Nâng cao phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác THẨM ĐỊNH tài CHÍNH dự án đầu tư tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH (Trang 90)

Lý do thực hiện giải pháp: Trong thời điểm mở cửa nền kinh tế và hội nhập kinh tế khu vực như hiện nay, các nhà đầu tư nước ngoài và các tổ chức tài chính quốc tế đang du nhập vào Việt Nam với những phương pháp thẩm định ở các giác độ khác nhau, góc nhìn khác nhau. Do đó, Chi nhánh cần chủ động lựa chọn phương pháp thẩm định tài chính có hiệu quả nhất, hợp lý nhất và phù hợp nhất với toàn cảnh thực tế để ứng dụng công tác thẩm định vào thực tiễn.

Nội dung thực hiện giải pháp:

Các phương pháp thẩm định tại Chi nhánh đã được CBTĐ áp dụng một cách triệt để, có sự vận dụng linh hoạt cho từng đối tượng. Tuy nhiên theo thời gian các phương pháp này cần có sự cải tiến và bổ sung cho phù hợp với xu hướng phát triển chung của thế giới. Việc vận dụng các phương pháp thẩm định mới tại Chi nhánh như phương pháp phân tích độ nhạy, phân tích tình huống, phương pháp mô phỏng…cần được đưa ra thành kế hoạch cụ thể, cần bổ sung những khoản chi phí cho việc mua, chuyển nhượng công nghệ mới, thuê chuyên gia, đồng thời bồi dưỡng cán bộ sử dụng thành thạo công nghệ mới này.

Với các phương pháp thẩm định hiện đang sử dụng tại Chi nhánh như phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp phân tích độ nhạy…cần được đổi mới và bổ sung thường xuyên trong cách thức thực hiện:

- Khi sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu để thẩm định khía cạnh tài chính của chủ đầu tư, CBTĐ không những chỉ sử dụng báo cáo tài chính của 3 năm gần nhất mà nên nghiên cứu sâu hơn quá trình hoạt động phát triển của doanh nghiệp từ khi thành lập tới nay, xem xét khách hàng đã có quan hệ tín dụng với tổ chức nào, từng xuất hiện nợ quá hạn hoặc không trả được nợ chưa. Ngoài ra CBTĐ cũng cần so sánh đối chiếu cơ cấu dòng tiền của doanh nghiệp: bao nhiêu phần trăm thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh, bao

nhiêu từ hoạt động đầu tư tài chính…

- Khi sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy, CBTĐ cần kết hợp phương pháp này với phương pháp dự báo, tìm ra những nhân tố có thể ảnh hưởng tới kết quả hoạt động của dự án trong tương lai. Cần tiến hành phân tích độ nhạy khi có nhiều thông số cùng biến đổi bởi nếu phân tích ảnh hưởng riêng lẻ của một nhân tố sẽ không đánh giá chính xác sự biến động của dự án CBTĐ cũng cần dựa vào trạng thái thị trường, xu hướng biến động của nền kinh tế để đưa ra mức thay đổi của các yếu tố một cách khách quan, khoa học chứ không mang tính chất chủ quan, chung chung.

Sử dụng phương pháp phân tích mô phỏng Monte Carlo vào quá trình thẩm định. Phân tích mô phỏng Monte Carlo bằng chương trình phân tích rủi ro và dự báo Crystal Ball là một trong những phương pháp phân tích rất hiệu quả, giúp giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng hơn.

Dưới đây em xin trình bày một cách tổng quát các bước thực hiện mô phỏng như sau:

Bước 1: Xây dựng mô hình tính tóan bằng các bảng tính hiệu quả dự án: - Bảng thông số dự án

- Bảng lạm phát

- Bảng kế hoạch vay và trả nợ - Lịch đầu tư và khấu hao - Bảng doanh thu

- Bảng chi phí

- Bảng vốn lưu động - Bảng giá vốn hàng bán - Bảng báo cáo lãi lỗ

- Bảng kết quả ngân lưu của dự án theo quan điểm tổng đầu tư và quan điểm chủ đầu tư

Các biến rủi ro này tập trung ở bảng thông số của dự án. Ta chỉ nên xác định các biến rủi ro được đánh giá có ảnh hưởng nhiều đến kết quả của dự án.

Bước 3: Định nghĩa các giả thiết (biến rủi ro)

Xác định các phân phối xác suất thích hợp cho các giả thiết nêu trên trong bảng phân phối xác suất của Crystal Ball. Việc xác định hình dạng phân phối xác suất thích hợp cho mỗi biến rủi ro dựa trên các điều kiện để hình thành nên loại phân phối xác suất đó.

Xác định các tham số cho loại phân phối xác suất được chọn: Crystal Ball sẽ tự động làm thích hợp loại phân phối xác xuất cho biến rủi ro lựa chọn nếu có dãy dữ liệu lịch sử (bằng lệnh Fit). Nếu không có sẵn dãy dữ liệu lịch sử, chúng ta dựa trên nhận xét đó và dựa trên kinh nghiệm có được để xác định các tham số.

Bước 4: Xác định và định nghĩa tương quan giữa các biến rủi ro

Các biến rủi ro của dự án có tương quan với nhau như: giữa giá bán, các chi phí với lạm phát có tương quan đồng biến nhau. Nếu có dãy dữ liệu lịch sử của các biến rủi ro có tương quan, Crystal Ball sẽ tự động định nghĩa độ mạnh tương quan giữa các biến. Nếu không xác định được dãy dữ liệu lịch sử thì ta có thể định nghĩa độ mạnh tương quan giữa hai biến dựa trên nhận xét đó và kinh nghiệm thực tế. Chẳng hạn như giữa chi phí nhiên liệu và lạm phát là hai biến có tương quan đồng biến mạnh. Trong thực tế các biến thường có tương quan lẫn nhau.

Bước 5: Định nghĩa các dự báo ở dự báo cần đánh giá

Gồm NPV và IRR theo quan điểm tổng đầu tư và theo quan điểm chủ đầu tư. Chúng ta cũng có thể xác định các dự báo khác nhau tùy theo yêu cầu và mục đích phân tích cụ thể.

Bước 6: Chạy mô phỏng

Trước khi chạy mô phỏng ta xác định các thông số như số lần thử tối đa, đồ thị độ nhạy. Giả sử ta cho số lần thử là 1.000 lần. Trong quá trình chạy mô phỏng Crystal Ball tạo ra đồ thị dự báo cho mỗi ơ dự báo bằng các phân phối

tần số. Sau khi kết thúc chạy mô phỏng, Crystal Ball tạo ra các đồ thị sau: đồ thị dự báo tương ứng vối 4 dự báo:

- NPV theo quan điểm TIPV - IRR theo quan điểm TIPV - NPV theo quan điểm EPV - IRR theo quan điểm EPV

Đồ thị độ nhạy: Liệt kê theo thứ tự tỷ trọng giảm dần mức độ nhạy cảm của từng biến rủi ro có ảnh hưởng đến các dự báo, cho phép ta dễ dàng quan sát được mức độ ảnh hưởng của những biến này đến kết quả cần phân tích.

Bước 7: Phân tích các kết quả sau khi chạy mô phỏng

Sau khi chạy mô phỏng ta có thể truy xuất tất cả những thông tin đã khai báo cho mô hình bằng một báo cáo. Trên cơ sở những kết quả thể hiện bằng đồ thị sau khi chạy mô phỏng theo các bước nêu trên và báo cáo, ta dễ dàng lượng hóa được mức độ rủi ro của các chỉ tiêu tài chính của dự án. Đứng trên quan điểm tổng đầu tư, theo kết quả phân tích như trên của dự án, ta thấy chi phí quản lý và bán hàng và giá bán là hai biến rủi ro có tác động nhiều nhất đến NPV của dự án. Theo đó tùy theo thái độ chấp nhận đối với rủi ro của từng ngân hàng mà có những chính sách hay biện pháp thích hợp để kiểm sóat và hạn chế rủi ro cũng như có căn cứ khoa học để tư vấn cho khách hàng trong quá trình triển khai và thực hiện dự án.

Kết quả của giải pháp: Phương pháp thẩm định tại Chi nhánh được CBTĐ áp dụng ngày càng khoa học, hiện đại, phù hợp với thực tế thẩm định dự án đầu tư tại Việt Nam. Các phương pháp này được sử dụng linh hoạt tùy theo tính chất của dự án và lượng thông tin mà CBTĐ thu thập được nên chất lượng thẩm định dự án đầu tư sẽ ngày càng được nâng cao.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác THẨM ĐỊNH tài CHÍNH dự án đầu tư tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w