Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế

Một phần của tài liệu Quản trị quy trình đàm phán để ký kết hợp đồng nhập khẩu sản phẩm chăm sóc tóc wella từ thị trường singapore của công ty tnhh nam dao hà nội (Trang 38)

3.4.3.1 Về mặt nhân sự

Hiện nay toàn công ty chỉ có 42 nhân viên trong khi đó khối lượng công việc khá lớn, nhiều bộ phận, phòng ban phải kiêm thêm các nhiệm vụ không thuộc chuyên môn của mình nên hiệu quả công việc chưa cao. Đặc biệt, đa số các nhân viên chưa được đào tạo bài bản các nghiệp vụ về hoạt động thương mại quốc tế. Bản thân các nhà quan trị trong công ty nói chung và các nhà quản trị phụ trách quy trình đàm phán nói riêng cũng đều xây dựng các chiến lược, kế hoạch và chương trình làm việc của mình dựa trên những hiểu biết, kinh nghiệm và kỹ năng hoạt động kinh doanh trong nước. Họ chưa từng tham gia một khoá học về quản lý trong môi trường thương mại quốc tế nào nên trong việc quản lý và ra quyết định còn gặp nhiều hạn chế nhất định.

3.4.3.2 Cơ sở vật chất, nguồn ngân sách phục vụ cho đàm phán còn hạn chế

Tuy các nhà quản trị quy trình đàm phán của công ty rất quan tâm tới việc bố trí sắp xếp phòng họp nơi diễn ra cuộc thảo luận song trên thực tế trụ sở kinh doanh của công ty có diện tích khá nhỏ. Phòng họp có không gian chật hẹp, thiếu các thiết bị phục vụ cho cuộc đàm phán như: máy chiếu,...nên trong nhiều trường hợp làm giảm hiệu quả của quá trình trao đổi thông tin dẫn đến nhiều hạn chế cho cuộc đàm phán. Đồng thời nguồn ngân sách chi cho hoạt động đàm phán nói chung và công tác quản trị quy trình đàm phán nói riêng còn ít nên không tránh khỏi những khó khăn nhất định.

3.4.3.3 Sự chủ quan của các nhà quản trị quy trình đàm phán

Trong các lĩnh vực kinh doanh thì hoạt động nhập khẩu và phân phối sản phẩm chăm sóc tóc của Wella được công ty TNHH Nam Dao Hà Nội xác định là hoạt động kinh doanh chủ đạo. Và theo như đó thì Wella là đối tác chính của công ty. Do hoạt động kinh doanh giữa hai bên tiến hành rất nhiều lần cùng với đó là việc thường xuyên diễn ra các cuộc đàm phán. Điều này cũng đem đến nhiều lợi ích cho phía công ty trong quá trình đàm phán. Tuy nhiên chính những điều này vô hình chung đã khiến cho các nhà quản trị của công ty khá chủ quan trong quá trình quản trị quy trình đàm phán nên khi xuất hiện các nội dung, tình huống đàm phán mới,

công ty khó có thể nắm bắt và đưa ra các cách thức xử lý nhanh chóng. Bởi lẽ họ chưa có sự chuẩn bị trước cho những tình huống bất ngờ có thể xảy ra.

3.4.3.3 Sự khác biệt về văn hoá

Do đối tác đến từ quốc gia khác nên có nhiều sự khác biệt về văn hoá, ngôn ngữ, luật pháp, quan điểm... Với mỗi một vấn đề thì các bên lại có những cách nhìn nhận và hướng giải quyết khác nhau. Các cách giải quyết này trong nhiều trường hợp lại mâu thuẫn và khác xa nhau rất nhiều chính vì thế gây khó khăn cho hai bên trong quá trình thảo luận để đi đến hướng giải quyết chung.

Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT VỚI VẤN ĐỀ QUẢN TRỊ QUY TRÌNH ĐÀM PHÁN ĐỂ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG NHẬP

Một phần của tài liệu Quản trị quy trình đàm phán để ký kết hợp đồng nhập khẩu sản phẩm chăm sóc tóc wella từ thị trường singapore của công ty tnhh nam dao hà nội (Trang 38)