Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác THẨM ĐỊNH tài CHÍNH dự án đầu tư tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH (Trang 25)

Đây là những nhân tố không thuộc tầm kiểm soát của Ngân hàng, Ngân hàng chỉ có thể khắc phục và thích nghi.

* Từ phía doanh nghiệp

Hồ sơ dự án mà chủ đầu tư trình lên là cơ sở quan trọng để Ngân hàng thẩm định do đó trình độ lập, thẩm định, thực hiện dự án của chủ đầu tư yếu kém sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng thẩm định của Ngân hàng: phải kéo dài thời gian phân tích, tính toán, thu nhập thêm thông tin…Đặc biệt đối với các doanh nghiệp Việt Nam, khả năng quản lí cũng như tiềm lực tài chính rất hạn chế rủi ro dự án tạo hoạt động không hiệu quả như dự kiến càng lớn với Ngân hàng - người cho vay phần lớn vốn đầu tư vào dự án.

Mặt khác tính trung thực của thông tin do chủ đầu tư cung cấp cho Ngân hàng về: tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng tài chính hiện có, những thông số trong dự án…cũng như mọi vấn đề.

* Môi trường kinh tế

Mức độ phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia quy định kinh nghiệm năng lực phổ biến của chủ thể trong nền kinh tế, quy định độ tin cậy của các thông tin, do đó ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định. Nền kinh tế chưa phát triển, cơ chế kinh tế thiếu đồng bộ cùng với sự bất ổn của các điều kiện kinh tế vĩ mô… đã hạn chế việc cung cấp những thông tin xác thực phản ánh đúng diễn biến, mối quan hệ thị trường, những thông tin về dự báo tình trạng nền kinh tế… Đồng thời các định hướng, chính sách phát triển kinh tế, xã hội theo vùng, ngành…chưa được xây dựng một cách cụ thể, đồng bộ và ổn định cũng là một yếu tố rủi ro trong phân tích, chấp nhận hay phê duyệt dự án.

* Môi trường pháp lí

Những khiếm khuyết trong tính hợp lí đồng bộ và hiệu lực của các văn bản pháp lí của Nhà nước đều tác động xấu đến chất lượng thẩm định (cũng như kết quả hoạt động của dự án). Ví dụ sự mâu thuẫn chồng chéo của các

văn bản, dưới luật về các lĩnh vực, sự thay đỏi liên tục những văn bản về quy chế quản lí tài chính, tính không hiệu lực của pháp lệnh kế toán thống kê… làm thay đổi tính khả thi của dự án theo thời gian cũng như khó khăn cho Ngân hàng trong việc đánh giá, dự báo rủi ro, hạn chế trong thu thập những thông tin chính xác (ví dụ như một doanh nghiệp có nhiều loại báo cáo tài chính phục vụ cho những mục đích khác nhau).

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN

VIỆT NAM - CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH

2.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN Bình Định

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – CN Bình Định

Tên đầy đủ : Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bình Định.

Tên viết tắt : BIDV Bình Định

Tên giao dịch quốc tế : Joint Stock Commerical Bank for Investment and Development of Vietnam- Binh Dinh Branch

Địa chỉ Địa chỉ : 72 Lê Duẩn - Quy Nhơn- Bình Định Số điện thoại : (056). 3520002

Fax : (056). 3520055

Website : www.bidv.com

Email : Ino@bidv.com.vn

Swift : BIDVVNVX580

Slogan : “Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công”

 Chứng khoán: Điểm hỗ trợ giao dịch chứng khoán BIDV (BSC), Tầng 7, 72 Lê Duẩn - TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

 Bảo hiểm: Chi nhánh công ty Bảo hiểm BIDV (BIC)- Tầng 7,72 Lê Duẩn, TP. Quy Nhơn ,tỉnh Bình Định.

Ngày 30/03/1977 Chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết tỉnh Nghĩa Bình - tiền thân của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Bình Định hiện nay - ra đời theo Quyết định số 580 ngày 15/11/1976 của Bộ Tài chính.

Ngày 24/06/1981, chuyển Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam sang Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và thành lập Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam theo Nghị định 259/CP của Hội đồng Chính Phủ.

Ngày 20/12/1982 Chi nhánh NH Đầu Tư và Xây dựng tỉnh Nghĩa Bình được thành lập theo mô hình vừa 2 cấp vừa 3 cấp, trực thuộc hệ thống NH Đầu tư và Xây dựng Việt Nam.

Ngày 01/07/1989 giải thể Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng khu vực Nghĩa Bình thành lập Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng khu vực Bình Định và Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng khu vực Quảng Ngãi theo Quyết định số 99/NH-QĐ của Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước.

Ngày 26/11/1990 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có Quyết định số 105/NH-QĐ quyết định chuyển các Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng thành các Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển; Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Bình Định được thành lập.

Từ đó đến ngày 22/04/2012 hoạt động kinh doanh của Chi nhánh phát triển không ngừng cả về quy mô hoạt động cũng như chất lượng phục vụ. Hàng loạt các sản phẩm dịch vụ ngân hàng thương mại được đưa vào áp dụng.

Ngày 23/4/2012 đổi tên thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Bình Định. Theo giấy phép, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập dựa trên cơ sở cổ phần hóa và chuyển đổi ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 100% vốn nhà nước.[7,2]

Quy mô hiện tại:

Mặc dù đang trong giai đoạn nền kinh tế có nhiều khó khăn thách thức, ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính kinh tế thế giới, nhưng hoạt động kinh doanh của BIDV – CN Bình Định luôn ổn định và phát triển không ngừng cả về quy mô hoạt động cũng như chất lượng phục vụ:

 Tổng tài sản của Chi nhánh tăng nhanh từ 265 tỷ vào đầu năm 1995 và cho đến năm 2013 là 6917 tỷ đồng.

 Dư nợ tín dụng từ 200 tỷ vào đầu năm 1995 đến năm 2013 đạt mức dư nợ gần 6917 tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay bình quân 6189 tỷ đồng.

 Tổng huy động vốn tính đến năm 2013 đạt gần 4.661 tỷ đồng.

 Hàng loạt các sản phẩm dịch vụ ngân hàng thương mại được đưa vào áp dụng: cùng với toàn hệ thống, các sản phẩm dịch vụ công nghệ cao cũng dần được triển khai và ngày càng hiện đại hơn, sau khi dự án hiện đại hóa được triển khai thành công, các dịch vụ Homebanking, ATM, VISA, BSMS, IBMB, WU, POS… đã đưa BIDV Bình Định là NHTM mạnh trên địa bàn về các dịch vụ ngân hàng có công nghệ hiện đại, từ đó uy tín - thương hiệu ngày càng được nâng cao.

Chính vì có sự đa dạng về sản phẩm dịch vụ, cho đến năm 2013, BIDV Bình Định đã có khoảng 76.824 khách hàng cá nhân, số khách hàng dịch vụ thu hộ 2.310 khách hàng...

 Tính đến 2013 đã có 16 máy ATM, 121 điểm POS tăng 14 điểm so với năm 2012 trên địa bàn Bình Định, sẵn sàng phục vụ mọi nhu cầu khách hàng.  Số lượng cán bộ, công nhân viên của Chi nhánh cũng có sự tăng lên đáng kể, từ 23 người vào cuối năm 1994, thời điểm 2013 toàn Chi nhánh có 158 lao động.

Lúc đầu thành lập Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh tại Bình Định chỉ có một điểm giao dịch tại trụ sở chi nhánh - Hội sở chính 72 Lê Duẩn, TP. Quy Nhơn, Bình Định. Cho đến nay đã có thêm 6 phòng giao dịch trực thuộc và 1 quỹ tiết kiệm là:

 Phòng giao dịch Trần Hưng Đạo: tại 399 Trần Hưng Đạo - TP. Quy Nhơn - Bình Định. Sđt: 056 3822300

 Phòng giao dịch Lam Sơn: tại 125 Tây Sơn – TP. Quy Nhơn - Bình Định. Sđt: 056 3547247

 Phòng giao dịch Đống Đa: tại 01 Đống Đa – TP. Quy Nhơn – Bình Định. Sđt: 056 3818058

 Phòng giao dịch Quy Nhơn: tại 197 Tăng Bạt Hổ - TP. Quy Nhơn - Bình Định. Sđt: 056 3827855

 Phòng giao dịch Nguyễn Thái Học: tại 376 Nguyễn Thái Học – TP. Quy Nhơn - Bình Định. Sđt: 0563 647647

 Phòng giao dịch Phan Bội Châu: tại 86 Phan Bội Châu – TP. Quy Nhơn – Bình Định. Sđt: 056 3521688

Những kết quả đạt được đến ngày hôm nay đã thể hiện đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, của Ban lãnh đạo BIDV cùng với lòng quyết tâm, bản lĩnh vững vàng của lãnh đạo và tập thể Chi nhánh, đã phấn đấu không mệt mỏi trong những năm qua. Trong hành trình tìm tòi, đổi mới của mình, mặc dù gặp phải không ít khó khăn, thách thức, nhưng BIDV Bình Định đã vững vàng vượt qua sóng gió thử thách, gặt hái những thành công thật xứng đáng. Bên cạnh đó, cũng cần nói đến sự trưởng thành của một đội ngũ cán bộ BIDV Bình Định hôm nay. Có thể nói đó là một đội ngũ trẻ và năng động, giỏi về chuyên môn. BIDV Bình Định cũng tự hào là nơi đã đóng góp rất nhiều lãnh đạo giỏi trong và ngoài hệ thống.

Đất nước đã hội nhập, trọng trách của hệ thống tài chính ngân hàng trong công cuộc dựng xây đất nước ngày càng to lớn và rất đáng tự hào. Ở lứa tuổi 36 chín chắn, trưởng thành và tràn đầy sức sống của mình, BIDV Bình Định chắc chắn sẽ tiếp tục vai trò tiên phong trong công cuộc đóng góp xây dựng quê hương vững bước đi lên.[5,1]

2.1.2 Bộ máy tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát Triển Việt Nam – CN Bình Định

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ mô hình cơ cấu, tổ chức của BIDV - CN Bình Định

96 KHỐI QUAN HỆ KHỐI QUẢN LÝ RỦI RO KHỐI TÁC NGHIỆP KHỐI QUẢN LÝ NỘI BỘ KHỐI TRỰC THUỘC CÁC PHÒNG QUAN HỆ KH I,II,II PHÒNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN PHÒNG QUẢN LÝ RỦI RO PHÒNG QUẢN TRỊ TÍN DỤNG PHÒNG DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG PHÒNG THANH TOÁN QUỐC TẾ PHÒNG QUẢN LÝ & DỊCH VỤ KHO QUỸ PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN VĂN PHÒNG PHÒNG TỔ CHỨC- HÀNH CHÍNH PHÒNG TỔ CHỨC NHÂN SỰ PHÒNG ĐIỆN TOÁN CÁC PHÒNG GIAO DỊCH QŨY TIẾT KIỆM BAN GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH

(Nguồn: Phòng Kế hoạch -Tổng hợp BIDV Bình Định)

Ghi chú: : Quan hệ trực tuyến

♦ Bộ máy quản lý

- Hội đồng quản trị: Là cơ quan hoạch định chiến lược phát triển, định hướng hoạt động của Ngân hàng BIDV.

- Ban Tổng giám đốc: Cơ quan điều hành mọi hoạt động của BIDV.

Với hơn 14000 nhân viên làm việc chuyên nghiệp, nghiêm túc và hiệu quả, đặc biệt có kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư và phát triển.

Riêng Chi nhánh Bình Định sau thời gian 15 năm hoạt động, hiện nay lượng nhân sự tại chi nhánh phát triển trên khoảng 160 nhân sự với các phòng ban, chức năng hướng tới hoàn thiện theo mô hình cơ cấu chi nhánh cấp 1 của BIDV.

- Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:

- Ban Giám đốc: Bao gồm giám đốc và Phó giám đốc

+ Giám đốc: Có nhiệm vụ điều hành hoạt động của Chi nhánh, là người đại diện theo uỷ quyền và là người điều hành cao nhất mọi hoạt động của Chi nhánh, thực hiện công tác quản lý hoạt động tại Chi nhánh trong phạm vi phân cấp quản lý, phù hợp với quy chế của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

+ Phó giám đốc: Tham mưu giúp việc cho giám đốc và trục tiếp quản lý HĐKD của công ty. Giải quyết công việc kinh doanh khi giám đốc đi vắng.

- Phòng Quan hệ khách hàng 1: Có chức năng chủ yếu phục vụ cho đối tượng khách hàng doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực SX, dự án lớn. Chịu trách nhiệm thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với khách hàng của ngân hàng. Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng. Theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng. Kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay. Đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi.

- Phòng Quan hệ khách hàng 2: Có chức năng chủ yếu phục vụ cho đối tượng khách hàng DN chuyên về kinh doanh thương mại, XNK. Nhiệm vụ chính của Phòng QHKH 2 tương tự như nhiệm vụ chính của Phòng QHKH 1.

- Phòng Quan hệ khách hàng 3: Có chức năng chủ yếu phục vụ cho đối tượng khách hàng cá nhân. Nhiệm vụ chính của Phòng quan hệ khách hàng 3 như sau: Tham mưu, đề xuất chính sách và kế hoạch phát triển khách hàng cá nhân, xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình Marketing tổng thể cho từng nhóm sản phẩm. Tiếp nhận, triển khai và phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng dành cho khách hàng cá nhân.

- Phòng Đầu tư dự án: Chủ động trong công tác tiếp thị tìm kiếm công trình, lập hồ sơ đấu thầu các công trình, các dự án đảm bảo chính xác, kịp thời, giá cả hợp lý có tính cạnh tranh, giành nhiều việc làm và hiệu quả kinh tế. Tổng hợp số liệu, báo cáo kết quả thực hiện các dự án, phân tích hiệu quả kinh tế các công trình, các dự án đầu tư.

- Phòng Quản lý rủi ro: Thực hiện các chức năng như sau: Tham mưu đề xuất chính sách, biện pháp và nâng cao chất lượng tín dụng. Quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của Chi nhánh. Đầu mối nghiên cứu, đề xuất trình lãnh đạo phê duyệt hạn mức, điều chỉnh hạn mức, giới hạn tín dụng cho từng ngành và từng khách hàng. Thực hiện việc xử lý nợ xấu. Tham mưu, đề xuất xây dựng các quy định, biện pháp QLRR tín dụng.

- Phòng Quản trị tín dụng: Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định, quy trình của BIDV và của

Chi nhánh. Thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của Phòng QHKH theo đúng các quy định của BIDV; gửi kết quả cho Phòng quản lý rủi ro để thực hiện rà soát, trình cấp có thẩm quyền quyết định.

- Phòng Dịch vụ khách hàng: Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng, thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phát sinh theo quy định của Nhà nước và của BIDV; phát hiện, xử lý kịp thời các giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ trong tình huống khẩn cấp. Kiểm tra tính pháp lý, tính đầy đủ, đúng đắn của các chứng từ giao dịch.

- Phòng Quản lý & Dịch vụ kho quỹ: Thực hiện các nghiệp vụ về tiền tệ, kho quỹ. Quản lý quỹ nghiệp vụ của chi nhánh; thu chi tiền mặt; quản lý vàng bạc; kim loại quý, đá quý, quản lý chứng từ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố; thực hiện xuất nhập khẩu tiền mặt để đảm bảo thanh khoản tiền mặt cho chi nhánh; thực hiện các dịch vụ tiền tệ, kho quỹ cho khách hàng.

- Phòng Thanh toán Quốc tế: Thực hiện kinh doanh ngoại hối và thực hiện các tác nghiệp trong tài trợ thương mại phục vụ các giao dịch thanh toán XNK cho khách hàng, mở L/C; thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế như chuyển chứng từ, ký chấp nhận hối phiếu,…thực hiện mua bán ngoại tệ.

- Phòng Tài chính kế toán: Tổ chức hướng dẫn thực hiện và kiểm tra công tác kế hoạch kế toán và chế độ báo cáo kế toán của các phòng và các đơn vị; Lập và phân tích BCTC, kế toán của chi nhánh: Tham mưu cho Giám đốc về việc thực hiện kế toán chi tiêu nội bộ; phân tích và đánh giá tài chính, hiệu quả kinh doanh( thu nhập, chi phí, lợi nhuận) của các phòng thuộc Chi nhánh…

- Phòng Tổ chức hành chính: Đầu mối tham mưu, đề xuất, giúp việc Giám đốc về triển khai thực hiện công tác tổ chức – nhân sự và phát triển

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác THẨM ĐỊNH tài CHÍNH dự án đầu tư tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w