Vai trò, mục đích sử dụng bài tập Vật lý trong dạy học

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập chương Dao động cơ học nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi chuyên Vật lý (Trang 28)

“Trong quá trình dạy học ở trung học phổ thong bài tập Vật lý đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Ở mỗi góc độ, mỗi trường hợp cụ thể bài tập vật lý đề thể hiện những vai trò đặc thù của mình:

- Trong quá trình giải quyết các tình huống cụ thể do các bài tập Vật lý đặt ra, học sinh phải sử dụng các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa… để giải quyết vấn đề, do đó tư duy học sinh có điều kiện để phát triển. Việc rèn luyện, hướng dẫn học sinh làm bài tập Vật lý là biện pháp rất hiệu quả phát triển tư duy Vật lý cho học sinh.

- Về phương diện giáo dục, giải các bài tập Vật lý sẽ giúp hình thành các phẩm chất cá nhân của học sinh như tình yêu lao động, trí tò mò sự khéo léo, khả năng tự lực, hứng thú với học tập, ý chí và sự kiên trì đạt tới mục đích đặt ra.

20

- Giải các bài tập Vật lý góp phần giáo dục kỹ thuật tổng hợp cho học sinh. Các bài tập Vật lý gắn với cuộc sống, với kỹ thuật, với thực tiễn sản xuất thường đem lại nhiều hứng thú cho học sinh.

- Giải các bài tập Vật lý là một phương pháp đơn giản để kiển tra, hệ thống hóa kiến thức, kỹ năng và thói quen thực hành, cho phép mở rộng và làm sâu sắc thêm kiến thức đã học.

- Vận dụng các định luật Vật lý, đặc biệt là các định luật bảo toàn, sẽ tạo cơ hội hình thành thế giới quan duy vật biện chứng cho học sinh, phát triển tư duy biện chứng đồng thời với tư duy logic hình thức.”

- Để phát huy tối ưu các vai trò đó, trong quá trình dạy học giáo viên cần phải chú ý lựa chọn, xây dựng hệ thống bài tập và phương pháp hướng dẫn giải bài tập Vật lý đa dạng và phù hợp với mỗi mục đích sử dụng. Bài tập Vật lý có thể sử dụng với những mục đích cụ thể sau:

Ôn tập, củng cố, mở rộng kiến thức, kỹ năng học sinh.

- Huy động kiến thức cũ, kiến thức nền tảng, đặt vấn đề khởi đầu kiến thức mới.

- Phát triển tư duy suy luận, tư duy sáng tạo của học sinh và bồi dưỡng phương pháp nghiên cứu khoa học cho học sinh.

- Rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn, phát triển thói quen vận dụng kiến thức một cách khái quát.

- Rèn luyện đức tính tự lập, kiên trì vượt khó và năng lực tự học của học sinh.

- Kiển tra mức độ nắm vững kiến thức và kỹ năng của học sinh.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập chương Dao động cơ học nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi chuyên Vật lý (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)