người.Theo một kịch bản khác đưa ra thì dân số Việt nam năm 2020 hoặc sẽ là 98,7 triệu (nếu các chỉ số tăng tương ứng của 2 giai đoạn chỉ là1,4% và 1,2%. Như vậy đến năm 2020 dân số nước ta vào khoảng 100 triệu người. trong đó có gần 35 triệu người sống ở khu vực đô thị, chiếm 35,15%. Về cơ cấu dân số trẻ, cơ cấu dân số dưới 30 tuổi chiếm khoảng 50% tổng dân số cả nước, tức là khoảng 50 triệu người,
Trong khi đó GDP năm 2020 vào khoảng 180 - 200 tỉ USD. Tốc độ tăng trưởng GDP/năm giai đoạn 2006- 2020: 9,2-10%. GDP bình quân đầu người: 1.800-2.000 USD. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người/năm giai đoạn 2006-2020: 7,9-8,6%.
Về số lượng nguồn nhân lực: Theo số liệu của Trung tâm dự báo nguồn nhân lực, đến năm 2020, số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 60% dân số, tức khoảng gần 60 triệu người. Số người trong độ tuổi lao động tham gia hoạt động kinh tế vào khoảng 47 triệu người. Trong lực lượng lao động tỷ lệ qua đào tạo là 55%.
3.1.1.2. Về cầu lao động:
Đến năm 2020, nhu cầu lao động sẽ cần khoảng 48 đến 50 triệu lao động, trong đó cần khoảng 14.3 đến 15.4 triệu lao động trong ngành công nghiệp, hơn 15 triệu lao động nông nghiệp và khoảng 18.7 đến 19.8 triệu lao động trong các ngành dịch vụ. Tuy nhiên theo dự báo tỷ trọng đóng góp vào GDP của các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ năm 2020 lần lượt là 10 - 44 - 46%.
Cơ cấu lao động của Việt nam hiện nay đang lạc hậu so với thế giới. Tuy nhiên trong nhiều năm qua xu hướng dịch chuyển của chúng ta đang có chiều hướng tích cực. Đến năm 2020 mục tiêu dịch chuyển cơ cấu lao động theo hướng hiện đại hóa
Chiếm tỷ lệ đông nhất là lao động trong khu vực dịch vụ, chiếm khoảng gần 38-39% lao động cả nước. Công nghiệp chiếm 31% và lao động trong khu vực nông nghiệp chiếm 31%. Như vậy với dự báo trên thì tới năm 2020 cơ cấu lao động của nước ta tương đối hiện đại, phù hợp với trình độ của nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế chú trọng nâng cao tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ , giảm tỷ trọng nông nghiệp theo mục tiêu xuống duới 32% nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng nước ta đến năm 2020 cơ bản đã trở thành một nước công nghiệp
Bảng 3.1:Cơ cấu cầu lao động năm 2020
Nguồn: Bộ Kế hoạch Đầu tư2007
3.1.1.3. Về chất lượng nguồn nhân lực :
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một mục tiêu nêu trong Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, vừa được Quôc Hội thông qua. Đây cũng là nội dung được Chính Phủ hết sức quan tâm hiện nay. Bất cứ quốc gia nào, để phát triển thì nguồn lực con người là cực kỳ quan trọng. Nguồn lực này được xác định trên 3 vị trí: nguồn lực lãnh đạo, nguồn lực thực hiện sự lãnh đạo và nguồn lực chung của toàn xã hội. Với thực trạng hiện nay chúng ta đang phải đối mặt với những vấn đề về nguồn lực con người trong hội nhập quốc tế. Trước yêu cầu đó, người lao động phải là những con người có thể lực tốt để có thể đáp ứng được tác phong sản xuất công nghiệp với cường độ cao, phải có đủ trình độ học vấn và trình đô chuyên môn kỹ thuật để có thể tiếp thu, học hỏi và sử dụng thành thao những công nghệ tiên tiến. Những yêu cầu cơ bản đó buộc chúng ta trong thời gian tới phải nổ lực không ngừng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Với xu hướng ngày nay, nền kinh tế tri thức đang là mục tiêu chung của tất cả các quốc gia trên thế giới. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đang đặt ra cho chúng ta nhiều vấn đề bất cập về trình độ công nghệ thông tin của người lao động nước ta còn quá yếu. Bên cạnh đó với xu hướng hiện tại thì nhu cầu lao động cao
cấp đang là một đòi hỏi bức thiết để đáp ứng cho CNH-HĐH đất nước. Khi