Tình trạng vệ sinh về xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu HGĐ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng vệ sinh môi trường hộ gia đình tại một số tỉnh Kon Tum (Trang 58)

Một nhà tiêu đƣợc coi là nhà tiêu HVS theo Quyết định 08/2005/QĐ-BYT khi phải đạt đồng thời cả hai tiêu chuẩn cả về xây dựng lẫn các yêu cầu vệ sinh về sử dụng, bảo quản. Tiêu chí xây dựng liên quan đến kỹ thuật và chất lƣợng xây dựng nhà tiêu, còn SDBQ liên quan nhiều đến ý thức của ngƣời sử dụng và phụ thuộc nhiều vào thói quen, giáo dục truyền thông.

Bảng 3.16. Tình trạng nhà tiêu đạt tiêu chuẩn HVS trên tổng số nhà tiêu hiện có

Tình trạng nhà tiêu n=279 %

Đạt tiêu chuẩn HVS về xây dựng 26 9,1 Đạt tiêu chuẩn HVS về sử dụng, bảo quản 27 9,4

Đạt cả 2 tiêu chuẩn 21 7,3

Trong tất cả các hộ gia đình có nhà tiêu, tỷ lệ nhà tiêu đạt các tiêu chuẩn hợp vệ sinh nhìn chung rất thấp, đạt tất cả các tiêu chuẩn hợp vệ sinh chỉ chiếm 7,3%.

Kết quả về nhà tiêu đạt các tiêu chuẩn hợp vệ sinh cả về xây dựng, sử dụng và bảo quản tính trên 403 hộ gia đình đƣợc điều tra cho thấy: Tỷ lệ gia đình có NTHVS cũng nhƣ đạt các tiêu chuẩn về vệ sinh tại địa bàn nghiên cứu là rất thấp (Xem Bảng 3.16).

65.8 63.4 51.2 22 0 20 40 60 80 100 Đạt HVS về SD, BQ Đạt HVS về XD Đạt HVS về XD, SD, BQ Không đạt HVS Tỷ lệ (%)

Biểu đồ 3.10. Tình trạng NT đạt tiêu chuẩn HVS trên tổng số NTHVS hiện có (n=63)

Qua kết hợp phỏng vấn và sử dụng bảng kiểm đánh giá tình trạng thực tế những hộ gia đình có nhà tiêu thuộc loại nhà tiêu hợp vệ sinh, chỉ có 63,4% đạt các tiêu chuẩn hợp vệ sinh về XD và 65,8% đạt tiêu chuẩn hợp vệ sinh về sử dụng, bảo quản. Tỷ lệ đạt tiêu chuẩn hợp vệ sinh cả về XD, sử dụng và bảo quản chỉ chiếm 51,2%. Còn 22% số gia đình có loại nhà tiêu hợp vệ sinh nhƣng không đạt tiêu chuẩn cả về XD, sử dụng và bảo quản (Xem Biểu đồ 3.10).

Bảng 3.17. Tỷ lệ từng loại NT đạt tiêu chuẩn HVS trên tổng số NT hiện có (n=279)

Loại nhà tiêu Đạt về XD Đạt về SD, BQ Đạt cả 2 n % n % n % Tự hoại 20 7,2 23 8,2 18 6,5 Hai ngăn 1 0,4 0 0,0 0 0,0 Thấm dội nƣớc 2 0,7 1 0,4 1 0,4 Chìm có ống thông hơi 8 2,9 13 4,7 8 2,9 Biogas 0 0,0 0 0,0 0 0,0 Tổng 31 11,2 37 13,3 27 9,8

Kết quả trên bảng 3.17 cho biết tỷ lệ từng loại nhà tiêu đạt các tiêu chuẩn hợp vệ sinh trên tổng số hộ gia đình có nhà tiêu. Kết quả không có sự chênh lệch đáng kể giữa các loại hình nhà tiêu, nhƣng thực tế cho thấy thiếu trầm trọng cả về số lƣợng và chất lƣợng các mô hình nhà tiêu đảm bảo hợp vệ sinh trên địa bàn.

Nhƣ vậy, các chƣơng trình dự án với mục tiêu tăng tỷ lệ bao phủ nhà tiêu thì cần đặc biệt quan tâm đến loại nhà tiêu đủ hai tiêu chuẩn về chất lƣợng XD và sử dụng, bảo quản. Chính vì vậy, bên cạnh việc tuyên truyền để ngƣời dân XD nhà tiêu hộ gia đình thì việc tƣ vấn để họ lựa chọn loại nhà tiêu phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình và đặc biệt là hƣớng dẫn để họ XD, sử dụng và bảo quản đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh là hết sức quan trọng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng vệ sinh môi trường hộ gia đình tại một số tỉnh Kon Tum (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)