ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NHTMCPNTVN

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Nâng cao chất lượng kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Trang 77)

Trong giai đoạn mới sau khi được chuyển đổi sang mô hình Ngân hàng thương mại cổ phần, NHTMCP Ngoại thương Việt nam có những chỉ tiêu chủ yếu trong năm 2008 và các năm tới như sau:

- Tổng tài sản: 245.375 tỷ đồng - Vốn chủ sở hữu: 19.040 tỷ đồng

- Tổng thu nhập hoạt động kinh doanh thuần: 4721 tỷ đồng - Thu nhập sau thuế: 2598 tỷ đồng

- Tỷ suất lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu: 16,2% - Hệ số an toàn vốn: 12,8%

•Công tác khách hàng và dịch vụ ngân hàng:

Thực hiện phân loại khách hàng theo các tiêu chí cụ thể: khách hàng tiền gửi, tiền vay, thanh toán nhập khẩu, thanh toán xuất khẩu…để có các chính sách cụ thể đối với từng khách hàng, từng nhóm khách hàng truyền thống và khách hàng mới. Tiếp tục quảng bá các tiện ích, các sản phẩm dịch vụ cung cấp nhằm thu hút nhiều khách hàng tới giao dịch.

Chú trọng và tăng cường mảng dịch vụ ngân hàng trên nền tảng công nghệ hiện đại, đặc biệt là dịch vụ ngân hàng bán lẻ, dịch vụ ngân hàng tự phục vụ trên máy giao dịch tự động ATM, dịch vụ ngân hàng điện tử và Internet,…

•Công nghệ thông tin.

Nhận thức được tầm quan trọng của công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng, NHTMCP Ngoại thương VN tiếp tục chú trọng ứng dụng công nghệ hiện đại, đẩy mạnh hơn quá trình hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, ứng

dụng tin học trong lĩnh vực thanh toán, thông tin báo cáo và quản lý điều hành. Chú trọng phát triển các dịch vụ và tiện ích của ngân hàng hiện đại, trang bị đồng bộ thiết bị và công nghệ tiên tiến trong hoạt động ngân hàng, đảm bảo công tác thanh toán được nhanh chóng và thông suốt.

•Hoạt động của dịch vụ bảo lãnh tại NHTMCP Ngoại thương VN

Với mục tiêu phát triển thành một ngân hàng có thế mạnh nổi trội về dịch vụ bảo lãnh, xuất phát từ thực tế hoạt động bảo lãnh của ngân hàng; nhu cầu bảo lãnh của nền kinh tế, NHTMCPNTVN đã có những mục tiêu cụ thể đối với nghiệp vụ bảo lãnh trong thời gian tới như sau:

- Tăng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động bảo lãnh trong tổng thu nhập của ngân hàng để cơ cấu lại nguồn thu nhập.

- Đa dạng hoá và mở rộng các hoạt động về bảo lãnh bên cạnh việc củng cố nâng cao chất lượng của các loại hình bảo lãnh đã có đồng thời triển khai thêm một số loại hình bảo lãnh mới.

- Thực hiện tốt các chính sách và chiến lược Marketing để thu hút thêm khách hàng mới.

- Hiện đại hoá cơ sở vật chất không chỉ phục vụ cho hoạt động bảo lãnh mà với tất cả các hoạt động khác nhằm đáp ứng nhu cầu cảu khách hàng một cách nhanh nhất với chất lượng tốt nhất.

Đối với phòng Kiểm soát nội bộ, cần hoàn thiện hơn nữa quy trình kiểm soát nội bộ nhằm giúp cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng được trôi chảy, thực hiện đúng các quy định của bản thân ngân hàng cũng như của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VN

Dĩ nhiên không một hệ thống kiểm soát nào luôn được coi là tuyệt đối, là không có nhược điểm, bởi lẽ hệ thống kiểm soát nội bộ của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng luôn tồn tại những nhược điểm cố hữu. Vì vậy, việc phát

hiện và sửa chữa yếu điểm, củng cố và hoàn thiện hệ thống kiểm soát là nhiệm vụ quan trọng, thường trực của tất cả các doanh nghiệp, các đơn vị trong cơ chế thị trường.

Đứng trên quan điểm và góc độ đó, một số biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả của bộ máy kiểm soát nội bộ được đề xuất như sau:

3.2.1. Hoàn thiện hệ thống phương pháp kiểm soát nội bộ

Nền tảng cốt lõi của quy trình kiểm soát là hệ thống phương pháp kiểm soát, NHTMCP Ngoại thương Vn cần xây dựng một hệ thống phương pháp kiểm soát mang tính hướng dẫn cho từng nội dung hoạt động, từng mảng nghiệp vụ của kiểm soát nội bộ.

Các thủ tục kiểm soát sẽ thiết kế như sau:

(a) Thử nghiệm kiểm soát

Đây là yếu tố đầu tiên khi tiến hành kiểm soát. Có thể xây dựng sẵn một bảng câu hỏi về các chốt kiểm soát trong ngân hàng để xác định chốt kiểm soát này có hay không và hiệu quả của công cụ kiểm soát hiện có đối với loại nghiệp vụ này.

Bảng câu hỏi này được xây dựng dựa trên chính các quy trình nghiệp vụ đã được ban hành. Tính hiện hữu của hệ thống kiểm soát nội bộ chỉ nên kiểm tra lại khi quy trình nghiệp vụ ban hành mới hoặc có sửa đổi còn tính hiệu lực cần được kiểm tra hàng năm.

Ví dụ: Trong quy trình về giao dịch tiền mặt quy định: “ Khi khách hàng rút tiền, yêu cầu phải có đủ chữ ký khách hàng, kế toán giao dịch, chữ ký phê duyệt của kiểm soát thì thủ quỹ mới tiến hành chi tiền cho khách hàng”. Như vậy, có tính hiện hữu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong chốt kiểm soát này. Tuy nhiên, để xác định tính hiệu quả thì kiểm soát viên phải sử dụng một số các biện pháp kỹ thuật khác như: xác minh, kiểm tra chọn mẫu, quan sát,…

(b) Thủ tục phân tích

Thủ tục phân tích cần thực hiện trước khi tiến hành lập kế hoạch kiểm soát. Đồng thời trong quá trình kiểm soát cũng sử dụng các phương pháp này. Một số bước phân tích so sánh các thông tin tài chính, các tỷ lệ, hiện tượng để phát hiện và nghiên cứu về các trường hợp bất thường:

- Phân tích mức độ sai phạm thông qua báo cáo giám sát từ xa hàng tháng. - Phân tích các chỉ tiêu tài chính.

- Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch theo các chỉ tiêu.

Điển hình của phương pháp phân tích là phương pháp CAMELS để đánh giá hoạt động của ngân hàng. Nội dung của phương pháp này là so sánh các chỉ số tài chính từ báo cáo tài chính của tổ chức tín dụng với các chỉ số quy định trong quy chế, chế độ mà Thống đốc NHNN ban hành. Mục đích của phương pháp này là phân tích tài chính nhằm phát hiện ra các hiện tượng bất lợi cho TCTD, trên cơ sở đó khuyến nghị Ban lãnh đạo có biện pháp khắc phục. Đồng thời phương pháp này cho phép xác lập các chỉ tiêu làm rõ các hiện tượng lệch pha giữa vốn đầu vào đầu ra như: Sử dụng vốn không hiệu quả, không đảm bảo khả năng thanh toán; tỷ lệ lợi nhuận quá thấp so với mặt bằng lãi suất thi trường; chi phí cho 1 đồng vốn quá cao so với mặt bằng chung,…

Các thủ tục phân tích đưa ra chỉ mang tính hướng dẫn, các thủ tục phân tích chi tiết có thể do yếu tố kinh nghiệm của kiểm soát viên mang lại.

(c) Thủ tục kiểm tra chi tiết

Phương pháp kỹ thuật sử dụng: - Phương pháp kiểm tra đối chiếu. - Phương pháp xác minh.

- Phương pháp quan sát thực nghiệm. - Phương pháp phỏng vấn.

Mỗi phương pháp kỹ thuật giúp cho kiểm soát viên thu thập những bằng chứng kiểm toán khác nhau với mức độ tin cậy khác nhau. Do đó, trong trường hợp cụ thể, kiểm soát viên phải biết lựa chọn các phương pháp thích hợp để đạt hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Nâng cao chất lượng kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w