THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng vệ sinh môi trường hộ gia đình tại một số tỉnh Kon Tum (Trang 39)

Kết thúc nghiên cứu, thu đƣợc 403 phiếu đạt yêu cầu tƣơng ứng với 403 hộ gia đình đƣợc trực tiếp điều tra và đại diện hộ gia đình trả lời phỏng vấn đúng các yêu cầu của bộ câu hỏi. Các thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu đƣợc trình bày qua các bảng và biểu đồ dƣới đây.

Kết quả bảng 3.1 cho thấy, đối tƣợng nghiên cứu nhìn chung đều ở độ tuổi đã trƣởng thành, là một trong những lao động chính của hộ gia đình và đều nắm đƣợc các thông tin mà mục đích của nghiên cứu muốn đạt đƣợc. Nhóm tuổi từ 20-39 chiếm tỷ lệ cao nhất (62%), độ tuổi dƣới 20 tuổi chiếm 3,5%, đối tƣợng từ 40 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ thấp (6,2%).

Trong nghiên cứu này, đối tƣợng trả lời phỏng vấn là nữ giới chiếm tỷ lệ cao (91,1%) so với nam giới (8,9%). Trong gia đình, phụ nữ thƣờng là ngƣời quản lý và nắm rõ mọi mặt sinh hoạt của gia đình để có thể tham gia khách quan nhất vào chủ đề mà chúng tôi nghiên cứu.

Bảng 3.1. Tuổi và giới tính của đối tƣợng nghiên cứu Đặc điểm n % Tuổi Dƣới 20 tuổi 14 3,5 Từ 20-29 tuổi 250 62,0 Từ 30-39 tuổi 114 28,3 Từ 40-49 tuổi 24 6,0 Từ 50 tuổi trở lên 1 0,2 Giới Nam 36 8,9 Nữ 367 91,1 Tổng 494 100,0

24.3 19.9 16.9 9.4 8.2 6.5 3.2 11.7 0 10 20 30 40 Kinh Ba Na Giẻ Triêng

Xơ Đăng Rơ Ngao Sơ Ra Gia Rai Khác Tỷ lệ (%)

Biểu đồ 3.1. Dân tộc của đối tƣợng nghiên cứu

Theo biểu đồ 3.1, chiếm số đông là ngƣời dân tộc Ba Na (19,9%), tiếp đến là ngƣời dân tộc Giẻ Triêng (16,9%), Xơ Đăng (9,4%), Rơ Ngao (8,2%), Sơ Ra (6,5%) và Gia Rai (3,2%), các dân tộc khác chiếm khoảng 11,7%. Đây cũng là một trong những đặc thù của tỉnh Kon Tum, nơi có dân cƣ đa sắc tộc cùng sinh sống, phân bố rải rác khắp tỉnh. Đối tƣợng nghiên cứu là ngƣời Kinh chiếm tỷ lệ cũng khá cao 24,3%, chủ yếu là những ngƣời từ miền Bắc và miền Trung di dân đến đây xây dựng vùng kinh tế mới. 16.4 20.8 32.3 20.8 6.2 3.5 0 10 20 30 40 50 Không biết chữ Chỉ biết đọc, biết viết Tiểu học THCS PTTH THCN trở lên Tỷ lệ (%)

Trong điều tra Y tế quốc gia năm 2002, khi nghiên cứu về tình hình sử dụng NTHVS cho thấy, trình độ học vấn của ngƣời lớn trong HGĐ rất quan trọng, liên quan trực tiếp đến tình hình sử dụng NTHVS. Trong số 30% HGĐ có NTHVS thì chỉ có khoảng 15% ngƣời mù chữ sử dụng NTHVS, ngƣời có trình độ học vấn càng cao thì tỷ lệ sử dụng NTHVS chiếm càng lớn. Điều tra trên còn cho thấy, trong số những ngƣời mù chữ, có đến 30% không có nhà tiêu, 20% dùng chung nhà tiêu, 10% dùng nhà tiêu đổ trực tiếp ra nguồn nƣớc và 25% sử dụng các loại nhà tiêu đơn giản không HVS. Vì vậy, trình độ học vấn của chủ hộ gia đình và ngƣời lớn trong gia đình giữ vai trò quan trọng trong VSMT [14].

Biểu đồ 3.2 cho kết quả về trình độ học vấn của đối tƣợng nghiên tại địa bàn nghiên cứu tƣơng đối thấp. Đa số đối tƣợng trả lời phỏng vấn có trình độc học vấn chỉ đạt đến bậc tiểu học trở xuống (69,5%), trong đó có tới 20,8% đối tƣợng chỉ biết đọc, biết viết (thoát nạn mù chữ). Tỷ lệ có trình độ trung học cơ sở là 20,8%, trình độ trung học phổ thông và trung cấp, cao đẳng chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp. Việc các đối tƣợng nghiên cứu có trình độ học vấn ở bậc thấp là một trong những hạn chế đối với cả công việc nghề nghiệp lẫn việc tiếp thu các thông tin, kiến thức cũng nhƣ thay đổi thái độ và hành vi có lợi cho sức khỏe của bản thân, gia đình cũng nhƣ môi trƣờng xã hội trong mọi lĩnh vực.

Nghiên cứu của chúng tôi đƣợc tiến hành chủ yếu ở các huyện vùng nông thôn, kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, ngành nghề ít phát triển do vậy tỷ lệ hộ gia đình làm nông nghiệp khá cao. Kết quả bảng 3.2 cho thấy, đa số đối tƣợng nghiên cứu là làm ruộng, làm nƣơng rẫy, chăn nuôi gia súc, gia cầm (83,4%); số ngƣời có việc làm khác ngoài làm ruộng chiếm tỷ lệ rất thấp (công nhân 2,7 %; công/viên chức đạt 3,7%; buôn bán/kinh doanh 5%, nội trợ 3%).

Bảng 3.2. Nghề nghiệp của đối tƣợng nghiên cứu

Nghề nghiệp n %

Làm ruộng 336 83,4 Công nhân/làm thợ 11 2,7 Công chức/viên chức 15 3,7 Buôn bán/kinh doanh 20 5,0 Nội trợ 12 3,0 Học sinh/sinh viên 9 2,2

Bảng 3.3 cho thấy trong khi có 74,4% số hộ gia đình có 2 thế hệ sinh sống thì chỉ có 25,6% gia đình có từ 3 thế hệ trở lên.

Về kinh tế gia đình, dựa trên cơ sở thu nhập bình quân đầu ngƣời theo Quyết định 170/2005/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ. Căn cứ theo mức chuẩn và thực tế thu nhập của hộ gia đình, có tới 32,8% số hộ gia đình xếp loại ở mức nghèo, chiếm 1/3 trên tổng số hộ gia đình trong nghiên cứu. Ngoài thông tin thu thập từ phỏng vấn đối tƣợng nghiên cứu về thu nhập của hộ gia đình, việc xếp loại hộ nghèo còn đƣợc tham khảo thêm danh sách đánh giá hộ nghèo của Ủy ban nhân dân các xã. Tỷ lệ hộ nghèo cao có lẽ do nghiên cứu chủ yếu thực hiện ở vùng núi và vùng ven thị xã nên đời sống kinh tế của ngƣời dân còn nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng vệ sinh môi trường hộ gia đình tại một số tỉnh Kon Tum (Trang 39)