Phân loại theo nội dung

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập chương Dao động cơ học nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi chuyên Vật lý (Trang 30)

Bài tập có nội dung lịch sử: là bài tập chứa đựng những kiến thức có liên quan tới lịch sử như những dữ liệu về các thí nghiệm vật lý cổ điển, những phát minh, hay những câu chuyện có tính chất lịch sử.

Bài tập có thể có nội dung cụ thể hoặc trừu tượng. Trong đó bài tập có nội dung cụ thể: là bài tập có dữ liệu là các con số cụ thể, thực tế và học sinh đưa ra lời giải dựa vào vốn kiến thức Vật lý cơ bản đã có. Bài tập Vật lý có nội dung trừu tượng: là những bài tập có dữ kiện dưới dạng chữ. Trong đó bài tập này, bản chất được nêu bật trong đề bài, những chi tiết không bản chất đã được loại bỏ bớt. Học sinh có thể nhận ra được cần sử dụng công thức, định luật vật lý nào để giải bài tập đã cho.

Đề tài vật lý: cơ học, nhiệt học, điện học, quang học.

Kỹ thuật tổng hợp: là các bài tập có nội dung chứa đựng các kiến thức.

1.2.3.2. Phân loại theo phương thức cho điều kiện và phương thức giải

Theo cách này, người ta phân các bài tập Vật lý thành 5 loại: Bài tập định tính, bài tập định lượng, bài tập thí nghiệm, bài tập đồ thị. Phân loại này cho phép giáo viên lựa chọn bài tập tương ứng với sự chuẩn bị toán học của học sinh, mức độ kiến thức và sáng tạo của học sinh.

Bài tập đinh lượng: Bài tập đinh lượng là những bài tập khi giải phải sử dụng các phương pháp toán học dựa trên các định luật, quy tắc hoặc thuyết Vật lý. Đây là dạng bài tập phổ biến nhất, sử dụng rộng rãi trong chương trình trung học phổ thông. Dạng bài tập này có điểm nổi bật lớn nhất là khắc sâu kiến thức của học sinh, rèn luyện cho học sinh những phương pháp nhận thức đặc thù của Vật lý, đặc biệt là suy luận toán học.

Bài tập thí nghiệm: Đây là dạng bài tập mà trong đó thí nghiệm là công cụ để tìm ra các đại lượng trong bài toán, hoặc để kiểm chứng một định luật, một thuyết trong Vật lý. Bài tập thí nghiệm có thể là thí nghiệm biểu diễn hoặc thí nghiệm thực tập của học sinh.

22

Bài tập đồ thị: Là dạng bài tập phân tích đồ thị từ đó tìm ra các điều kiện giải bài toán. Dạng bài tập này chủ yếu rèn kỹ năng vẽ và đọc đồ thị cho học sinh. Việc áp dụng phương pháp đồ thị cho phép diễn đạt trực quan hiện tượng Vật lý, cho cách giải trực quan hơn, phát triển kỹ năng vẽ và đọc đồ thị là những kỹ năng rất cần thiết trong kỹ thuật.

Bài tập trắc nghiệm khách quan: Bài tập trắc nghiệm khách quan thường dùng để kiểm tra kiến thức trong phạm vi rộng, số lượng người được kiểm tra nhiều, kết quả thu được khách quan không phụ thuộc vào người chấm. Bài tập này yêu cầu học sinh phải nhớ, hiểu và vận dụng đồng thời nhiều các kiến thức liên quan.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập chương Dao động cơ học nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi chuyên Vật lý (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)