Xuất một số giải pháp cải cách thủ tục hải quan

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục hải quan trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 101 - 105)

- Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)

4.4.xuất một số giải pháp cải cách thủ tục hải quan

Thời gian tới ngành Hải quan cần tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm: Tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào cải cách, hiện đại hóa hải quan; đảm bảo tiến độ, chất lƣợng việc thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN; tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp để

92

giảm thời gian thông quan, giải phóng hàng; giảm thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan; chú trọng công tác bồi dƣỡng, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức của đội ngũ Cán bộ Công chức.

Để thực hiện tốt đƣợc các nhiệm vụ trên, ngành Hải quan cần thực hiện một số giải pháp quan trọng sau:

a) Rà soát, hoàn thiện thể chế, trong đó đặc biệt chú trọng Luật Hải quan sửa đổi vừa đƣợc Quốc hội thông qua; đồng thời rà soát các quy định chƣa phù hợp trong các văn bản quy phạm pháp luật để kiến nghị sửa đổi kịp thời.

b) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và nâng cao hiệu quả thực hiện Hệ thống VNACCS/VCIS, đặc biệt là đàm phán với đối tác Nhật Bản13

để triển khai giai đoạn 2 của Hệ thống VNACCS/VCIS.

c) Thực hiện đồng bộ các giải pháp để giảm thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu.

d) Kiên quyết đổi mới công tác phối hợp, kiểm tra chuyên ngành, trong đó Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) phải chủ trì thực hiện hoạt động này.

e) Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, đặc biệt trong bối cảnh ngành Hải quan đang chuyển mạnh hoạt động kiểm tra từ "tiền kiểm" sang “hậu kiểm” nhƣ hiện nay.

f) Đối với công tác xây dựng lực lƣợng, phải tiếp tục đề cao tinh thần, trách nhiệm, đạo đức của Cán bộ Công chức trong thực thi công vụ; tiếp tục thực hiện tốt Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh; chú trọng công tác xây dựng Đảng.

g) Tăng cƣờng công tác hội nhập quốc tế sâu rộng

13

93

- Trong bối cảnh toàn cầu hóa, có thể thấy tính chất quốc tế càng đƣợc thể hiện rõ nét và khẳng định hơn nữa tầm quan trọng của cơ quan hải quan không chỉ ở góc độ thực thi chính sách quản lý nhà nƣớc đối với hàng hóa, phƣơng tiện xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, mà còn ở vai trò đảm bảo an ninh cộng đồng, tạo thuận lợi cho thƣơng mại quốc tế, đảm bảo môi trƣờng lành mạnh cho các hoạt động kinh tế trong nƣớc.

- Một nội dung thời sự hiện nay là an ninh thƣơng mại. Đây là nội dung phức tạp, nhạy cảm. Trong thời gian tới Hải quan Việt Nam cần hỗ trợ trang thiết bị kiểm tra kiểm soát hiện đại, đặc thù nhƣ máy soi container, máy phát hiện phóng xạ, ma túy, thuốc nổ và đào tạo nâng cao nhận thức cho cán bộ hải quan và các bộ ngành liên quan về lĩnh vực mới mẻ này, qua đó giúp Việt Nam trong công tác kiểm soát xuất nhập khẩu, chống khủng bố,...

Kết luận Chương 4

Trên cơ sở phân tích đánh giá công cuộc cải cách thủ tục hải quan liên quan trực tiếp đến quan hệ kinh tế của Việt Nam với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Vai trò của Hải quan đƣợc xem nhƣ "Người lính gác cửa nền kinh tế của đất nước" trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế thì ngƣời lính gác cửa cũng chính là những ngƣời chào đón khách quốc tế và do đó càng phải thể hiện đúng với tinh thần hữu nghị, hợp tác để các bên đều có lợi và thể hiện rõ tinh thần hiếu khách của ngƣời Việt Nam. Điều này đòi hỏi ngành Hải quan kết hợp với các Bộ, ngành liên quan cùng tiến hành một cách có hiệu quả cải cách không chỉ thủ tục hải quan mà cả các lĩnh vực khác trong ngành Hải quan để ngành Hải quan thực sự là cầu nối giữa các doanh nghiệp, các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc để góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trƣờng quốc tế bằng tính hiệu quả và cạnh tranh của nền kinh tế.

94

Luận văn cũng đánh giá và định hƣớng một số giải pháp trong việc ứng dụng hải quan điện tử ở Việt Nam hiện nay trong bối cảnh hội nhập sâu rộng kinh tế quốc tế.

KẾT LUẬN

Cải cách thủ tục hải quan trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế đóng vai trò quyết định để đảm bảo hiệu quả trong hoạt động xuất nhập khẩu và thƣơng mại quốc tế. Cải cách thủ tục hải quan bao gồm cải cách thủ tục hải quan truyền thống và đặc biệt việc ứng dụng hải quan điện tử, chữ ký số và thực hiện cơ chế một cửa quốc gia theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Để cải cách thủ tục hải quan có hiệu quả cần xây dựng đƣợc thể chế pháp luật hải quan, đơn giản hóa, tự động hóa, công khai hóa, dân chủ hóa về thủ tục hải quan. Bên cạnh đó, Ngành Hải quan cần đầu tƣ đổi mới về nghiệp vụ chuyên môn, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đổi mới xây dựng bộ máy, đội ngũ nhân sự để đáp ứng việc thực hiện hải quan điện tử hiện đại và chuyên nghiệp hiện nay trong quy trình xuất nhập khẩu. Quá trình cải cách thủ tục hải quan tại Việt Nam đang phát triển rõ nét theo cam kết với Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) thông qua việc hiện nay Hải quan Việt Nam đang hợp tác với Hải quan các nƣớc phát triển đầu tƣ ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện thủ tục hải quan điện tử, hệ thống thông quan tự động (Vnacs) và cơ chế một cửa quốc gia. Hệ thống Vnacs đã góp phần tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và Nhà nƣớc tiết kiệm nhiều thời gian và chi phí. Các phân tích cho thấy rằng trên thực tế, việc cải cách thủ tục hải quan trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay mới chỉ thực hiện đƣợc phần nào các chức năng hải quan điện tử mà một nƣớc có nền kinh tế thị trƣờng phát triển cần có. Đặc biệt, Hải quan Việt Nam chƣa đầu tƣ đồng bộ hệ

95

thống hạ tầng kỹ thuật, đào tạo chuyên sâu cho lực lƣợng hải quan và việc cam kết thực hiện các chuẩn mực, thông lệ quốc tế về việc ứng dụng hải quan điện tử. Kinh nghiệm quốc tế chỉ ra rằng việc đổi mới, hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng là điều hết sức cần thiết để cải cách thủ tục hải quan.

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục hải quan trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 101 - 105)