1.5.1.2. Vai trò, chức năng của kế toán quản trị.
Kế toán quản trị là bộ phận cấu thành của hệ thống kế toán trong các doanh nghiệp, là công cụ phục vụ cho quản lý doanh nghiệp xuất phát từ yêu cầu quản lý của các nhà quản lý doanh nghiệp.
Vai trò quan trọng của kế toán quản trị luôn xuất phát và gắn liền với hoạt động quản lý từ khâu lập kế hoạch, tổ chức hoạt động, kiểm tra, ra quyết định rồi lại tiếp tục lập kế hoạch trong kỳ kinh doanh tiếp theo. Cứ nh vậy, các khâu công việc của hoạt động quản lý tạo thành một quá trình hoạt động liên tục, khép kín và luôn xoay quanh việc ra quyết định ở từng khâu. Hoạt động của doanh nghiệp có hiệu quả khi và chỉ khi ở từng khâu của hoạt động này các nhà quản trị ra quyết định quản lý.
Chức năng quan trọng của kế toán là cung cấp thông tin. Kế toán quản trị có chức năng cung cấp thông tin chi tiết, cụ thể về từng loại tài sản, nguồn vốn, chi phí, doanh thu và kết quả của từng loại hoạt động cho các nhà quản lý làm cơ sở cho việc ra quyết định điều hành, quản lý một cách đúng đắn, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp hiện tại và tơng lai.
1.5.1.3. Các mô hình tổ chức Kế toán tài chính và Kế toán quảtn trị trong doanh nghiệp. doanh nghiệp.
Việc tổ chức công tác kế toán quản trị trongdoanh nghiệp là một vấn đề quan trọng. Vì vậy cần phải xem xét, lựa chọn sao cho xây dựng và thực thi một mô hình phù hợp và hiệu quả nhất. Hiện nay, công tác kế toán quản trị th- ờng xây dựng theo hai mô hình sau:
Mô hình tổ chức kết hợp kế toán quản trị và kế toán tài chính. Mô hình tổ chức riêng kế toán quản trị và kế toán tài chính.
* Mô hình tổ chức kết hợp kế toán quản trị và kế toán tài chính: Theo mô hình này, hệ thống kế toán quản trị đợc tổ chức kết hợp với hệ thống kế toán tài chính. Cụ thể nh sau:
- Về tổ chức bộ máy: Kế toán quản trị và kế toán tài chính đợc tổ chức thành một hệ thống thống nhất, không phân chia thành bộ phận kế toán quản trị và bộ phận kế toán tài chính mà chỉ phân chia thành các bộ phận kê toán thực hiện từng phần hành công việc kế toán theo chức trách nhiệm vụ đợc phân công. Các bộ phận này vừa làm nhiệm vụ kế toán quản trị, vừa làm nhiệm vụ kế toán tài chính.
- Về tài khoản kế toán: Kế toán tài chính sử dụng các tài khoản kế toán tổng hợp, còn kế toán quản trị sử dụng các tài khoản kế toán chi tiết và các ph- ơng pháp khác nh thống kê, toán ...để hệ thống, xử lý và cung cấp thông tin cho nhà quản trị.
- Về sổ kế toán: Kế toán tài chính ghi sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết, còn kế toán quản trị căn cứ vào yêu cầu quản trị cụ thể đối với từng chỉ tiêu để mở sổ kế toán quản trị căn cứ vào yêu cầu quản trị cụ thể đối với từng chỉ tiêu nhằm thu nhận đợc các thông tin phục vụ nhà quản trị.
- Về báo cáo kế toán: Mỗi bộ phận có chức năng thu nhận, cung cấp thông tin kế toán vừa ở dạng tổng hợp vừa ở dạng chi tiết yêu cầu quản lý. Căn cứ vào các thông tin này, bộ phận kế toán tổng hợp lập báo cáo tài chính nhằm cung cấp thông tin cho các đối tợng bên ngoài doanh nghiệp, còn báo cáo của kế toán quản trị để cung cấp thông tin cho mục đích quản trị doanh nghiệp.
Ưu điểm cơ bản của mô hình tổ chức kết hợp kế toán quản trị và kế toán tài chính:
+ Kết hợp chặt chẽ giữa quản lý tổng hợp và quản lý cụ thể từng chỉ tiêu. + Việc phân công, phân nhiệm trong phòng kế toán thuận lợi, đơn giản, dễ làm, tạo điều kiện quản lý chặt chẽ khối lợng công việc của nhân viên kế toán.
+ Việc thu nhận, xử lý thông tin nhanh từ khâu thu nhận, xử lý chứng từ, ghi sổ kế toán đến việc cung cấp số liệu.
Tuy nhiên mô hình này có nhợc điểm đó là không tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên môn hóa theo hai loại kế toán quản trị và kế toán tài chính, từ đó hạn chế đến quá trình quản lý nội bộ.
Với các đặc điểm nh trên, mô hình kết hợp giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt trong điều kiện của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
* Mô hình tổ chức kế toán tài chính độc lập với kế toán quản trị: Theo mô hình này, kế toán quản trị đợc tổ chức tách riêng với kế toán tài chính trên những điểm cơ bản sau:
- Về tổ chức bộ máy kế toán: Kế toán quản trị và kế toán tài chính đợc tổ chức thành hai hệ thống riêng biệt. Tùy vào điều kiện và nhu cầu của từng doanh nghiệp mà tổ chức các phần hành kế toán sao cho phù hợp nhất.
- Về tài khoản kế toán: Theo mô hình này, các tài khoản kế toán quản trị đợc xây dựng thành một hệ thống tài khoản riêng, mang ký hiệu riêng, nội dung ghi chép cũng có những điểm khác với kế toán tài chính, kế toán quản trị ngoài việc phản ánh theo chỉ tiêu giá trị còn phản ánh theo chỉ tiêu hiện vật.
- Về chứng từ kế toán: Ngoài việc sử dụng các chứng từ bắt buộc, mô hình tổ chức kế toán quản trị này còn sử dụng rộng rãi hệ thống chứng từ hớng dẫn phản ánh các nghiệp vụ kinh tế “nội sinh” trong nội bộ doanh nghiệp.
- Về sổ sách kế toán: Kế toán quản trị xây dựng hệ thống sổ kế toán riêng, phục vụ cho việc ghi chép các nghiệp vụ thuộc kế toán quản trị.
- Về báo cáo kế toán: Theo mô hình này, các báo cáo kế toán quản trị đ- ợc lập riêng dới dạng Bảng cân đối bộ phận (báo cáo kế toán nội bộ) với kỳ hạn ngắn hơn các báo cáo tài chính. Ngoài việc chỉ tiêu tiền tệ, các bảng cân đối bộ phận còn sử dụng rộng rãi các thớc đo hiện vật và thời gian lao động, ngoài các chỉ tiêu quá khứ, các chỉ tiêu đã thực hiện, kế toán quản trị còn thiết lập các cân đối trong dự toán, trong kế hoạch.
chuyên môn hóa cao, chuyên sâu lĩnh vực giúp cho từng bộ phận có điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Nhợc điểm: Giữa quản lý tổng hợp và quản lý cụ thể không có sự kết hợp chặt chẽ.
Việc thu nhận và xử lýthông tin kế toán chậm do phải tăng thêm trong khâu thủ tục luân chuyển chứng từ kế toán.