KHOÁNG SẢN BẢO THÔNG CAO BẰNG 2.1 Thực trạng kế toán nguyên vật liệu trên chứng từ kế toán
2.2 Thực trạng kế toán chi tiết nguyên vật liệu trên hệ thống sổ kế toán
Xuất phát từ đặc điểm, yêu cầu quản lý nguyên vật liệu cũng như vai trò của kế toán nguyên vật liệu trong hệ thống quản lý kinh tế, nên công tác kế toán nguyên vật liệu được xác định rõ ràng.
Trước tiên, từ khâu ghi chép kế toán vật tư phải có sự phản ánh đầy đủ, kịp thời số liệu hiện có và tình hình luân chuyển nguyên vật liệu cả về giá trị và hiện vật. Đồng thời kế toán cần thực hiện tính toán đúng đắn giá trị của vật tư nhập kho, xuất kho nhằm cung cấp thông tin kịp thời, chính xác phục vụ hiệu quả cho công tác quản lý.
Tiếp đến, khâu kiểm tra giám sát tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về thu mua, kế hoạch sử dụng nguyên vật liệu cho sản xuất cũng rất quan trọng cần có phương pháp phù hợp.
Cuối cùng là việc tổ chức hạch toán kế toán nguyên vật liệu phải phù hợp với tình hình sản xuất, kinh doanh thực tế và với phương pháp kế toán hàng tồn kho nhằm cung cấp thông tin cho việc tổ chức hạch toán các phần hành khác và việc lập báo cáo tài chính cũng như phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nguyên vật liệu là một trong những đối tượng kế toán, là tài sản cần phải được tổ chức, hạch toán chi tiết không chỉ về mặt giá trị mà cả về mặt hiện vật, không chỉ ở từng kho mà phải chi tiết đến từng loại, nhóm, thứ,…và phải được tiến hành đồng thời cả ở kho và phòng kế toán trên cùng cơ sở các chứng từ nhập, xuất kho. Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu là công việc hạch toán mà kế toán nguyên vật liệu phải kết hợp giữa thủ kho và phòng kế hoạch nhằm mục đích theo dõi tình hình nhập - xuất - tồn kho của từng loại vật liệu cả về số lượng, chủng loại, chất lượng và giá trị.
Công việc hạch toán chi tiết nguyên vật liệu có vai trò rất quan trọng nhưng việc theo dõi rất phức tạp do nghiệp vụ nhập - xuất diễn ra hàng ngày. Để theo dõi vật liệu được chính xác và thuận tiện nhất, bộ phận kế toán thường sử dụng các loại sổ kế toán sau:
• Sổ chi tiết vật liệu.
• Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ.
• Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn.
• Sổ cái tài khoản 152 - chi tiết cho các loại vật liệu cụ thể: - TK 1521: Nguyên liệu, vật liệu
TK 15211: Nguyên liệu, vật liệu chính TK 15212: Vật liệu phụ
- TK 1522: Nhiên liệu - TK 1523: Phụ tùng - TK 1525: Phế liệu
Tại Công ty TNHH Xây dựng và chế biến khoáng sản Bảo Thông - Cao Bằng, việc ghi sổ kế toán chi tiết nguyên vật liệu được thể hiện chi tiết như sơ đồ 2.1 dưới đây.
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ quy trình ghi sổ kế toán nguyên vật liệu
Công ty TNHH Xây dựng và chế biến khoáng sản Bảo Thông Cao Bằng hiện đang áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ cho công tác kế toán nguyên vật liệu tổng hợp và phương pháp thẻ song song cho công tác kế
Hoá đơn mua hàng hoá Phiếu nhập, xuất kho Chứng từ ghi sổ Sổ cái TK: 152 Bảng phân bổ NVL
Thẻ kho Sổ chi tiết vật liệu Sổ đăng ký CTGS Bảng tổng hợp N – X - T Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng
toán chi tiết nguyên vật liệu. Để có thể phục vụ tốt cho công việc quản lí và tạo ra mối quan hệ mật thiết với các khâu và phần hành kế toán thì kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp phải có sự kết hợp chặt chẽ với nhau.
Theo phương pháp ghi thẻ song song thì thủ kho sẽ căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất vật tư để ghi thẻ kho - được mở chi tiết theo từng danh điểm trong từng kho. Tại phòng kế toán, kế toán nguyên vật liệu cũng dựa trên các chứng từ nhập, xuất nguyên vật liệu để tính thành tiền nguyên vật liệu nhập, xuất và ghi vào sổ kế toán chi tiết nguyên vật liệu - sổ được mở tương ứng với thẻ kho. Cuối tháng kế toán sẽ tiến hành đối chiếu sổ kế toán chi tiết nguyên vật liệu với thẻ kho do thủ kho chuyển về rồi từ đó ghi vào bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn.
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ kế toán chi tiết vật liệu theo phương pháp ghi thẻ song song
THẺ KHO