Các giải pháp chủ yếu.

Một phần của tài liệu “ Nâng cao năng suất lao động tại Công ty Cổ phần may xuất khẩu Hà Bắc (Trang 40)

Nâng cao năng suất lao dựa trên cơ sở nâng cao trình độ, phẩm chất người lao động, kỹ năng người lao động

Trình độ của người lao động

Thường xuyên kiểm tra trình độ của người lao động: Công ty phải thường xuyên kiểm tra trình độ của người lao động thông qua các buổi chia sẻ hoặc nếu cần thiết thì đó là cuộc kiểm tra. Kiểm tra có thể là định kì có thể là đột xuất. Việc kiểm tra trình độ lao động là rất cần thiết nó cho nhà quản trị Công ty may Hà Bắc biết được rằng người lao động công ty có nâng cao được trình độ qua quá trình lao động hay kiến thức đã bị mai một.

Đào tạo ngay khi có thể: Nắm bắt được trình độ của người lao động, nhà quản trị

của Công ty may xuất khẩu Hà Bắc có thể đưa ra được cơ sở để mở lớp đào tạo cho người lao động. Người lao động thiếu hụt kiến thức gì, cần bổ xung kiến thức nào. Cũng thông qua quá trình nắm bắt trình độ trên mà nhà quản trị có những quyết định về hình thức đào tạo một cách thích hợp như: kèm cặp thêm, tổ chức chia sẻ kinh nghiệm hay gửi đi đào tạo. Thước đo về trình độ sau khi đào tạo chính sự am hiểu của người lao động về công việc, công cụ lao động hay mức năng suất lao động người đó đat được.

Phẩm chất người lao động

Phẩm chất ở đây có thể là tình yêu nghề, thái độ lao động, ý thức kỷ luật…của người lao động, Những yếu tố trên có ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất lao động cá nhân

Rèn luyện ý thức cá nhân cho người lao động: Công việc này cần được tiến hành

thường xuyên trong công việc thông qua các quy định cụ thể. Bản thân người lãnh đạo của Công ty may xuất khẩu Hà Bắc phải là một tấm gương cho người lao động học tập. Phát động các cuộc thi và phong trào thi đua về ý thức bảo vệ tài sản công ty, ý thức giữ gìn kỷ luật. Lập ban chấm thi đua về ý thức chấp hành kỷ luật lao động

Phát huy tinh thần nhóm, tinh thần tập thể: Tổ chức làm việc nhóm, tổ với các

đối tượng lao động đảm nhiệm những công việc có liên quan đến nhau. Kiểm tra đánh giá mức độ hoàn thành của nhóm và có mức độ khen thưởng khác nhau. Như tổ cắt, may, vắt, luồn khuy…

Mỗi người làm tốt công việc của mình: Mỗi cá nhân cần hoàn thành nhiệm vụ

của mình được giao thì từ đó góp phần nâng cao hiệu quả làm việc của nhóm từ đó là mắt xích tiến tới thành công của công ty. Làm tốt công việc của mình sẽ đảm bảo năng suất lao động của mình thì sẽ nâng cao năng suất lao động của Công ty.

Kỹ năng người lao động

Các kỹ năng không chỉ học lý thuyết mà có được, không chỉ nhìn mà có được. Kỹ năng cần hình thành qua quá trình làm việc lâu dài, từ thao tác chuẩn, đến nhanh, đến thuần thục và trở thành kỹ năng của người lao động. Công ty may xuất khẩu Hà Bắc nên có các giải pháp như sau:

Chuyên môn hóa lao động: Mỗi người lao động tại Công ty được bố trí vào một

công việc nào đó. Tại đó, họ thực hiện công việc của mình đến mức nhuần nhuyễn, chuyên nghiệp. Các kỹ năng công việc gần như thấm sâu vào thao tác cử chỉ. Như vậy mức độ sai sót được loại bỏ đến mức thấp nhất. Người lao động sẽ đạt được mức năng suất cao khi họ tiến tới mức độ kỹ năng “ trăm hay không bằng tay quen”.

Chia sẻ kỹ năng: Công ty may xuất khẩu Hà Bắc cần tổ chức những buổi ghi

nhận và chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng công việc cho người lao động. Người lao động có kỹ năng tốt cảm thấy mình được công nhận về năng lực họ sẽ có nhu cầu thể hiện

nó, khi đó họ sẽ thể hiện hết khả năng mình truyền bá cho thế hệ sau. Công ty có thể tổ chức lớp học truyền đạt kỹ năng ngay tại công ty.

Phát huy kỹ năng: Công ty may xuất khẩu Hà Bắc có thể tổ chức các cuộc thi kỹ

năng như: kỹ năng kế toán, kỹ năng nghiệp vụ hành chính, kỹ năng may, đo, cắt,… Thông qua các cuộc thi trên nhà quản trị công ty Hà Bắc có được cái nhìn khá toàn diện về kỹ năng nhân viên của mình từ đó có các điều chỉnh phù hợp. Với người lao động các cuộc thi là cơ hội thể hiện và khẳng định kỹ năng, năng lực của mình. Các cuộc thi diễn ra định kỳ với các mức kỹ năng nâng cao dần lên là cách thức tốt để phát huy kỹ năng cho người lao động.

Đổi mới công tác đánh giá năng suất lao động

Công tác đánh giá năng suất lao động tại Công ty còn tồn tại một số hạn chế vì vậy việc đổi mới quy trình cũng như các tiêu chí đánh giá năng suất lao động tại Công ty là các giải pháp cấp thiết để giúp Công ty nâng cao được năng suất lao động trong thời gian tới. Cụ thể các tiêu chí đánh giá cần phải được xây dựng rõ ràng, phù hợp hơn với từng đối tượng người lao động, với mỗi vị trí chức danh đòi hỏi yêu cầu về mức độ phức tạp của công việc khác nhau vì vậy tiêu chí đánh giá năng suất lao động của các vị trí cũng phải khác nhau. Các chỉ tiêu đánh giá năng suất lao động phải đảm bảo tính công bằng và khách quan, phù hợp với tình hình thực tiễn của doanh nghiệp.  Tăng cường khả năng lãnh đạo, trình độ tổ chức phân công lao động của nhà

quản trị trong Công ty

Phân công công việc, bố trí người lao động vào những vị trí phù hợp với trình độ, năng lực chuyên môn của họ mới phát huy được hết năng lực và sở trường của người lao động đảm bảo hiệu suất làm việc của họ là tốt nhất. Điều này phụ thuộc chủ yếu vào trình độ cũng như năng lực, khả năng nhận biết của nhà quản lý. Vì vậy, Công ty nên tăng cường khả năng lãnh đạo, trình độ tổ chức phân công lao động cho cán bộ và nhà quản trị trong Công ty nhằm giúp nhà quản trị có thể thực hiện tốt công tác phân công lao động cho nhân viên một cách hợp lý để có thể nâng cao năng suất lao động của họ.

Hơn nữa, nhà quản trị cần có được những kiến thức về quản lý kinh doanh, pháp luật, kinh tế, phân tích hoạt động kinh doanh, thông tin thị trường, thông tin về xã hội, hiểu biết về văn hóa tiêu dùng của từng đối tượng khách hàng để từ đó đưa ra các

phương án cũng như kế hoạch kinh doanh hiệu quả nhất. Để làm được điều đó đội ngũ cán bộ và nhà quản trị cần được học tập và tham khảo tại các doanh nghiệp tiên tiến và đất nước phát triển cũng như có mô hình đào tạo hợp lý, bài bản.

Sử dụng đòn bẩy tạo động lực thúc đẩy người lao động làm việc

Một trong những cách làm khá hiệu quả để động viên người lao động là thực hiện các chương trình khuyến khích tạo động lực cho người lao động. Việc tạo động lực thúc đẩy khi họ đạt được chỉ tiêu có thể là tiền tuy nhiên không phải lúc nào mối quan tâm của người lao động cũng là tiền hoặc vật chất. Vì vậy, Công ty cần tìm hiểu xem nhu cầu của người lao động là gì? Họ muốn gì khi họ hoàn thành chỉ tiêu? Có thể họ chỉ muốn nhận danh hiệu nhân viên xuất sắc nhất hay nhân viên đạt sản lượng cao nhất…

Một chương trình tạo động lực phải đảm bảo được ba yếu tố: hiểu được, đánh giá được và thực hiện được. Nếu không hội tụ đầy đủ ba yếu tố này một chương trình tạo động lực có thể bị phản tác dụng. Chủ doanh nghiệp phải là người có trách nhiệm làm rõ các điều kiện của chương trình, thể hiện rõ bằng văn bản và thông báo đến toàn bộ nhân viên trong công ty để họ có mục tiêu phấn đấu.

Việc xác định khen thưởng phải gắn liền với các chỉ tiêu kinh doanh. Các công nhân viên hoàn thành các chỉ tiêu cao hơn sẽ nhận được phần thưởng nhiều hơn chẳng hạn như chuyến du lịch dài ngày cho cả gia đình… Những phần thưởng nhỏ hơn có thể là vé xem phim, vé giảm giá mua sắm, ăn uống..

Ngoài ra việc xây dựng một chương trình khuyến khích Công ty còn có thể tạo động lực thúc đẩy người lao động bằng một số cách như sau:

+ Cung cấp các chương trình đào tạo thích hợp

+ Xây dựng lộ trình kinh doanh cũng như đưa ra các mục tiêu có thể thực hiện được

+ Cho người lao động thấy được lợi ích của họ được gắn liền với lợi ích của Công ty. Để thỏa mãn nhu cầu cho họ thấy rằng họ sẽ đạt được mục tiêu cũng như nhu cầu của bản thân cũng như gia đình mình nếu họ đạt được mục tiêu của Công ty.

Một phần của tài liệu “ Nâng cao năng suất lao động tại Công ty Cổ phần may xuất khẩu Hà Bắc (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w