Vấn đề cải cách thủ tục hải quan tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục hải quan trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 55 - 76)

- Cùng với chủ trƣơng đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, quá trình mở cửa và hợp tác với các nƣớc trên thế giới đƣợc thúc đẩy mạnh mẽ ở nƣớc ta kể từ sau

3.2. Vấn đề cải cách thủ tục hải quan tại Việt Nam

Với lịch sử gần 70 năm xây dựng và phát triển, ngành Hải quan Việt Nam đã có những đóng góp hết sức to lớn vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nƣớc, thể hiện qua các mặt: Góp phần quan trọng tạo thuận lợi cho hoạt động xuất

46

nhập khẩu; thu ngân sách nhà nƣớc; chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại; góp phần hoàn thiện thể chế về hoạt động xuất nhập khẩu thông qua những hoạt động thực tiễn3

.

3.2.1. Cải cách thể chế pháp luật Hải quan

- Bên cạnh việc đầu tƣ về cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực thì việc từng bƣớc hoàn thiện hệ thống thể chế là một yêu cầu đặt ra trong tiến trình cải cách, hiện đại hóa Hải quan Việt Nam. Luật Hải quan 54/2014/QH13 đƣợc Quốc hội thông qua tháng 6-2014, chính thức có hiệu lực từ 1/1/2015 mang một sứ mệnh quan trọng để đạt mục tiêu trên.

- Trải qua quá trình hình thành và phát triển gần 70 năm qua, ngành Hải quan Việt Nam đã từng bƣớc hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động của ngành. Từ chỗ Hải quan Việt Nam còn phải tạm thời sử dụng những quy định nghiệp vụ về thuế quan của chính quyền thực dân đến việc xây dựng và ban hành đƣợc “Điều lệ Hải quan”, Pháp lệnh Hải quan (năm 1990) và tiếp đó là Luật Hải quan (năm 2001), Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Hải quan (năm 2005) và Luật Hải quan 54/2014/QH13… là cả một quá trình hoàn thiện thể chế của ngành Hải quan. Ở mỗi giai đoạn phát triển của ngành Hải quan, hệ thống cơ sở pháp lý này đều phục vụ đắc lực cho việc triển thực hiện các nhiệm vụ chính trị đƣợc giao. Đến nay, trải qua cả một quá trình đổi mới, cải cách thủ tục hành chính, thủ tục hải quan đã đƣợc công khai, minh bạch, đơn giản và thuận lợi hơn; thời gian thông quan từng bƣớc đƣợc rút ngắn, phù hợp với yêu cầu cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm hài hoà thủ tục hải quan với các chuẩn mực quốc tế mà Việt Nam

3

Theo Quyết định 48/2011/QĐ-TTg ngày 30/8/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ; Thông tƣ liên tịch số 84/2013/TTLT-BTC-BCT-BGTVT ngày 25/6/2013 thực hiện cơ chế hải quan một cửa quốc gia và Luật Hải quan năm 2014

47

đã ký kết, gia nhập. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn lại đặt ra những yêu cầu mới về hoàn thiện thể chế. Vì vậy Luật Hải quan cần phải thay đổi để đáp ứng và phù hợp với xu hƣớng phát triển của xã hội, yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực Hải quan, cùng với đó là yêu cầu của việc phải nhanh chóng hiện đại hoá hoạt động Hải quan để thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế cũng nhƣ bảo đảm sự hội nhập của Hải quan Việt Nam với Hải quan các nƣớc trong khu vực và trên thế giới.

- Quan điểm xuyên suốt mà lãnh đạo Bộ Tài chính và lãnh đạo Tổng cục Hải quan xác định trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Luật Hải quan (sửa đổi) là đổi mới toàn diện hoạt động Hải quan thông qua tạo điều kiện áp dụng quản lý hải quan hiện đại phù hợp với thông lệ quốc tế, góp phần bảo vệ lợi ích chủ quyền và an ninh quốc gia, góp phần thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài và nâng cao sức cạnh tranh trong nƣớc và quốc tế của các doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế...Quan điểm này đã đƣợc Quốc hội, Chính phủ ủng hộ bằng việc ngày 23/6/2014, Quốc hội đã bấm nút thông qua Luật Hải quan với số phiếu tán thành cao (91,16%/92% đại biểu tham dự). So với Luật Hải quan hiện hành, Luật Hải quan (sửa đổi) có rất nhiều quy định mang tính cải cách, tiếp cận với các chuẩn mực quốc tế; đánh dấu một bƣớc phát triển mới về cơ sở pháp lý để ngành Hải quan tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng, góp phần bảo vệ lợi ích chủ quyền và an ninh quốc gia.

- Quan điểm, mục tiêu và nội dung đã rõ ràng, tuy nhiên để chính sách thực sự đi vào cuộc sống thì công tác triển khai những nội dung của Luật Hải quan là rất quan trọng. Xác định đƣợc nhiệm vụ quan trọng này, ngành Hải quan coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong thời gian tới. Đồng thời, ngay sau khi Luật Hải quan đƣợc thông qua, Tổng cục trƣởng Tổng cục Hải

48

quan đã ban hành Chỉ thị số 929/CT-TCHQ để triển khai Luật Hải quan. Cụ thể nhƣ sau:

+ Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật Hải quan Việt Nam theo hƣớng hiện đại, đồng bộ, tuân thủ chủ trƣơng về cải cách thủ tục hành chính và các chuẩn mực, cam kết quốc tế; xây dựng hệ thống pháp luật Hải quan hiện đại bao gồm đầy đủ các quy định về: thủ tục hải quan, chế độ quản lý hải quan và các cơ chế tạo thuận lợi cho hoạt động thƣơng mại, các quy định về quản lý thuế, kiểm soát biên giới, chế tài, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, quy định quyền hạn của cơ quan hải quan tƣơng xứng với trách nhiệm thực thi pháp luật Hải quan, pháp luật thuế và pháp luật khác có liên quan4

.

- Xây dựng Luật Hải quan sửa đổi là đổi mới toàn diện hoạt động Hải quan Việt Nam thông qua việc áp dụng quản lý hải quan hiện đại phù hợp với thông lệ quốc tế, đảm bảo an ninh chính trị, lợi ích chủ quyền và an ninh quốc gia; góp phần thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài và nâng cao sức cạnh tranh trong nƣớc và quốc tế của các doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế5

.

+ Trong đó, đặt ra 4 mục tiêu, yêu cầu cụ thể khi triển khai Luật Hải quan Việt Nam.

. Trƣớc hết là tạo nền tảng pháp luật thực hiện chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội Việt Nam 2020-2030 đã đƣợc Quốc hội phê duyệt, chiến lƣợc phát triển tài chính, chiến lƣợc phát triển hải quan đã đƣợc Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt6

.

4

Thực hiện Nghị định số 63/NĐ-CP; Chỉ thị số 07/CT-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về cải cách và kiểm soát thủ tục hành chính ngày 06/9/2013

5

Theo Điều 12, Luật Hải quan, 2014 6

Theo Quyết định 2471/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lƣợc xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2010, định hƣớng đến năm 2030

49

. Thứ hai là đổi mới toàn diện các nội dung và các điều Luật Hải quan Việt Nam theo hƣớng gia tăng các quy định nhằm cải cách thủ tục hành chính; cải cách thủ tục hải quan theo hƣớng đơn giản, rõ ràng, công khai, thuận tiện, thống nhất, tạo thuận lợi thƣơng mại, đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế, thực hiện hải quan điện tử, một cửa quốc gia, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, phục vụ phát triển kinh tế xã hội7

.

. Thứ ba là tập trung làm rõ hơn các quy định nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả của hoạt động Hải quan Việt Nam trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo vệ an ninh kinh tế; nâng cao hiệu lực và hiệu quả trong phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới, gian lận thƣơng mại; tăng cƣờng sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nƣớc và các tổ chức, cá nhân có liên quan với cơ quan hải quan trong việc thực hiện pháp luật hải quan.

. Và cuối cùng là phải khắc phục đƣợc các vƣớng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Luật; tháo gỡ bất cập, chồng chéo trong hệ thống pháp luật Hải quan Việt Nam và bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với các pháp luật liên quan; bảo đảm tính khả thi, minh bạch và thuận lợi cho tổ chức thực hiện.

Bảng 3.6: Thống kê tình hình xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI 2003-2012

Năm

(Year)

Xuất khẩu (Exports) Nhập khẩu (Imports)

Trị giá (Value) (Tỷ USD/ Tốc độ tăng/ giảm Tỷ trọng trong tổng XK Trị giá (Value) (Tỷ USD/ Tốc độ tăng/ giảm Tỷ trọng trong tổng NK 7

Theo Văn bản 5298/TCHQ-PC ngày 06/9/2013 của Tổng cục Hải quan về việc quán triệt thực hiện cải cách và kiểm soát thủ tục hành chính hải quan; Theo Quyết định 488/QĐ-TTg ngày 25/3/2011 của Thủ tƣớng Chính Phủ về việc phê duyệt chiến lƣợc phát triển Hải quan đến năm 2020

50 Bil.US$) (Annual change %) (Share in all Exports %) Bil.US$) (Annual change %) (Share in all Imports %) 2003 6,34 37,8 31,4 8,81 33,1 34,9 2004 8,82 39,1 33,3 11,08 25,8 34,7 2005 11,18 26,8 34,5 13,64 23,1 36,9 2006 14,75 31,9 37,0 16,49 20,9 36,7 2007 19,29 30,8 39,7 21,72 31,7 34,7 2008 24,17 25,3 38,6 27,88 28,4 34,5 2009 24,18 0,04 42,3 26,07 -6,5 37,3 2010 34,13 41,2 47,2 36,97 41,8 43,6 2011 47,87 40,3 49,4 48,84 32,1 45,8 2012 64,04 33,7 55,9 59,94 22,7 52,7

Nguồn: Tổng cục Hải quan

3.2.2. Áp dụng thủ tục hải quan điện tử, chữ ký số, cơ chế một cửa quốc gia

- Hiện đại hóa hải quan là một trong những nỗ lực đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ nhằm tạo giảm bớt thủ tục rƣờm rà, cũng nhƣ giúp các tổ chức, doanh nghiệp tiết giảm tối đa chi phí trong giao dịch với ngành Hải quan. Trong thời gian qua, ngành Hải quan đã đầu tƣ nhiều dự án quan trọng liên quan đến việc hiện đại hóa ngành, trong đó phải kể đến là dự án “Thông quan điện tử”, dự án này đƣợc đầu tƣ khá đồng bộ cả về mặt pháp lý lẫn hạ tầng công nghệ thông tin, đã phần nào đáp ứng nhu cầu quản lý hải quan và trở thành công cụ hữu hiệu hỗ trợ Hải quan Việt Nam cũng nhƣ các cơ quan chính phủ khác có

51

liên quan triển khai thành công Cơ chế hải quan một cửa quốc gia theo cam kết của Chính phủ Việt Nam trong khu vực; tạo thuận lợi cho các hoạt động thƣơng mại, đầu tƣ tại Việt Nam cũng nhƣ tăng cƣờng tính hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý Nhà nƣớc nói chung và công tác quản lý Nhà nƣớc về hải quan nói riêng.

- Thủ tục hải quan điện tử, vấn đề này đã đƣợc thực hiện đầu tiên vào năm 2005 theo Quyết định số 149/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 của của Thủ tƣớng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử tại 02 chi cục của hai đơn vị là Cục Hải quan Thành phố Hải Phòng và Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi kết thúc giai đoạn 1 triển khai thí điểm thủ tục hải quan điện tử theo Quyết định 149/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 của Thủ tƣớng Chính phủ, với mục tiêu mở rộng thủ tục hải quan điện tử về phạm vi cũng nhƣ về địa bàn áp dụng, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 52/2007/QĐ-BTC ngày 22/6/2007. Nhằm mở rộng và khắc phục những vƣớng mắc trong việc thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử của giai đoạn trƣớc, Tổng cục Hải quan đã tham mƣu Bộ Tài chính, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định 103/2009/QĐ-TTg thay thế Quyết định số 149/2005/QĐ-TTg. Quyết định số 103/2009/QĐ-TTg là tiền đề để Tổng cục Hải quan mở rộng phạm vi thực hiện thủ tục hải quan điện tử trong toàn quốc.

- Năm 2012, sau khi thủ tục hải quan điện tử đã thực hiện tƣơng đối ổn định, Tổng cục Hải quan tiếp tục tham mƣu cho Bộ Tài chính và Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Nghị định số 87/2012/NĐ-CP ngày 23/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật hải quan về thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thƣơng mại đặt cơ sở cho việc thực hiện chính thức thủ tục hải quan điện tử. Từ đó đến nay, thủ tục hải quan điện tử đã đƣợc

52

thực hiện tại 34 Cục Hải quan tỉnh, thành phố trong toàn quốc. Tính đến ngày 15/06/2013, tổng số hơn 39.000 doanh nghiệp tham gia thực hiện thủ tục hải quan điện tử (chiếm 94 % tổng số doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan trên toàn quốc), với tổng số tờ khai lên tới 2.260.000 tờ (chiếm 90,3% số lƣợng tờ khai xuất nhập khẩu của cả nƣớc với kim ngạch xuất nhập khẩu đạt khoảng 107 tỷ USD, chiếm 96,7% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nƣớc). Trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan điện tử, mức độ tự động hóa và điện tử hóa đƣợc nâng cao đã mang lại dịch vụ hải quan ngày càng tốt hơn cho cộng đồng doanh nghiệp.

Hải quan Việt Nam sử dụng hệ thống thông quan tự động Vnaccs

- Trong thời gian vừa qua, đƣợc sự ủng hộ, quan tâm đặc biệt của Lãnh đạo cấp cao từ Thủ tƣớng Chính phủ, Lãnh đạo Bộ Tài chính và đặc biệt là sự nỗ lực của Tổng cục Hải quan. Đến nay, thông qua cơ sở hợp tác song phƣơng Việt Nam – Nhật Bản, Hải quan Việt Nam đã xây dựng và đƣa vào vận hành chính thức Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS từ ngày 01/4/2014 trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng, triển khai hải quan điện tử và thực hiện cơ chế hải quan một cửa quốc gia phục vụ hiện đại hóa hải quan tại Việt Nam”.

- Mục tiêu của dự án là xây dựng và chuyển giao cho Hải quan Việt Nam hệ thống thông quan tự động (VNACCS/VCIS) trên nền tảng áp dụng công nghệ và kỹ thuật của hệ thống công nghệ thông tin đang đƣợc cơ quan Hải quan và các cơ quan Chính phủ của Nhật Bản áp dụng để thông quan hàng hóa/phƣơng tiện (hệ thống NACCS/CIS). Qua đó, kết quả cụ thể của dự án là VNACCS/VCIS đƣợc triển khai trên nền tảng đồng bộ về pháp lý, hạ tầng công nghệ thông tin đƣợc đầu tƣ đáp ứng nhu cầu quản lý hải quan và trở thành công cụ hữu hiệu hỗ trợ Hải quan Việt Nam cũng nhƣ các cơ quan Chính phủ khác có liên quan triển

53

khai thành công Cơ chế hải quan một cửa quốc gia theo cam kết của Chính phủ Việt Nam trong khu vực; tạo thuận lợi cho các hoạt động thƣơng mại, đầu tƣ tại Việt Nam cũng nhƣ tăng cƣờng tính hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nƣớc nói chung và công tác quản lý nhà nƣớc về Hải quan nói riêng.

- Thông qua Dự án này, Hệ thống phần mềm VNACCS/VCIS phục vụ cho thông quan bao gồm: E-Declaration: tiếp nhận, xử lý thông tin và thông quan hàng hóa xuất khẩu/nhập khẩu trên cơ sở tờ khai và bộ hồ sơ hải quan điện tử; E-manifest: tiếp nhận, xử lý thông tin hàng hóa đi/hàng hóa đến trên cơ sở bản lƣợc khai hàng hóa (manifest) điện tử và các thông tin có liên quan; E-Invoice, E-P/L: điện tử hóa một số chứng từ thƣơng mại và vận tải bao gồm hóa đơn thƣơng mại (invoice) và bản kê đóng gói hàng hóa (Packing List - P/L); E- Payment: thanh toán thuế điện tử; E-C/O: xử lý giấy chứng nhận xuất xứ điện tử. - Việc thực hiện dự án này có tầm quan trọng đặc biệt và ý nghĩa to lớn đối với Ngành Hải quan, góp phần đổi mới phƣơng thức quản lý, thói quen và kinh nghiệm quản lý theo phƣơng pháp quản lý tiên tiến. Bên cạnh đó, triển khai dự án còn góp phần thực hiện thành công các mục tiêu của Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hoá Hải quan giai đoạn 2011 – 2015 và Chiến lƣợc phát triển Hải quan Việt Nam đến năm 2020 là Hải quan Việt Nam đạt trình độ tƣơng đƣơng với các nƣớc tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á.

- Dự án này đƣợc coi là hoạt động cơ bản để hiện thực hóa các mục tiêu

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục hải quan trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 55 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)