Tình hình tài chính của Công ty qua các nhóm chỉ tiêu tài chính cơ bản

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Veetex (Trang 45)

II. Các hoản phải thu ngắn

2.2.3. Tình hình tài chính của Công ty qua các nhóm chỉ tiêu tài chính cơ bản

2.2.3.1. Khả năng thanh toán của Công ty Cổ phần Veetex

Khả năng thanh toán ngắn hạn

Biểu đồ 2.2. Khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty giai đoạn 2011-2013

(Nguồn: Số liệu tính toán từ bảng 2.2 và 2.3)

2,462,259,907 8,271,852,204 7,030,000,000 3,231,450,425 8,925,881,352 10,571,91 1,212 1.31000 1.08000 1.5000 0.00 0.20 0.40 0.60 0.80 1.00 1.20 1.40 1.60 0 2000000000 4000000000 6000000000 8000000000 10000000000 2011 2012 2013

48

Hệ số thanh toán ngắn hạn dùng để đo lường khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn bằng các tài sản ngắn hạn hay nói cách khác là 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn. Ta thấy khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty năm 2012 giảm 0,23 lần so với năm 2011 do tài sản lưu động tăng với tốc độ 176,22% chậm hơn so với tốc độ tăng của nợ ngắn hạn (235,95%), chỉ tiêu này ở cả hai năm đều có giá trị lớn hơn 1 chứng tỏ khả năng đáp ứng nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty tốt. Tuy nhiên với xu hướng giảm dần thể hiện khả năng thanh toán đang có dấu hiệu xấu đi.

Đến năm 2013, khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty đạt 1,5 lần, tăng 0,42 lần so với năm 2012, tức là một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo thanh toán bởi 1,5 đồng tài sản lưu động đồng nghĩa với Công ty hoàn toàn có khả năng hoàn thành được nghĩa vụ trả nợ của mình khi tới hạn.

Khả năng thanh toán ngắn hạn của một doanh nghiệp cao có thể do lượng hàng tồn kho lớn tức là nguyên vật liệu dự trữ quá nhiều, không dùng hết và hàng hóa thành phẩm tồn kho không bán được. Tài sản lưu động tồn trữ lớn phản ánh việc sử dụng tài sản không hiệu quả vì bộ phận này không vận động, sinh lời vì vậy khả năng thanh toán hiện hành có cao hơn 1 nhưng thực tế chưa hẳn đã tốt. Do đó để đánh giá tốt hơn về khả năng thanh toán ta sử dụng chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh, chỉ tiêu sẽ loại bỏ sự tác động của hàng tồn kho là tài sản lưu động có khả năng thanh khoản thấp để có kết luận tốt hơn về đáp ứng nghĩa vụ nợ đối với các khoản vay cần thanh toán nhanh. Sự thay đổi của khả năng thanh toán nợ hiện hành được minh họa qua biểu đồ dưới đây:

Khả năng thanh toán nhanh

Biểu đồ 2.3. Khả năng thanh toán nhanh của Công ty giai đoạn 2011-2013

(Nguồn: Bảng 2.2) 0.44 0.24 0.63 0.00 0.10 0.20 0.30 0.40 0.50 0.60 0.70

Hệ số thanh toán nhanh là chỉ tiêu đánh giá chặt chẽ hơn khả năng thanh toán của doanh nghiệp, được xác định bằng tài sản ngắn hạn trừ đi hàng tồn kho và chia cho nợ ngắn hạn. Ở đây, hàng tồn kho bị loại ra vì trong tài sản ngắn hạn, hàng tồn kho được coi là loại tài sản gắn hạn có tính thanh khoản thấp nhất (khả năng chuyển hóa thành tiền lâu).

Năm 2011, khả năng thanh toán nhanh của Công tyở mức thấp là 0,44 lần, tức là một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 0,44 đồng tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của công ty bằng tài sản mà không cần bán hàng tồn kho là không tốt. Khả năng thanh toán nhanh của công ty chênh lệch khá nhiều so với khả năng thanh toán ngắn hạn do tỷ trọng hàng tồn kho chiếm khá cao, tới 61,45% trong tài sản lưu động.

Đến năm 2012 thì khả năng thanh toán nhanh giảm 0,2 lần và ở mức 0,24 lần do hàng tồn kho tăng nhanh với tốc độ 224,59% so với năm 2011 trong khi vốn lưu động chỉ tăng 176,22%. Tỷ trọng hàng tồn kho năm 2012 chiếm 76,24% tổng tài sản lưu động do khả năng tiêu thụ hàng hóa giảm sút bởi những yếu tố tiêu cực của thị trường vì vậy khả năng thanh toán nhanh có sự khác biệt khá lớn so với khả năng thanh toán ngắn hạn. Có thể nói, khả năng thanh toán nhanh trong năm 2012 của công ty vẫn không mấy khả quan so với mặt bằng chung là 0,41 lần của các doanh nghiệp cùng ngành.

Năm 2013 tuy chỉ tiêu này tăng những 0,39 lần so với năm trước, ở mức 0,63 lần, nhưng với tỷ lệ này thì công ty đang đứng trước những rủi ro thanh toán bởi 1 đồng nợ ngắn hạn chỉ được đảm bảo bởi 0,63 đồng tài sản lưu động không bao gồm hàng tồn kho. Chỉ tiêu này tăng do đến năm 2013, chỉ tiêu hàng tồn kho của Công ty đã giảm 7,52% so với năm 2012, cũng có nghĩa, Công ty bán được nhiều hàng hơn năm 2012.

Từ chỉ số về khả năng thanh toán ngắn hạn năm 2011 và 2012 cho thấy việc vốn bị ứ đọng trong kho sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của công ty. Năm 2013 tuy Công ty bán được nhiều hàng hơn do có thêm các cửa hàng, showroom mới, nhưng thời gian này, nền kinh tế nói chung vẫn khá trì trệ, hàng tồn kho khó có khả năng bán được ngay để phục vụ mục đích thanh toán khi đến hạn, chính vì vậy trong giai đoạn này khả năng thanh toán nhanh sẽ phản ánh tốt hơn khả năng thanh toán ngắn hạn khi đánh giá về năng lực trả nợ của công ty.

Để nghiên cứu sâu hơn về khả năng thanh toán, ta tiếp tục xem xét khả năng thanh toán tức thời trên biểu đồ sau.

50  Khả năng thanh toán tức thời

Biểu đồ 2.4. Khả năng thanh toán tức th i của Công ty giai đoạn 2011-2013

(Nguồn: Bảng 2.2)

Khả năng thanh toán tức thời của năm 2012 là 0,01 lần và năm 2011 là 0,07 lần. Như vậy có nghĩa rằng cứ 1 đồng nợ ngắn hạn sẽ được đảm bảo bằng 0,07 đồng tiền và các khoản tương đương tiền vào năm 2011 và 0,01 đồng vào năm 2012. Năm 2012 chỉ tiêu này giảm 0,06 lần so với năm 2011, nguyên nhân khoản tiền và tương đương tiền của Công ty năm 2012 bị giảm đi 14,17% so với năm 2011.

Năm 2013, chỉ tiêu này tăng 0,01 lần so với năm 2012, lên thành 0,03 lần, nguyên nhân là do chỉ tiêu Tiền và các khoản tương đương tiền của Công ty tăng 22,93% và Nợ ngắn hạn lại giảm 15,01% so với năm 2012.

Chỉ tiêu khả năng thanh toán tức thời của Công ty lại nhỏ hơn 1 rất nhiều. Điều này tiềm ẩn rủi ro mất khả năng thanh toán của công ty nếu như nó không huy động kịp thời số tiền cần thiết khi có hoạt động bất thường xảy ra. Công ty nên dự trữ một lượng tiền vừa phải (xác định lượng tiền mặt dự trữ tối ưu dựa trên mô hình Boumol),

2462259907 8271852204 7030000000 170492055 146289549 179829801 0.07 0.02 0.03 0.00 0.01 0.02 0.03 0.04 0.05 0.06 0.07 0.08 - 2,000,000,000 4,000,000,000 6,000,000,000 8,000,000,000 2011 2012 2013

Nợ ngắn hạn Tiền và các khoản tương đương tiền

không nên dự trữ quá ít, dễ làm ảnh hưởng đến uy tín của Công ty, liên quan đến vấn đề thanh toán nợ.

Từ những số liệu về khả năng thanh toán có thể thấy khả năng đáp ứng nghĩa vụ trả nợ của Công ty chưa thực sự tốt, thậm chí là khá xấu vào năm 2011, 2012, nhưng hầu như các chỉ số đó đã có dấu hiệu khả quan hơn khi dần tăng lên vào năm 2013. Tuy vậy, các chỉ tiêu dù tăng lên vào năm 2013 không phải là những con số an toàn, vì vậyCông ty cần có những chiến lược mới để cải thiện khả năng thanh toán trong tương lai, từ đó giúp công ty hạn chế rủi ro và thuận lợi hơn nếu cần vay nợ.

2.2.3.2. Khả năng quản lý tài sản của Công ty Cổ phần Veetex

Bảng 2.5. Hệ số thu nợ, hệ số trả nợ, hệ số ưu kho của Công ty giai đoạn 2011- 2013 ĐVT: lần 2011 2012 2013 Chênh ệch 2011-2012 2012-2013 Hệ số thu nợ 7 5,74 4,32 (1,26) (1,42) Hệ số trả nợ 2,45 3,11 5,43 0,66 2,32 Hệ số lưu kho 0,67 0,65 1,96 (0,02) 1,31 (Nguồn: Bảng 2.2&2.3)

Hệ số thu nợ năm 2012 giảm 1,26 lần so với năm 2011, năm 2013 giảm 1,42 lần so với năm 2012. Hệ số này năm 2013 ở mức 4,32, có nghĩa là trung bình cứ 4,32 đồng doanh thu thuần tạo ra thì cho nợ một đồng. Hệ số thu nợ giảm chứng tỏ hiệu quả của việc thu hồi công nợ của công ty tăng lên, công ty muốn tiết kiệm chi phí quản lý các khoản nợ và giảm rủi ro trong việc thu nợ. Với hướng đi này giúp công ty an toàn hơn về mặt tài chính trong thời điểm thu nợ khó khăn như hiện nay, tuy nhiên điều này có thể làm giảm tính cạnh tranh của công ty nếu chính sách thu nợ quá khắt khe.

Hệ số trả nợ có sự xu hướng tăng dần trong giai đoạn 2011-2013. Hệ số trả nợ năm 2012 so với năm 2011 tăng 0,66 lần tức là năm 2012 khoản phải trả của công ty quay được nhiều hơn 0,66 vòng so với năm 2011. Tương tự, năm 2013, khoản phải trả của Công ty qua được nhiều hơn 2,32 vòng so với năm 2012. Qua đó cho thấy Công ty giảm chiếm dụng vốn của nhà cung cấp và muốn nâng cao uy tín của mình khi chú trọng hơn tới nghĩa vụ trả nợ, đồng thời giảm rủi ro tài chính và rủi ro thanh khoản. Hệ số trả nợ của Công ty khá thấp có thể do uy tín của công ty đối với bạn hàng cao nên nhận được sự tin tưởng và cho chậm trả nợ hoặc do công ty muốn

52

tăng thời gian chiếm dụng vốn của người bán. Tuy nhiên kết hợp với những phân tích về khả năng thanh toán và tình hình tài chính của công ty năm 2013 thì hệ số trả nợ giảm có nguyên nhân từ việc kinh doanh không hiệu quả trong năm 2013 và khả năng thanh toán giảm sút. Vì vậy để giảm thiểu các rủi ro về thanh toán và giữ vững uy tín, công ty nên cải thiện hệ số trả nợ.

Hệ số ưu kho có sự thay đổi thất thường, giảm ở năm 2012 và tăng trong năm 2013. Giảm ở năm 2012 chứng tỏ một đơn vị sản phẩm hàng hóa dự trữ tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra giá trị giá vốn ngày càng thấp. Giá vốn hàng bán tăng 213,9% với tốc độ lớn ở năm 2011 và hàng tồn kho cũng tăng với tốc độ lớn 224,59% là nguyên nhân làm hệ số lưu kho giảm. Đây là dấu hiệu không tốt bởi giai đoạn này không khan hiếm hàng hóa nên không cần thiết phải dự trữ hàng, do đó hàng tồn kho tăng đồng nghĩa với việc vốn được sử dụng kém hiệu quả làm dòng tiền giảm đi và tăng chi phí sử dụng vốn. Như vậy đang có sự bất hợp lý trong khâu dự trữ cũng như những yếu kém trong khâu tiêu thụ sản phẩm khiến cho chi phí lưu kho tăng và ảnh hưởng không tốt đến tình hình tài chính.

Bảng 2.6. Các chỉ tiêu khả năng quản lý tài sản

ĐVT: ngày

CHỈ TIÊU 2011 2012 2012

Thời gian thu nợ trung bình 52 64 84

Thời gian luân chuyển kho trung bình 543 562 186

Thời gian trả nợ trung bình 108 85 49

Thời gian luân chuyển vốn bằng tiền trung bình 487 540 221

(Nguồn: Bảng 2.2&2.3)

Thời gian thu nợ trung bình tăng lên qua từng năm. Chỉ số này năm 2012 là

64 ngày, tăng 11 ngày so với năm 2011, năm 2013 tiếp tục tăng 21 ngày so với năm 2012. Thời gian thu nợ kéo dài do chính sách tín dụng của công ty được nới lỏng hơn vì nhiều khách hàng cũng gặp khó khăn về tài chính. Do vậy để phù hợp với tình hình thực tế thì công ty buộc phải tăng thời gian cho khách hàng nợ, quyết định này có thể làm công ty chậm thu hồi vốn để quay vòng nhưng nếu không làm vậy thì dễ làm giảm số lượng khách hàng. Mặc dù vậy, công tác quản lý các khoản phải thu của công ty cũng cần chặt chẽ để tránh bị tổn thất do không thu hồi được nợ.  Thời gian trả nợ trung bình có xu hướng giảm rõ rệt qua các năm. Năm 2012,

mất trung bình 108 ngày để Công ty thanh toán nợ tức là thời gian công ty chiếm dụng vốn của nhà cung cấp giảm đi 22 ngày so với năm 2011. Đến năm 2013, Công ty chỉ mất mất trung bình 48 ngày công ty để trả nợ. Đây là dấu hiệu đáng mừng

cho những nỗ lực cải thiện tình hình kinh doanh và năng lực tài chính của Công ty, khi mà thời gian trả nợ trung bình của năm 2013 giảm xuống, chỉ còn bằng gần 1/2 thời gian trả nợ trung bình của năm 2012.

Thời gian luân chuyển kho trung bình tăng vào năm 2012 và giảm vào năm

2013. Năm 2012 là 562 ngày, tăng 19 ngày so với năm 2011. Chỉ tiêu này đã phản ánh rất sát thực trạng khó tiêu thụ hàng hóa của công ty dẫn đến hàng hóa trong kho luân chuyển chậm, thời gian cho một vòng quay kho kéo dài, từ đó phát sinh thêm các chi phí lưu trữ, quản lý kho và cũng làm vốn chậm luân chuyển. Đến năm 2013, thời gian luân chuyển kho trung bình của Công ty chỉ còn ở mức 186 ngày, chỉ còn bằng 1/3 thời gian luân chuyển kho trung bình năm 2012. Nguyên nhân đến từ việc, Công ty có nhiều thêm những showroom, cửa hàng tại các thành phố lớn, mặt khác, người tiêu dùng ngày một biết đến và chọn mua sản phẩm của Công ty nhiều hơn, khiến cho Công ty tiêu thụ được nhiều hàng hóa hơn.

Thời gian luân chuyển vốn bằng tiền trung bình cũng tăng vào năm 2012,

tăng 53 ngày so với năm 2011, cho thấy vốn của công ty có xu hướng chậm luân chuyển, tức là cần nhiều thời gian hơn để có thể thu hồi được vốn dẫn tới giảm hiệu quả sử dụng vốn, thời gian này tăng lên chủ yếu do hàng tồn kho chậm luân chuyển. Nhưng đến năm 2013, chỉ tiêu này giảm mạnh, cụ thể giảm 319 ngày so với năm 2012, nguyên nhân là do số lượng hàng tồn kho đã giảm đi so với năm 2012. Thế nhưng, thời gian luân chuyển vốn bằng tiền trung bình của Công ty luôn ở mức cao, điều này có thể giúp Công ty gia tăng uy tín với các đối tác, bạn hàng, khách hàng, nhưng Công ty lại không tận dụng được một khoản vốn chiếm dụng có chi phí thấp.  Hiệu suất sử dụng tổng tài sản thay đổi thất thường trong giai đoạn 2011- 2013, giảm vào năm 2012 và tăng lên trong năm 2013 . Năm 2012, hiệu suất sử dụng tổng tài sản là 0,78 lần, giảm 0,05 lần so với năm 2011 (0,83 lần). Bình quân 1 đồng tài sản tham gia vào quá trình kinh doanh tạo ra 0,83 đồng doanh thu vào năm 2011 và 0,78 đồng doanh thu vào năm 2012. Nguyên nhân khiến cho hiệu suất sử dụng tổng tài sản năm 2012 giảm đi so với năm 2011 là do tốc độ tăng của doanh thu thuần là 144,74% trong khi đó tốc độ tăng của tổng tài sản là 161,61%. Hệ số này của doanh nghiệp còn ở mức thấp, và năm 2012 còn thấp hơn năm 2011, chứng tỏ Công ty sử dụng tài sản tạo ra lợi nhuận còn chưa hiệu quả. Đây là một chỉ tiêu thể hiện rõ sự tương quan giữa mức sinh lợi của Công ty so với tổng sản, cho biết hiệu quả của Công ty trong việc sử dụng tài sản để kiếm lời năm 2012 k m hơn năm 2011.

 Năm 2013, hiệu suất sử dụng tổng tài sản của Công ty có sự cải thiện, tăng 0,65 lần so với năm 2012. Nguyên nhân là do năm 2013, doanh thu thuần của Công ty là

54

15.564.827.169 VNĐ, có mức tăng vọt, tăng 218,89% so với năm 2012, trong khi đó, tốc độ tăng của tổng tài sản chỉ là 161,61%. Có thể nói, năm 2013, Công ty đã tạo được hiệu quả trong việc sử dụng tài sản để kiếm lời hơn năm 2012.

Biểu đồ 2.5. Hiệu suất sử dụng tài sản của Công ty giai đoạn 2011-2013

ĐVT: lần

(Nguồn: Bảng 2.2)

Hiệu suất sử dụng tài sản ƣu động đạt cao nhất trong năm 2013 là 1,47 lần.

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Veetex (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)