- Hệ thống thông quan tự động và Cơ chế một cửa quốc gia gồm 02 hệ thống nhỏ: (i) Hệ thống thông quan tự động (gọi tắt là Hệ thống NACCS); (ii) Hệ
1.3. Kinh nghiệm của một số nƣớc về cải cách thủ tục hải quan
1.3.1. Quy chế thủ tục và phân luồng trên cơ sở sử dụng công nghệ quản lý rủi ro
Trên cơ sở phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và trao đổi quốc tế, thủ tục hải quan và quy trình nghiệp vụ phải đƣợc nhanh chóng cải tiến, trên cơ sở ứng dụng công nghệ quản lý rủi ro và lựa chọn trọng điểm kiểm tra để đạt
27
hiệu quả nhƣ mong muốn. Hải quan của các nƣớc đều nhận định tăng cƣờng kiểm tra sẽ làm giảm tốc độ thông quan hàng hóa và làm tăng phí tổn cho ngƣời chịu kiểm tra.
1.3.2. Cải tiến cơ cấu tổ chức ngành Hải quan phục vụ hiện đại hóa và tinh giản tổ chức bộ máy
Kinh nghiệm các nƣớc cho thấy, cơ cấu tổ chức ngành Hải quan cần xây dựng trên nền tảng xử lý thông tin ở mọi cấp. Đây là lĩnh vực mà Hải quan các nƣớc trong khu vực ASEAN tập trung theo khuyến nghị của các chuyên gia và tổ chức Hải quan trên thế giới, qua đó đã có kết quả hết sức khích lệ. Kinh nghiệm Hải quan của các nƣớc trong khu vực ASEAN cho thấy Việt Nam cần triển khai các công việc sau:
- Xác định rõ quyền hạn cụ thể của các đơn vị và vị trí làm việc.
- Phân tích quyền hạn quản lý rủi ro khỏi quyền hạn giám sát thi hành pháp luật.
- Phân xếp loại đội ngũ nhân viên.
- Sáp nhập các đơn vị có chức năng chồng chéo.
- Khống chế tỷ lệ ngƣời tham gia trực tiếp vào hoạt động nghiệp vụ.
- Giảm bớt các khâu trung gian và tập trung tăng cƣờng cho lực lƣợng cơ động.
Ví dụ: Tại Hải quan Malaysia và Hải quan Philippin, triển khai hiện đại hóa đƣợc tách khỏi quá trình tinh giảm biên chế, nhằm hạn chế những tác động tiêu cực và phản ứng không có lợi từ chính nội bộ.