Phân loại nhà tiêu hộ gia đình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng vệ sinh môi trường hộ gia đình tại một số tỉnh Kon Tum (Trang 55)

Kết quả bảng 3.14 cho thấy trong tổng số 403 HGĐ đƣợc điều tra thì có đến 30,8% HGĐ không có nhà tiêu. Những lý do mà ngƣời dân đƣa ra giải thích về việc không có nhà tiêu rất khác nhau (không đủ tiền để xây dựng, không cần thiết, không thích sử dụng…). Họ đi đại tiện chủ yếu ra rừng, ruộng, vƣờn, nƣơng, rẫy hoặc đại tiện vào chuồng gia súc. Không có nhà tiêu cũng đồng nghĩa với việc ngƣời dân phóng uế trực tiếp ra môi trƣờng, làm ô nhiễm môi trƣờng và phát tán giun sán và các mầm bệnh ra môi trƣờng.

Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Lƣơng Xuân Hiến, Nguyễn Huy Nga, Trịnh Hữu Vách năm 1997 tại 10 tỉnh trải dọc từ Bắc vào Nam, đại diện cho 7 vùng sinh thái Việt Nam [25], tỷ lệ hộ gia đình không có nhà tiêu tính chung cho 10 tỉnh là 40%.

Bảng 3.13. Tần suất rửa tay của đối tƣợng nghiên cứu Thông tin n % Thƣờng xuyên 253 62,8 Thỉnh thoảng 125 31,0 Hiếm khi 25 6,2 Tổng 403 100,0 Bảng 3.14. Tình trạng nhà tiêu tại các hộ gia đình điều tra

Tình trạng nhà tiêu n %

Không có nhà tiêu 124 30,8 Có nhà tiêu 279 69,2 Tổng 403 100,0

Một nghiên cứu khác về tình trạng nhà tiêu hộ gia đình của một số dân tộc thiểu số của Nguyễn Huy Nga, Đào Huy Khuê năm 2006, cho kết quả: Những dân tộc sống ở vùng thấp và có điều kiện kinh tế phát triển hơn thì tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu cao hơn (từ 74,5% đến 93,2%). Còn những dân tộc cƣ trú ở vùng cao, ở miền núi phía Bắc và Tây Nguyên có trình độ phát triển kinh tế xã hội còn hạn chế thì số hộ gia đình không có nhà tiêu chiếm tỷ lệ khá cao (H’Mông 75,9%, Mnông 58,9%, Dao 49,6%, Thái 21,5%) [36].

Trong nghiên cứu này của chúng tôi, tỷ lệ hộ gia đình trên địa bàn điều tra không có nhà tiêu là 30,8%. Tỷ lệ này khá cao, cao hơn một số tỉnh cũng trong cùng nghiên cứu là Hà Tĩnh (9,9%) và Nam Định (3,3%) [15]. Tỷ lệ này cũng cao hơn một số kết quả nghiên cứu khác, ví dụ kết quả điều tra ở 12 huyện các tỉnh phía Bắc của nhóm tác giả Nguyễn Huy Nga, Nguyễn Đức Hồng, Lê Thị Tuyết (10,8%) [35], điều tra của Lê Văn Chính về vệ sinh môi trƣờng của cộng đồng một số tỉnh phía Bắc thực hiện tại các tỉnh Phú Thọ, Hà Tĩnh, Bắc Kạn cho kết quả chung hộ gia đình không có nhà tiêu là 8,9% [22].

So sánh kết quả điều tra của nghiên cứu này nói riêng và kết quả của các nghiên cứu khác trên địa bàn Tây Nguyên, nhận thấy tỷ lệ hộ gia đình không có nhà tiêu của vùng này cao hơn so với một số vùng sinh thái khác nhƣng vẫn thấp hơn rất nhiều so với vùng đồng bằng sông Cửu Long (50,4%) và các tỉnh miền núi phía Bắc [21], [36].

Bảng 3.15. Tình trạng nhà tiêu hiện có tại các hộ gia đình

Tình trạng nhà tiêu n %

Thuộc loại nhà tiêu hợp vệ sinh 63 22,6 Thuộc loại nhà tiêu không hợp vệ sinh 216 77,4

Tổng 279 100,0

Có nhà tiêu thuộc loại HVS là điều kiện cần nhƣng để đảm bảo là một NTHVS thì điều kiện đủ đầu tiên là phải đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn vệ sinh về xây dựng. Mô hình nhà tiêu hợp vệ sinh đƣợc khuyến cáo áp dụng cho nông thôn

Việt Nam nói chung và miền núi, tây nguyên nói riêng dựa theo tiêu chuẩn của cẩm nang “Nhà tiêu cho nông thôn Việt Nam” do BYT phát hành năm 2003.

Kết quả điều tra cho thấy trong 279 hộ gia đình có nhà tiêu, chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ số hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh (22,6%). Kết quả này cao hơn so với kết quả điều tra Y tế Quốc gia năm 2002 tại các vùng nông thôn, tỷ lệ này là 21% [14], thấp hơn so với kết quả điều tra VSMT nông thôn của Bộ Y tế năm 2006, tỷ lệ này là 33% [18], cũng thấp hơn rất nhiều so với kết quả điều tra của Chƣơng trình Mục tiêu Quốc gia năm 2010 là 60% số hộ gia đình sống ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh [6].

Tính theo các vùng dân tộc thiểu số trong nghiên cứu năm 2007 lần lƣợt nhƣ sau: Kinh + Hoa 38,5%, Tày 10,3%, Thái 3,7%, Mƣờng 4,6%, Dao 5,8%, Mnông 0%, H’Mông 0%, Gia Rai 0%, Ba Na 13,4%, Ê Đê 4,8%,... [36]. Cùng trong nghiên cứu năm 2010 tại 6 tỉnh đặc trƣng cho 6 vùng sinh thái cũng cho thấy Kon Tum có tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh thấp hơn rất nhiều so với các tỉnh khác nhƣ Nam Định (71,4%), Ninh Thuận (58,9%), Hà Tĩnh (53,4%), An Giang (41,2%) và chỉ cao hơn Điện Biên (8,3%) [15]. 77.4 16.8 0.4 3.2 1.8 0.4 0 20 40 60 80 100 Cầu, thùng, tro, đào Tự hoại Nhà tiêu 2 ngăn Chìm có ống thông hơi Thấm dội nƣớc Biogas Tỷ lệ (%)

Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ các loại nhà tiêu trên tổng số nhà tiêu hiện có

Trong số những hộ gia đình có nhà tiêu thì nhà tiêu hợp vệ sinh chiếm tỷ lệ rất thấp chỉ có 22,6%, trong khi đó nhà tiêu không hợp vệ sinh là nhà tiêu cầu,

thùng, tro, đào chiếm tỷ lệ lớn 77,4%. Những nhà tiêu này đều đƣợc xây dựng một cách sơ sài, sử dụng và bảo quản rất thiếu vệ sinh.

Tỷ lệ từng loại nhà tiêu thuộc loại hợp vệ sinh tính trên tổng số nhà tiêu hiện có rất thấp. Cao hơn cả là nhà tiêu tự hoại (16,8%), nhà tiêu tự hoại đƣợc coi là nhà tiêu sạch và sử dụng tiện lợi nên gia đình nào có điều kiện xây dựng nhà tiêu, họ đều xây nhà tiêu tự hoại. Tiếp đến là nhà tiêu chìm có ống thông hơi (3,2%), do đặc điểm không cần dội nƣớc, đơn giản, rẻ tiền, dễ sử dụng thích hợp cho các vùng miền núi, trung du và Tây Nguyên có đất rộng, ngƣời thƣa, ngƣời dân lại có thói quan dùng phân để bón ruộng, nƣơng, rẫy nên loại nhà tiêu này cũng đƣợc sử dụng nhiều ở địa bàn nghiên cứu. Còn các loại nhà tiêu khác nhƣ thấm dội nƣớc, nhà tiêu hai ngăn hay Biogas chiếm tỷ lệ rất nhỏ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng vệ sinh môi trường hộ gia đình tại một số tỉnh Kon Tum (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)