Xây dựng các phương án khác nhau để phản ứng với rủi ro
Để quản lý rủi ro hoạt động một cách hiệu quảđòi hỏi BIDV phải chuẩn bị trước và mở rộng các phương cách phản ứng khác nhau đối với rủi ro hoạt động. Các cách thức phản ứng được xem xét bao gồm:
- Giảm bớt rủi ro hoạt động: được thực hiện nhằm làm giảm khả năng xuất hiện hoặc sự tác động của rủi ro hoạt động xuống mức độ có thể chấp nhận.
- Chuyển giao rủi ro hoạt động: làm giảm khả năng xuất hiện của rủi ro hoạt động bằng cách chuyển giao hoặc chia sẽ một phần rủi ro hoạt động cho các đơn vị
khác. Chuyển giao rủi ro hoạt động được thực hiện khi chi phí thực hiện cao hơn so với chi phí chuyển giao hoặc nếu đơn vị thực hiện thì rủi ro hoạt động sẽ
- Né tránh rủi ro hoạt động: áp dụng khi các phản ứng khác như giảm bớt rủi ro và né tránh rủi ro không thể làm cho rủi ro hoạt động thấp hơn so với mức chấp nhận được.
- Chấp nhận rủi ro hoạt động: thực hiện khi rủi ro tiềm tàng nằm trong phạm vi có thể chấp nhận.
Ngoài việc xem xét các cách thức phản ứng nêu trên, BIDV cũng cần lưu ý rằng việc phản ứng với rủi ro không chỉ giới hạn trong việc làm giảm rủi ro mà còn bao gồm cả việc xem xét những cơ hội đối với ngân hàng. Khi KSNB đối với rủi ro hoạt
động đã đạt đến hữu hiệu thì rủi ro không còn là một hiểm hoạ phải loại trừ nữa, mà
đôi khi rủi ro còn đóng vai trò chuyển hoá các cơ hội cần được khai thác nhằm tạo ra nhiều lợi nhuận, góp phần tạo nên tính vượt bậc của ngân hàng này so với ngân hàng khác.
Tạo thói quen sử dụng dịch vụ bảo hiểm
Một trong những cách thức để ngân hàng chuyển giao rủi ro sang đối tượng khác bên ngoài là sử dụng các dịch vụ bảo hiểm để dự phòng cho các tổn thất. Tuy nhiên, thói quen này chưa phổ biến ở Việt nam trừ một số trường hợp bắt buộc như xuất nhập khẩu. Ngân hàng sử dụng các dịch vụ bảo hiểm tổn thất khi tự ngân hàng không thể giảm thiểu rủi ro xuống đến mức có thể chấp nhận hoặc khi chi phí để tự
giảm thiểu lớn hơn lợi ích mà ngân hàng có được từ việc giảm thiểu rủi ro đó. Thói quen sử dụng bảo hiểm giúp BIDV có thêm cách thức phản ứng để xem xét. Mặt khác có thể làm giảm chi phí bảo hiểm do giảm định phí cho các giao dịch hoặc kết hợp nhiều hợp đồng bảo hiểm cùng lúc,…
Sử dụng bảo hiểm cho những rủi ro quan trọng không những giúp BIDV tồn tại sau những tổn thất bất ngờ mà còn tạo thói quen kinh doanh phù hợp với thông lệ
quốc tế. Mặc dù, hiện nay BIDV đang sử dụng một số loại hình bảo hiểm để phòng chống rủi ro trong hoạt động kinh doanh như: bảo hiểm tiền gửi (DIV), bảo hiểm áp tải tiền, bảo hiểm an toàn kho quỹ,… Ngoài ra,khi khách hàng vay vốn để mua ô tô
hay mua nhà đều phải mua bảo hiểm về cháy nổ, bảo hiểm xe ô tô, …Tuy nhiên, do rủi ro hoạt động có vô số nguyên nhân khác nhau, thuộc về nhiều loại hình nghiệp vụ khác nhau, nên thiết nghĩ BIDV cần nên bổ sung thêm một số bảo hiểm khác mà các ngân hàng thế giới thường đang sử dụng như: bảo hiểm tỷ giá, bảo hiểm lãi suất,…