Khái quát kết quả kinh doanh của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam CN

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác THẨM ĐỊNH tài CHÍNH dự án đầu tư tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH (Trang 34)

triển Việt Nam - CN Bình Định

Trong những năm vừa qua, đặc biệt là từ khi Việt Nam gia nhập WTO, cũng như nhiều địa phương khác trên địa bàn tỉnh Bình Định cũng đã xuất hiện nhiều NHTM tiến hành mở rộng mạng lưới hoạt động của mình. Để hòa nhập vào xu thế phát triển chung và tăng cường khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn, Ban lãnh đạo, đội ngũ cán bộ công nhân viên của Ngân hàng BIDV- Bình Định đã không ngừng nổ lực, nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng, đẩy mạnh phát triển hoạt động kinh doanh cả về số lượng lẫn chất lượng, đưa các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng dần trở nên quen thuộc với khách hàng. Từ việc mở rộng nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng đã mang lại kết quả bước đầu như sau:

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng BIDV - CN Bình Định giai đoạn 2011-2013

(ĐVT: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tăng trưởng

2011-2013

Tổng tài sản 5,333 5,870 6,917 14%

Tổng doanh thu 696 930 1,095 25%

Lợi nhuận trước thuế

120 155 116 -2%

(Nguồn: Phòng Kế hoạch-Tổng hợp BIDV Bình Định)

Nhìn lại diễn biến thị trường tài chính tiền tệ năm 2013 có thể thấy, tăng trưởng tín dụng chính là một trong những thách thức lớn nhất mà các ngân hàng phải đối diện. Tuy nhiên, tính đến 31-12-2013 tổng tài sản đạt 6,917 tỷ đồng tăng 14% so với cùng kỳ năm 2011 và tiếp tục là một trong những Ngân hàng TMCP có quy mô tổng tài sản dẫn đầu thị trường. Với nợ xấu kiểm soát ở mức thấp <1%.

Duy trì hiệu quả kinh doanh vẫn chưa ổn định: đến 31/12/2013, LNTT năm 2012 của Ngân hàng BIDV- CN Bình Định đạt được 155 tỷ đồng nhưng sang năm 2013 thì chỉ đạt 116 tỷ đồng chủ yếu là do chi phí tài chính tăng cao. Xử lý nợ xấu cũng là một nguyên nhân khiến lợi nhuận của Ngân hàng sụt giảm mạnh.

Lợi nhuận giảm do ảnh hưởng chung từ nền kinh tế và hệ thống ngân hàng đã khiến cho các chỉ tiêu sinh lời của Ngân hàng BIDV- Bình Định cũng bị ảnh hưởng. ROA , ROE của ngân hàng trong 3 năm gần đây có xu hướng giảm. Tính đến 31.12.2013, ROA đạt 1,4% và ROE đạt 13,72%. Theo xu hướng chung của toàn hệ thống ngân hàng, do Ngân hàng Nhà nước liên tục điều chỉnh giảm lãi suất để hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn khiến cho thu nhập lãi thuần của các ngân hàng bị ảnh hưởng.

Ta thấy doanh thu từ năm 2011 đến năm 2013 tăng lên đáng kể, tăng 14%. Đạt được kết quả này là do phía ngân hàng đã tích cực trong việc thu

hồi và xử lý nợ quá hạn phát sinh, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, đem lại nguồn thu nhập cho ngân hàng.

Với tổng tài sản tăng trưởng bình quân 1%/năm, dư nợ tín dụng tăng bình quân 19%/năm, vốn huy động tăng bình quân 25%/năm. Chất lượng hoạt động ổn định. Chuyển dịch mạnh mẽ sang hoạt động kinh doanh bán lẻ với dư nợ bán lẻ tăng bình quân 3%/năm, huy động vốn bán lẻ tăng bình quân 17%/năm. Tỷ trọng thu dịch vụ ròng trong tổng lợi nhuận chiếm tỷ lệ cao.

*Tình hình huy động vốn của Chi nhánh

Trong những năm qua, Ngân hàng BIDV- Bình Định luôn chú trọng khai thác, huy động vốn tối đa nguồn vốn nhàn rỗi tại địa phương, đảm bảo nguồn vốn tăng trưởng ổn định, bền vững, làm cơ sở vững chắc đáp ứng yêu cầu vốn cho khách hàng nhanh chóng, đầy đủ với thời gian và lãi suất thích hợp, đảm bảo khả năng thanh toán, chi trả của ngân hàng và nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Nguồn vốn tăng trưởng thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.2. Tình hình huy động vốn của Ngân hàng BIDV- CN Bình Định giai đoạn 2011 -2013 (Đơn vị: tỷ đồng) STT Chỉ tiêu 2011 2012 2013 1 Huy động vốn cuối kì 3,200 4,800 4,661 2 Huy động vốn bình quân 2,100 3,880 3,334 3 Huy động vốn bán lẻ (cá nhân, hộ gia đình) 1,100 1,360 1,327 4 Tỷ lệ HĐV bằng VND 94% 96% 96%

(Nguồn: Phòng Kế hoạch-Tổng hợp BIDV Bình Định)

Huy động vốn là nền tảng, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của NHTM là khởi nguồn của mọi hoạt động kinh doanh nhằm tạo ra lợi nhuận cho NHTM. Hiệu quả của hoạt động huy động vốn còn quyết định đến kết quả kinh doanh của ngân hàng cũng như đo lường được uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng. Chi nhánh đã tích cực triển khai

nhiều chương trình khuyến mãi, nhiều sản phẩm huy động theo chỉ đạo của hội sở chính; chứng chỉ tiền gửi dài hạn, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm tặng nhà, tiết kiệm thẻ cào, tiết kiệm trình, sản phẩm triển khai đạt kết quả tốt.

Đa dạng hóa nguồn vốn huy động, tăng dần tỷ trọng tiền gửi dân cư và đa dạng hóa khách hàng tổ chức, giảm dần tỷ trọng tiền gửi tập trung vào các khách hàng lớn, tăng dần độ ổn định của nguồn vốn huy động.

Năm 2012, cơ cấu huy động vốn của BIDV tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng tiền gửi nhóm khách hàng Dân cư tăng mạnh cả về khối lượng và tỷ trọng theo đúng định hướng của BIDV, khối khách hàng tổ chức cũng đạt được sự tăng trưởng về khối lượng nhưng giảm dần về tỷ trọng trên tổng huy động vốn.

Bước sang năm 2013, tình hình huy động vốn của Chi nhánh đã có sự chuyển biến tốt, cụ thể như sau:

Huy động vốn cuối kỳ: đạt 4,661 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2011. Trong đó:

+ Huy động vốn bán lẻ: tăng 16% (1,327 tỷ đồng) so với năm 2011. + Huy động vốn bình quân: tăng 23% (3,334 tỷ đồng) so với năm 2011. Ngoài ra ngân hàng còn HĐV bằng VND: tăng 96% so với năm 2011. Huy động tiền gửi khách hàng chủ yếu là tiền gửi có kì hạn với tỷ trọng tăng dần qua các năm. Nguồn vốn huy động bình quân tăng trưởng năm 2011 đạt 2,100 tỷ đồng đến năm 2013 tăng lên 3,334 tỷ đồng, đạt 21% kế hoạch kinh doanh.

Trong năm 2013, huy động vốn của BIDV đối mặt với nhiều khó khăn, tuy nhiên, bằng việc áp dụng đồng bộ các chính sách hợp lý, triển khai nhiều sản phẩm huy động vốn cạnh tranh, xây dựng và triển khai các cơ chế động lực trong huy động vốn. Công tác huy động vốn đạt được nhiều kết quả vượt bậc, nguồn vốn huy động (bao gồm tiền gửi khách hàng, phát hành giấy tờ có giá, các khoản tiền gửi tiền vay được ghi nhận vào nguồn vốn huy động), đặc biệt có mức tăng mạnh trong huy động vốn dân cư.

Hiện nay không chỉ có Ngân hàng BIDV mà kể cả Ngân hàng khác việc huy động vốn là một điều khó nhưng việc sử dụng vốn sao cho đạt hiệu quả là điều khó hơn. Một trong những vấn đề mà cán bộ tín dụng quan tâm là làm sao sử dụng vốn đạt hiệu quả cao, tỷ lệ rủi ro thấp, đó là cả một nghệ thuật trong kinh doanh.

Hoạt động tín dụng luôn là hoạt động cốt lõi trong sự phát triển của Ngân hàng BIDV- Bình Định. Đến cuối năm 2013, BIDV có tổng dư nợ tín dụng đạt 339.923 tỷ đồng (bao gồm cho vay bằng nguồn vốn ODA, ủy thác). Đây là năm thứ ba liên tiếp, BIDV là một trong hai ngân hàng có thị phần dư nợ tín dụng lớn nhất tại Việt Nam. Hoạt động tín dụng cũng là hoạt động thu lãi rất quan trọng trong tổng doanh thu của BIDV.

- Hoạt động tín dụng của BIDV trong năm 2013 được điều hành chủ động, linh hoạt, kịp thời vừa thể hiện vai trò tiên phong trong việc thực hiện chính sách tiền tệ, góp phần bình ổn thị trường tiền tệ, ổn định kinh tế vĩ mô đồng thời phù hợp với diễn biến thị trường và tình hình nguồn vốn của hệ thống.

- Dư nợ cuối kỳ tăng trưởng ổn định qua các năm, chiếm thị phần lớn trên địa bàn. Trong những năm qua, mặc dù trong tình hình khó khăn chung nhưng BIDV Bình Định vẫn đảm bảo cung ứng đủ nguồn vốn cho nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp.

Bảng 2.3: Tình hình tín dụng của Ngân hàng BIDV- CN Bình Định giai đoạn 2011- 2013

(ĐVT: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tỷ trọng

2011- 2013 (%) KH TH KH TH KH TH Dư nợ cuối kỳ 5,030 5,030 5,800 5,780 6,750 6,702 15% Dư nợ bình quân 44,300 4,400 5,230 5,400 6,189 19% Dư nợ bán lẻ (cá 300 370 445 450 550 395 3% 96

nhân, hộ GĐ)

Dư nợ NQD 2,950 3,700 4,400 4,430 5,449

Dư nợ tài trợ XNK 670 700 800 858 946

Nợ quá hạn <0,7% <0,7% <0,7%

Nợ xấu (nhóm 3-5) <1% <1% <1% <1% 2% 2%

(Nguồn: Phòng Kế hoạch-Tổng hợp BIDV Bình Định)

- Dư nợ bán lẻ (cá nhân, hộ gia đình) năm 2012 là 450 tỷ đồng tăng 80 tỷ,tương ứng tăng 8.2% so với năm 2011. Nhưng đến năm 2013 giảm xuống chỉ còn 395 tỷ đồng.

- Dư nợ ngoài quốc doanh năm 2012 là 4.330 tỷ đồng tăng 730 tỷ,tương ứng tăng 81.3% so với năm 2011 và năm 2013 tăng 5,449 tỷ đồng tăng 3% so với năm 2011.

- Nợ quá hạn qua nhìn chung không có gì thay đổi. Tuy nhiên, nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) tăng nhẹ so với năm 2011. Vì vậy, năm 2013 Ngân hàng BIDV vẫn phải dành tới hơn 6.500 tỷ đồng để trích lập dự phòng rủi ro.

Hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng thể hiện khả năng quản lý của cán bộ tín dụng, đồng thời nó quyết định sự tồn tại, phát triển hay tiêu vong của Ngân hàng.

Hoạt động cho vay vốn của Ngân hàng đem lại phần lớn nguồn lợi nhuận thu được. Hoạt động tín dụng cho đến thời điểm hiện nay là hoạt động chủ yếu của Ngân hàng. Điều này thể hiện rõ trong bảng sau :

Bảng 2.4: Tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng BIDV- CN Bình Định giai đoạn 2011-2013

(ĐVT : Tỷ Đồng)

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tỷ trọng

2011-2013(%)

Doanh số cho vay 10,250 10,454 11,190 4%

1.Doanh số cho vay bán lẻ

787 957 833 3%

XNK

(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Tổng hợp BIDV Bình Định)

Ta thấy sự tăng trưởng về tình hình dư nợ qua 3 năm cụ thể như sau:

Về doanh số cho vay, năm 2012 là 10.454 tỷ đồng, tăng so với năm 2011 sang đến năm 2013 tăng 11,190 tỷ đồng tăng 4% so với năm 2011, chứng tỏ quy mô của ngân hàng rất lớn và ngày càng mở rộng, số lượng khách hàng ngày càng tăng, đặc biệt là các DN đầu tư SX chiếm tỷ trọng lớn trong doanh số cho vay.

Nếu như hoạt động HĐV là quá trình tập trung nguồn vốn thì quá trình cho vay được coi là quá trình phân bổ nguồn vốn.

* Hoạt động dịch vụ:

Bên cạnh hai hoạt động chính là huy động vốn và tín dụng, Ngân hàng BIDV- Bình Định luôn chú trọng đầu tư và phát triển hoạt động dịch vụ. Thu dịch vụ ròng hàng năm đều tăng cao.

Các dịch vụ truyền thống của Ngân hàng BIDV- Bình Định luôn chiếm ưu thế trên địa bàn với chất lượng ổn định: thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước, tài trợ thương mại, dịch vụ bảo lãnh, mua bán ngoại tệ…Ngân hàng BIDV-Bình Định đã triển khai mạnh mẽ các sản phẩm dịch vụ hiện đại như: dịch vụ ATM, VISA, Bảo hiểm, các dịch vụ qua Internet, qua điện thoại,…

Bảng 2.5 : Hoạt động dịch vụ của Ngân hàng BIDV- CN Bình Định giai đoạn 2011-2013

(ĐVT:Tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2103 TTBQ

2011-2013 KH TH KH TH KH TH Thu dịch vụ ròng 50,0 56,0 59,0 61,0 59,0 37,7 -18% Số lượng khách hàng cá nhân 61,000 68,300 76,824 12% SLKH cá nhân sử dụng BSMS 9,725 13,935 17,535 34% Số KH dịch vụ thu hộ 2,054 2,310 2,310 6% SL máy ATM 16 16 16 0% SL thẻ nội địa 48,215 61,339 74,804 25% 96

Số lượng POS 89 107 121 17%

(Nguồn: Phòng Kế hoạch-Tổng hợp BIDV Bình Định)

Ta thấy, thu dịch vụ ròng giai đoạn 2011 – 2013 của BIDV tăng trưởng không đều năm 2011 đạt 56.0 tỷ đồng đến năm 2012 tăng lên 61.0 tỷ đồng nhưng đến năm 2013 giảm xuống chỉ còn 37.7 tỷ đồng.

Mạng lưới ATM và POS của Ngân hàng BIDV từ năm 2009 đến nay cũng liên tục được mở rộng và phủ khắp 63 tỉnh thành của cả nước. Đến hết 31/03/2013, BIDV đã có gần 1.300 ATM và trên 4.000 POS trên toàn hệ thống. Trong năm 2013, BIDV tiếp tục có kế hoạch mở rộng mạng lưới ATM/POS của mình nhằm phục vụ tối đa nhu cầu sử dụng thẻ của khách hàng.

Với mục tiêu trở thành nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt nam, Ngân hàng BIDV đã và đang đẩy mạnh các dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong đó có dịch vụ thẻ. Các sản phẩm dịch vụ thẻ đã được phát triển mạnh mẽ và đa dạng.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác THẨM ĐỊNH tài CHÍNH dự án đầu tư tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w