Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dƣơng (Hiệp định TTP)

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục hải quan trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 80)

+ Tháng 9 năm 2008, Mỹ tuyên bố tham gia TPP. Tiếp theo đó, tháng 11 năm 2008, Úc và Pê-ru cũng tuyên bố tham gia TPP. Tại buổi họp báo công bố việc tham gia của Úc và Pê-ru, đại diện các bên khẳng định sẽ đàm phán để thiết lập một khuôn khổ mới cho TPP. Kể từ đó, các vòng đàm phán TPP đƣợc lên lịch và diễn ra cho đến nay. Từ năm 2006, qua nhiều kênh, Xinh-ga-po đã rất tích cực mời Việt Nam tham gia TPP - P4. Trƣớc những cân nhắc cả về khía cạnh kinh tế và chính trị, Việt Nam chƣa nhận lời mời này của Xinh-ga-po. Tuy

71

nhiên, với việc Mỹ quyết định tham gia TPP, và trƣớc khi tuyên bố tham gia TPP, Mỹ đã mời Việt Nam cùng tham gia Hiệp định này, Việt Nam đã cân nhắc lại việc tham gia hay không tham gia TPP. Đầu năm 2009, Việt Nam quyết định tham gia Hiệp định TPP với tƣ cách thành viên liên kết. Tháng 11 năm 2010, sau khi tham gia 3 phiên đàm phán TPP với tƣ cách này, Việt Nam đã chính thức tham gia đàm phán TPP. Trƣớc đó, tháng 10 năm 2010, Ma-lai-xia cũng chính thức tham gia vào TPP, nâng tổng số nƣớc tham gia đàm phán lên thành 9 nƣớc.

+ Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dƣơng (gọi tắt là Hiệp định TPP) hiện nay có 9 nƣớc tham gia đàm phán, gồm Bru-nây, Chi-lê, Hoa Kỳ, Ma- lai-xia, Niu Di-lân, Ôt-xtrây-lia, Pê-ru, Việt Nam và Xinh-ga-po. Ngoài các nội dung truyền thống nhƣ mở cửa thị trƣờng hàng hoá, đầu tƣ, dịch vụ... Hiệp định TPP còn đề cập nhiều vấn đề mới, phi truyền thống nhƣ lao động, môi trƣờng, mua sắm của Chính phủ, doanh nghiệp nhà nƣớc, liên kết chuỗi cung ứng... + Các Hiệp định, thỏa thuận mở cửa thị trƣờng tƣơng đƣơng của Việt Nam: . Hiệp định Khu vực thƣơng mại tự do ASEAN.

. Hiệp định Khu vực thƣơng mại tự do ASEAN-Trung Quốc. . Hiệp định Khu vực thƣơng mại tự do ASEAN-Hàn Quốc. . Hiệp định Khu vực thƣơng mại tự do ASEAN-Ấn Độ. . Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản.

. Hiệp định Khu vực thƣơng mại tự do ASEAN-Ôtxtrâylia-Niu Di-lân. . Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam-Nhật Bản.

+ Hoạt động dành riêng cho doanh nghiệp bên lề đàm phán

. Hội thảo “Quy định về xuất xứ hàng hoá và hải quan trong các Hiệp định thƣơng mại tự do” tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 18 tháng 5 năm 2011.

72

. Hội thảo “Vấn đề môi trƣờng trong các hiệp định thƣơng mại tự do (FTA), một số quy định liên quan và công tác thực thi” tại Hồ Chí Minh ngày 11 tháng 10 năm 2011 và tại Hà Nội ngày 14 tháng 10 năm 2011.

. Toạ đàm về “Đàm phán Danh mục bảo lƣu các biện pháp không tƣơng thích (NCM) trong dịch vụ và đầu tƣ trong Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP)” tại Hà Nội ngày 11 tháng 01 năm 2012.

. Hội thảo “Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP) - Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam” tại Hà Nội ngày 11 tháng 4 năm 2012 và thành phố Hồ Chí Minh ngày 13 tháng 4 năm 2012.

. Kể từ phiên đàm phán thứ 2 tại San Francisco, Hoa Kỳ, tháng 6 năm 2012, các nƣớc tham gia đàm phán TPP đã thƣờng xuyên tổ chức diễn đàn dành riêng cho các bên liên quan (Stakeholders’ Forum). Các bên liên quan, bao gồm cả các doanh nghiệp, của các nƣớc tham gia đàm phàn TPP đều có thể đăng ký tham gia Diễn đàn này trên cơ sở tự chịu kinh phí. Thông tin về đăng ký và thủ tục đăng ký có thể tham khảo tại Văn phòng Ủy ban quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế (Văn phòng Đoàn đàm phán Chính phủ).

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục hải quan trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)