CÁC CHÍNH SÁCH VỀ NƢỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƢỜNG NÔNG THÔN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng vệ sinh môi trường hộ gia đình tại một số tỉnh Kon Tum (Trang 28)

Ở VIỆT NAM

Chính phủ Việt Nam xác định đƣợc nhu cầu cần phải nâng cao khả năng tiếp cận nƣớc sạch và VSMT của ngƣời dân nông thôn, từ đó đã ban hành những văn bản pháp chế dành những hỗ trợ đặc biệt cho các vùng nông thôn, cho những nhóm ngƣời còn chịu thiệt thòi hơn trong cộng đồng.

Trọng tâm chính thức của các văn bản luật, dƣới luật của quốc gia có liên quan đến chƣơng trình cung cấp nƣớc sạch và đảm bảo vệ sinh môi trƣờng nông

thôn, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình triển khai Chiến lƣợc Quốc gia về nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn.

Chƣơng trình nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn giai đoạn 2006- 2010 đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2010: 85% dân số nông thôn đƣợc sử dụng nƣớc hợp vệ sinh; 70% số hộ gia đình sống ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh; đảm bảo 70% số hộ nông dân chăn nuôi có chuồng, trại hợp vệ sinh; cố gắng tập trung để đến năm 2010 tất cả các nhà trẻ, trƣờng học, trƣờng mầm non, trạm xá, trụ sở xã ở nông thôn có đủ nƣớc sạch và có đủ nhà tiêu hợp vệ sinh; từng bƣớc giảm thiểu sự ô nhiễm môi trƣờng ở các làng nghề, đặc biệt là các làng nghề chế biến lƣơng thực, thực phẩm quy mô thôn, xã.

Trong 5 năm qua, Chƣơng trình cũng bị tác động đáng kể bởi biến đổi khí hậu cực đoan dẫn đến suy giảm nghiêm trọng nguồn nƣớc; khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng nhƣ tình hình lạm phát tăng cao, ảnh hƣởng tới kết quả thực hiện Chƣơng trình. Tuy nhiên, qua 5 năm thực hiện, Chƣơng trình đã đạt đƣợc những kết quả đáng ghi nhận.

Theo báo cáo của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, đến cuối năm 2010, mục tiêu cấp nƣớc hợp vệ sinh cho ngƣời dân nông thôn đã cơ bản đạt đƣợc. Tổng số dân nông thôn đƣợc sử dụng nƣớc hợp vệ sinh là hơn 52 triệu ngƣời, tăng 13,2 triệu ngƣời so với cuối năm 2005; tỷ lệ số hộ dân nông thôn đƣợc sử dụng nƣớc hợp vệ sinh tăng từ 62% (năm 2005) lên 83%, trung bình tăng 4,2%/năm (tƣơng đƣơng với tốc độ tăng của giai đoạn (1999-2005).

Một số địa phƣơng cũng đã đạt đƣợc mục tiêu cấp nƣớc sạch và có nhà tiêu hợp vệ sinh tại các trƣờng học. Đã có khoảng 32 nghìn trƣờng học phổ thông, nhà trẻ, mẫu giáo có nƣớc sạch và công trình vệ sinh, số trƣờng học có nƣớc sạch và công trình vệ sinh tăng hơn 4 nghìn trƣờng, trung bình tăng 2%/năm nâng tỷ lệ trƣờng học có nƣớc sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 84%. Ngoài ra, các tỉnh nhƣ An Giang, Cà Mau, Vĩnh Long, Long An,... đã có 100% trƣờng học, trạm y tế có nƣớc sạch và có nhà vệ sinh.

Mặc dù đã đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ, nhƣng một số mục tiêu của Chƣơng trình còn chƣa đạt, nhất là các mục tiêu vệ sinh môi trƣờng nông thôn. Đã có khoảng 11,5 triệu hộ gia đình có nhà tiêu, trung bình tăng 2%/năm, nâng tỷ lệ số hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh là 50% cuối năm 2005 lên 60% cuối năm 2010. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn thấp hơn 10% so với mục tiêu đề ra. Bên cạnh đó, vệ sinh môi trƣờng nông thôn đã có cải thiện nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu. Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trƣờng nông thôn đang ngày càng gia tăng, việc thu gom rác thải, nƣớc sinh hoạt còn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.

Phát huy những kết quả đã đạt đƣợc và khắc phục những tồn tại này, Chƣơng trình Mục tiêu Quốc gia về nƣớc sạch và VSMT nông thôn giai đoạn 3 (2011-2015) đề ra mục tiêu sẽ có 95% số dân nông thôn đƣợc sử dụng nƣớc sinh hoạt HVS, trong đó 60% đƣợc sử dụng nƣớc sạch đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế, với số lƣợng ít nhất là 60 lít/ngƣời/ngày; 75% số gia đình ở nông thôn có nhà vệ sinh hợp tiêu chuẩn; 65% số hộ nông dân chăn nuôi có chuồng trại HVS, trong đó 30% chuồng trại đƣợc xử lý bằng hầm biogas. Tất cả các trƣờng học mầm non, phổ thông, trạm y tế xã, chợ, trụ sở xã ở nông thôn đủ nƣớc sạch, nhà vệ sinh hợp tiêu chuẩn và đƣợc quản lý, sử dụng tốt; 60% số xã đƣợc thu gom rác thải sinh hoạt; tiếp tục giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng do chất thải, nƣớc thải sinh hoạt và các làng nghề.

Bên cạnh đó, ít nhất 80% ngƣời dân nông thôn, nhất là hộ nghèo đƣợc tiếp cận với các thông tin thúc đẩy vệ sinh hộ gia đình, bao gồm các loại công trình nhà vệ sinh, cấp nƣớc sạch và phƣơng án tài chính phù hợp nhu cầu, sở thích và khả năng chi trả, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt, giữ gìn vệ sinh môi trƣờng [6].

Chƣơng 2.

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng vệ sinh môi trường hộ gia đình tại một số tỉnh Kon Tum (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)