Địa điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng vệ sinh môi trường hộ gia đình tại một số tỉnh Kon Tum (Trang 31)

Nghiên cứu đƣợc tiến hành tại 12 xã thuộc các huyện Đắk Glei, Ngọc Hồi, Đắk Hà và thị xã Kon Tum. Đây là các huyện đã đƣợc chọn vào mẫu nghiên cứu để phục vụ cho đầu vào của một Dự án can thiệp đã đƣợc Bộ Y tế và tổ chức quốc tế UNICEF phối hợp tài trợ.

Danh sách địa bàn điều tra

Tên huyện Tên xã

Thị xã Kon Tum Xã Vinh Quang, Xã Đắk Blà, Xã Đoàn Kết, Xã Đắk Rơ Wa, Xã Hòa Bình Huyện Đắk Glei Xã Đắk Pék, Xã Đắk Môn

Huyện Ngọc Hồi Xã Đắk Xú, Xã Pờ Y

Huyện Đắk Hà Xã Đắk HRing, Xã Đắk Ui, Xã Đắk Mar 2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích

Phần thiết kế nghiên cứu mô tả với cuộc điều tra cắt ngang để đánh giá thực trạng nguồn nƣớc và nhà tiêu hộ gia đình.

Phần phân tích: phân tích mối liên quan giữa sử dụng nguồn nƣớc, nhà tiêu HVS tại hộ gia đình với các yếu tố khác nhƣ nghề nghiệp, trình độ học vấn, kinh tế gia đình, tập quán sử dụng phân ngƣời, tiếp cận thông tin về nguồn nƣớc, nhà tiêu hộ gia đình.

2.2.2. Cỡ mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu

2.2.2.1. Cỡ mẫu

Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho ƣớc tính 1 tỷ lệ trong quần thể có giới hạn [47]:

Trong đó:

n: Là cỡ mẫu tối thiểu cần thiết (ở đây là số hộ gia đình cần điều tra). α: Mức ý nghĩa thống kê, trong nghiên cứu này chọn  = 0,05

Z(1-/2): Hệ số giới hạn tin cậy, tƣơng ứng với giá trị  = 0,05 → Z(1-/2) = 1,96 p: Tỷ lệ hộ gia đình có nguồn nƣớc và nhà tiêu hợp vệ sinh (Ƣớc tính p = 0,3)

d: khoảng sai số cho phép giữa tỷ lệ thu đƣợc từ mẫu nghiên cứu và tỷ lệ thực trong quần thể (Ƣớc lƣợng d=0,045)

Áp dụng công thức trên tính đƣợc cỡ mẫu cần nghiên cứu là 403.

2.2.2.2. Phương pháp và kỹ thuật chọn mẫu

* Chọn tỉnh: Chọn chủ định tỉnh Kon Tum

* Chọn huyện: Chọn 4 huyện đại diện của tỉnh Kon Tum theo phƣơng pháp chọn tỷ lệ với quy mô dân số, kết quả chọn đƣợc các huyện Đắk Glei, Ngọc Hồi, Đắk Hà và thị xã KonTum.

* Chọn xã: Từ các huyện, thị xã đã chọn bốc thăm ngẫu nhiên chọn ra 12 xã.

* Chọn thôn: Mỗi xã bốc thăm ngẫu nhiên chọn 1 thôn để tiến hành điều tra. 2 2 ) 2 / 1 ( d q p n      

* Chọn hộ gia đình: Sử dụng phƣơng pháp cổng liền cổng để chọn ngẫu nhiên hộ gia đình điều tra. Tại mỗi thôn đƣợc chọn, chọn hộ gia đình đầu tiên bằng cách: từ một ngã ba hoặc ngã tƣ ở trung tâm của thôn chọn ngẫu nhiên hộ gia đình (HGĐ) đầu tiên. Từ hộ đầu tiên, chọn hộ tiếp theo là hộ có cổng gần nhất với hộ đầu tiên về phía tay phải của điều tra viên và cứ nhƣ vậy cho đến khi đủ 34 hộ cần điều tra thì dừng lại. Trong trƣờng hợp không đủ đối tƣợng thì trở về vị trí ban đầu và đi theo hƣớng ngƣợc lại, cũng nhƣ vậy cho đến khi đủ số lƣợng cần điều tra tại mỗi xã.

* Chọn đối tượng điều tra: Tại mỗi hộ đƣợc chọn, phỏng vấn chủ hộ hoặc thành viên trong hộ có độ tuổi từ 18 trở lên. Trong trƣờng hợp chủ hộ dƣới 18 tuổi, hoặc từ chối trả lời phỏng vấn hoặc vắng nhà trong vòng 3 lần quay lại phỏng vấn thì điều tra viên bỏ qua không phỏng vấn. Những đối tƣợng này sẽ đƣợc chọn thay thế bằng cách chọn đối tƣợng là chủ hộ trong hộ gia đình liền kề theo phƣơng pháp cổng liền cổng.

2.2.3. Phƣơng pháp thu thập số liệu

2.2.3.1. Xây dựng bộ công cụ thu thập số liệu

Bộ công cụ thu thập số liệu gồm bộ phiếu phỏng vấn và các bảng kiểm đánh giá tình trạng nguồn cung cấp nƣớc và nhà tiêu tại HGĐ.

* Bộ phiếu phỏng vấn được thiết kế sẵn được kết cấu làm 4 phần (phụ lục 1).

- Những thông tin chung: gồm 9 câu hỏi (từ C1 đến C9).

- Thực trạng nguồn cung cấp và sử dụng nƣớc sinh hoạt (từ C10 – C29) - Thực trạng xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu HGĐ (từ C30 – C35) - Tiếp cận thông tin (từ C36 - C39) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Bộ bảng kiểm đánh giá nguồn cung cấp nước được thiết kế gồm 5 bảng kiểm cho 5 nguồn nước ăn uống, sinh hoạt tại HGĐ, từ bảng kiểm 1 đến bảng kiểm 5 (phụ lục 2).

Các bảng kiểm dựa trên tài liệu về chất lƣợng nƣớc sinh hoạt ở nông thôn Việt Nam do Bộ y tế ban hành (Nhà xuất bản Y học xuất bản năm 2007). Mỗi bảng kiểm gồm 9 thông tin đánh giá về nguy cơ ô nhiễm nguồn nƣớc. Trong đó, Bảng

kiểm 1 áp dụng cho Giếng khoan; Bảng kiểm 2 áp dụng cho Giếng khơi; Bảng kiểm 3 áp dụng cho nguồn nƣớc mƣa; Bảng kiểm 4 áp dụng cho nguồn nƣớc máng lần và Bảng kiểm 5 áp dụng cho nguồn nƣớc bề mặt.

* Bộ bảng kiểm xây dựng, sử dụng và bảo quản nhà tiêu được thiết kế gồm 6 bảng kiểm cho 6 loại nhà tiêu, từ bảng kiểm 6 đến bảng kiểm 11 (phụ lục 3):

Bảng kiểm 6 cho nhà tiêu tự hoại: Gồm 6 tiêu chí về xây dựng và 8 tiêu chí về sử dụng bảo quản.

Bảng kiểm 7 cho nhà tiêu 2 ngăn: Gồm 6 tiêu chí về xây dựng và 9 tiêu chí về sử dụng bảo quản.

Bảng kiểm 8 cho nhà tiêu chìm có ống thông hơi: Gồm 6 tiêu chí về XD và 7 tiêu chí về sử dụng bảo quản.

Bảng kiểm 9 cho nhà tiêu thấm dội nƣớc: Gồm 7 tiêu chí về XD và 7 tiêu chí về sử dụng bảo quản.

Bảng kiểm 10 cho nhà tiêu biogas: Gồm 6 tiêu chí về XD và 6 tiêu chí về sử dụng bảo quản.

Bảng kiểm 11 cho nhà tiêu 1 ngăn: Gồm 6 tiêu chí về xây dựng và 5 tiêu chí về sử dụng bảo quản.

Từ bảng kiểm 6 đến bảng kiểm 9 đƣợc thiết kế dựa vào tiêu chuẩn vệ sinh theo quyết định 08/2005/QĐ-BYT quy định đối với 4 loại nhà tiêu thuộc loại hình hợp vệ sinh. Nhà tiêu biogas, về cơ bản cũng là một dạng của nhà tiêu tự hoại và hiện nay đang đƣợc ngành nông nghiệp khuyến cáo xây dựng cho vùng nông thôn. Tuy nhiên về kỹ thuật xây dựng có khác phần bể chứa phân so với nhà tiêu tự hoại theo Quyết định 08/2005/QĐ-BYT. Vì vậy, bảng kiểm 10 đƣợc thiết kế cho nhà tiêu biogas dựa theo tài liệu đã đƣợc công bố của Bộ Y tế.

Bảng kiểm 11 đƣợc thiết kế để kiểm nhà tiêu 1 ngăn. Mặc dù nhà tiêu 1 ngăn không thuộc loại hình nhà tiêu HVS theo Quyết định 08/2005/QĐ-BYT, nhƣng dựa theo Thông tƣ hƣớng dẫn vệ sinh trong hoạt động ủ phân (trong đó có hoạt động ủ

phân ngoài nhà tiêu) của Bộ Y tế, nhà tiêu một ngăn có thể sẽ đƣợc chấp nhận là loại hình hợp vệ sinh khi cải tiến một số tiêu chí kỹ thuật.

2.2.3.2. Kỹ thuật thu thập số liệu

- Phỏng vấn trực tiếp bằng bộ phiếu phỏng vấn đã có sẵn.

- Quan sát mô tả thực trạng nguồn nƣớc và nhà tiêu tại hộ gia đình.

- Sử dụng Bộ bảng kiểm đánh giá nguy cơ ô nhiễm nguồn nƣớc và tình trạng nhà tiêu hợp vệ sinh.

2.2.3.3. Thu thập thông tin tại thực địa

Tại địa bàn nghiên cứu, với sự dẫn đƣờng cán bộ y tế địa phƣơng, điều tra viên đến từng hộ gia đình gặp đối tƣợng nghiên cứu đã đƣợc xác định, giải thích rõ mục tiêu nghiên cứu, và sau khi nhận đƣợc sự đồng ý tham gia của đối tƣợng nghiên cứu thì các điều tra viên tiến hành phỏng vấn đối tƣợng theo bộ phiếu phỏng vấn và kết hợp quan sát đánh giá vệ sinh nguồn nƣớc và nhà tiêu hộ gia đình theo bảng kiểm.

Tiến hành phỏng vấn tại hộ gia đình: điều tra viên sắp xếp nơi phỏng vấn để chỉ có điều tra viên và đối tƣợng nghiên cứu đảm bảo đối tƣợng nghiên cứu cảm thấy dễ chịu, thoải mái khi trả lời phỏng vấn và nhƣ vậy các thông tin thu đƣợc đảm bảo khách quan.

Những trƣờng hợp đối tƣợng nghiên cứu vắng mặt không về trong ngày thì bỏ qua không phỏng vấn. Những đối tƣợng này đƣợc chọn thay thế bằng chủ hộ gia đình của hộ kế tiếp theo phƣơng pháp cổng liền cổng.

2.2.4. Phƣơng pháp phân tích số liệu

Số liệu sau khi thu thập đƣợc đƣa về Trung tâm nghiên cứu Ứng dụng Cấp nƣớc và Vệ sinh Môi trƣờng. Sau đó đƣợc làm sạch trƣớc khi nhập vào máy tính bằng phần mềm Epi DATA, số liệu đƣợc nhập 2 lần bằng 2 ngƣời nhập khác nhau nhằm tránh sai số trong quá trình nhập số liệu.

Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 15.0. Kết quả phân tích đƣợc chia thành 2 phần:

Phần mô tả: thể hiện tần suất của các biến chỉ số trong nghiên cứu

Phần phân tích: phân tích mối liên quan giữa thực hành sử dụng nguồn nƣớc, thực hành xây dựng, SDBQ nhà tiêu HVS tại hộ gia đình, thực hành xử lý phân ngƣời HVS với các yếu tố khác nhƣ trình độ học vấn, nghề nghiệp, kinh tế gia đình, quy mô gia đình, kiến thức,v.v… bằng kiểm định χ2. Dựa trên kết quả phân tích đơn biến, đƣa các biến có mối liên quan vào mô hình hồi quy đa tầng và đa biến để kiểm soát các yếu tố nhiễu.

2.3. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ

2.3.1. Các khái niệm

* Hộ gia đình: Hộ là một đơn vị điều tra (hộ y tế), bao gồm một ngƣời ở riêng hay một nhóm ngƣời ở chung và ăn chung hoặc ăn riêng, có thể có hoặc không có quỹ thu chi chung. Một hộ gia đình bao gồm những ngƣời có quan hệ họ hàng, nhƣ bố mẹ và các con (gia đình một thế hệ), hoặc gia đình nhiều thế hệ cùng sống chung trong một mái nhà [1].

* Nguồn nước hợp vệ sinh: Bao gồm các nguồn: nƣớc máy, nƣớc mƣa, nƣớc giếng khơi, nƣớc giếng khoan, nƣớc máng lần [9]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Nhà tiêu thuộc loại hình hợp vệ sinh: Bao gồm nhà tiêu tự hoại, thấm dội nƣớc, hai ngăn, chìm có ống thông hơi, biogas [8].

* Ủ phân: Là một quá trình xử lý phân nhằm phân hủy các chất hữu cơ và tiêu diệt các mầm bệnh, tạo mùn làm phân bón cho cây và nuôi trồng thủy sản [12].

* Ủ phân hợp vệ sinh: Là ủ phân đúng quy trình vệ sinh và phải đủ thời gian quy định từ 6 tháng trở lên theo bản dự thảo thông tƣ hƣớng dẫn vệ sinh trong hoạt động ủ phân của Bộ Y tế [12].

2.3.2. Các tiêu chuẩn đánh giá

* Điều kiện kinh tế gia đình: Dựa trên mức chuẩn nghèo áp dụng cho khu vực nông thôn do Bộ Lao động- Thƣơng binh và Xã hội áp dụng từ năm 2005-2010 [45] trong đó hộ gia đình thuộc hộ nghèo là những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000 đồng/ngƣời/tháng (2.400.000 đồng/ngƣời/năm) trở xuống là hộ nghèo.

* Đánh giá nguồn nước hợp vệ sinh: Dựa trên Tài liệu về Chất lƣợng nƣớc sinh hoạt ở nông thôn Việt Nam do Bộ Y tế ban hành [13].

* Đánh giá tình trạng nhà tiêu hợp vệ sinh: Dựa trên Quyết định 08/2005/QĐ-BYT ngày 10/03/2005 của Bộ trƣởng Bộ Y tế [8].

2.4. CÁC BIỆN PHÁP KHỐNG CHẾ SAI SỐ

Thiết kế nghiên cứu phù hợp.

Lựa chọn đối tƣợng nghiên cứu đúng kỹ thuật.

Bộ câu hỏi đƣợc chuẩn bị sẵn, có sự tham gia của các chuyên gia có liên quan đến nội dung nghiên cứu và đƣợc thử nghiệm hoàn chỉnh trƣớc khi áp dụng điều tra thực địa.

Lựa chọn điều tra viên đúng tiêu chuẩn đề ra.

Tập huấn kỹ cho điều tra viên về mục đích, yêu cầu, nội dung nghiên cứu và cách sử dụng bộ câu hỏi để thu thập thông tin chính xác.

Giám sát chặt chẽ việc thu thập thông tin ở thực địa. Kiểm tra, làm sạch số liệu trƣớc khi nhập vào máy tính.

2.5. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU

Do kinh phí có hạn, nghiên cứu này không thực hiện đƣợc việc đánh giá chất lƣợng nƣớc sinh hoạt qua các chỉ số vi sinh, hóa lý theo Quyết định 09/2005/QĐ- BYT.

Thiết kế điều tra cắt ngang chỉ cho phép xác định mối liên quan chứ không tìm đƣợc nguyên nhân.

2.6. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU

Đối tƣợng nghiên cứu là chủ hộ gia đình đƣợc giải thích về mục đích và nội dung của nghiên cứu trƣớc khi tiến hành phỏng vấn và chỉ tiến hành khi có sự chấp nhận hợp tác tham gia của đối tƣợng nghiên cứu.

Các số liệu, thông tin thu thập đƣợc phục vụ cho mục đích nghiên cứu, kết quả nghiên cứu cung cấp số liệu cho một dự án can thiệp của Bộ Y tế và các tổ chức quốc tế nhằm cải thiện điều kiện vệ sinh môi trƣờng cho đồng bào dân tộc miền núi, vùng sâu, vùng xa, nâng cao sức khỏe cho cộng đồng, không phục vụ cho mục đích nào khác. Kết quả nghiên cứu là cơ sở đƣa ra các khuyến nghị phù hợp có tính khả thi nhằm tăng tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nguồn nƣớc sinh hoạt và nhà tiêu HVS và xử lý phân ngƣời đúng quy trình tại địa phƣơng.

Sau khi kết thúc mỗi cuộc phỏng vấn, điều tra viên tƣ vấn và cung cấp thêm một số những thông tin cần thiết về XD, sử dụng, bảo quản nguồn nƣớc sinh hoạt và nhà tiêu HVS và quy trình xử lý phân vệ sinh, an toàn tại các hộ gia đình.

Việc tiến hành nghiên cứu đƣợc sự chấp thuận của các cơ quan chức năng, lãnh đạo chính quyền địa phƣơng.

Kết quả nghiên cứu sẽ đƣợc phản hồi cho xã và huyện khi kết thúc nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu có thể làm cơ sở cho việc cải thiện các hoạt động truyền thông và hoạch định chính sách về VSMT tại địa phƣơng.

Chƣơng 3.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU

Kết thúc nghiên cứu, thu đƣợc 403 phiếu đạt yêu cầu tƣơng ứng với 403 hộ gia đình đƣợc trực tiếp điều tra và đại diện hộ gia đình trả lời phỏng vấn đúng các yêu cầu của bộ câu hỏi. Các thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu đƣợc trình bày qua các bảng và biểu đồ dƣới đây.

Kết quả bảng 3.1 cho thấy, đối tƣợng nghiên cứu nhìn chung đều ở độ tuổi đã trƣởng thành, là một trong những lao động chính của hộ gia đình và đều nắm đƣợc các thông tin mà mục đích của nghiên cứu muốn đạt đƣợc. Nhóm tuổi từ 20-39 chiếm tỷ lệ cao nhất (62%), độ tuổi dƣới 20 tuổi chiếm 3,5%, đối tƣợng từ 40 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ thấp (6,2%).

Trong nghiên cứu này, đối tƣợng trả lời phỏng vấn là nữ giới chiếm tỷ lệ cao (91,1%) so với nam giới (8,9%). Trong gia đình, phụ nữ thƣờng là ngƣời quản lý và nắm rõ mọi mặt sinh hoạt của gia đình để có thể tham gia khách quan nhất vào chủ đề mà chúng tôi nghiên cứu.

Bảng 3.1. Tuổi và giới tính của đối tƣợng nghiên cứu Đặc điểm n % Tuổi Dƣới 20 tuổi 14 3,5 Từ 20-29 tuổi 250 62,0 Từ 30-39 tuổi 114 28,3 Từ 40-49 tuổi 24 6,0 Từ 50 tuổi trở lên 1 0,2 Giới Nam 36 8,9 Nữ 367 91,1 Tổng 494 100,0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

24.3 19.9 16.9 9.4 8.2 6.5 3.2 11.7 0 10 20 30 40 Kinh Ba Na Giẻ Triêng

Xơ Đăng Rơ Ngao Sơ Ra Gia Rai Khác Tỷ lệ (%)

Biểu đồ 3.1. Dân tộc của đối tƣợng nghiên cứu

Theo biểu đồ 3.1, chiếm số đông là ngƣời dân tộc Ba Na (19,9%), tiếp đến là ngƣời dân tộc Giẻ Triêng (16,9%), Xơ Đăng (9,4%), Rơ Ngao (8,2%), Sơ Ra (6,5%) và Gia Rai (3,2%), các dân tộc khác chiếm khoảng 11,7%. Đây cũng là một trong những đặc thù của tỉnh Kon Tum, nơi có dân cƣ đa sắc tộc cùng sinh sống, phân bố rải rác khắp tỉnh. Đối tƣợng nghiên cứu là ngƣời Kinh chiếm tỷ lệ cũng khá cao 24,3%, chủ yếu là những ngƣời từ miền Bắc và miền Trung di dân đến đây xây dựng vùng kinh tế mới. 16.4 20.8 32.3 20.8 6.2 3.5 0 10 20 30 40 50 Không biết chữ Chỉ biết đọc, biết viết Tiểu học THCS PTTH THCN trở lên Tỷ lệ (%)

Trong điều tra Y tế quốc gia năm 2002, khi nghiên cứu về tình hình sử dụng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng vệ sinh môi trường hộ gia đình tại một số tỉnh Kon Tum (Trang 31)