Thông tin truyền thông

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam theo hướng đối phó với rủi ro hoạt động Luận văn thạc si Đại học Kinh tế (Trang 67)

Các thông tin cần thiết phải được nhận dạng, thu thập và trao đổi trong đơn vị

dưới hình thức và thời gian thích hợp sao cho nó giúp mọi người trong đơn vị thực hiện được nhiệm vụ của mình. Thông tin và truyền thông tạo ra báo cáo, chứa đựng các thông tin cần thiết cho việc quản lý và kiểm soát đơn vị. Sự trao đổi thông tin hữu hiệu đòi hỏi phải diễn ra theo chiều hướng: từ cấp trên đến cấp dưới, từ dưới lên trên và giữa các cấp với nhau. Mỗi cá nhân cần hiểu rõ vai trò của mình trong hệ

thống KSNB cũng như hoạt động của cá nhân có tác động đến công việc của người khác như thế nào. Ngoài ra cũng cần có sự trao đổi hữu hiệu giữa các đơn vị với các

đối tượng bên ngoài như khách hàng, nhà cung cấp, cổ đông và các cơ quan quản lý. Kết quả khảo sát ở bảng 2.11 cho thấy BIDV chưa tổ chức đầy đủ các kênh thông tin và chỉ mới thực hiện tốt việc thông báo thông tin trong nội bộ ngân hàng, chứ chưa quan tâm nhiều đến việc nhận thông tin phản hồi thông qua các cuộc thăm dò chính thức, cũng như việc truyền đạt thông tin và nhận phản hồi từ bên ngoài còn hạn chế. Điều này cho thấy ngân hàng cần chú ý hơn trong việc xây dựng và hoàn thiện các kênh truyền thông nhằm phục vụ tốt hơn cho việc quản lý các rủi ro tại ngân hàng, đặc biệt là kênh truyền thông với bên ngoài. Ngoài ra, ngân hàng cũng cần xác định những thông tin cần phải thu thập để phục vụ cho việc nhận dạng và

đánh giá rủi ro liên quan đến việc thực hiện mục tiêu.

Bảng 2.11: Các hình thức truyền thông tại BIDV CN Tp.HCM

Thông tin và truyn thông Tr li

Không Không biết

1.Các báo cáo có đảm bảo yêu cầu về độ chính xác , kịp thời, và có giá trị giúp nhà quản lý

đánh giá được các rủi ro tác động đến ngân

hàng không?

2.Cách thức truyền đạt thông tin hiện nay có

đảm bảo rằng nhà quản lý hiểu được tâm tư, nguyện vọng của nhân viên cấp dưới và cấp dưới hiểu được chỉ thị của cấp trên không?

27 23

3.Các kênh thông tin hiện tại có đảm bảo rằng thông tin cung cấp cho bên ngoài và thông tin ngân hàng nhận từ bên ngoài là hợp lý và hữu ích cho các đối tượng sử dụng?

21 29

4.Việc truyền đạt thông tin trong Ngân hàng có được xuyên suốt, thích hợp, đầy đủ và kịp thời để mọi người có thể hiểu và làm tròn trách nhiệm của mình không? 34 11 5 Ngun: Kết qu kho sát ti BIDV CN Tp.HCM 2.2.2.8 Giám sát

Là quá trình đánh giá chất lượng của hệ thống KSNB, những khiếm khuyết của hệ thống KSNB cần được báo cáo lên cấp trên và điều chỉnh lại khi cần thiết. Để

thực hiện công việc giám sát thì nhà quản lý trực tiếp thực hiện hoặc thông qua các thông tin phản hồi từ các thành viên tham gia trong hệ thống. Kết quả khảo sát về

giám sát thể hiện ở bảng 2.12 cho thấy hoạt động giám sát tại ngân hàng còn nhiều vấn đề cần cải thiện.

Bảng 2.12: Các hình thức giám sát tại BIDV CN Tp.HCM

Các hình thc giám sát Tr li

Không Không biết

Hệ thống kiểm soát nội bộ có tạo điều kiện

để các nhân viên và các bộ phận giám sát lẫn nhau trong công việc hàng ngày?

37 11 2

thường xuyên việc quản trị rủi ro hoạt động tại ngân hàng? Chẳng hạn sự tuân thủ các chính sách, thủ tục của nhân viên, sự nhất quán trong các chu trình,…

Các hoạt động đánh giá định kỳ của các nhà quản lý có được thực hiện để đánh giá sự hữu hiệu và hiệu qủa của hệ thống kiểm soát và điều chỉnh cho phù hợp với các thời kỳ không? 18 22 10 Các khiếm khuyết của hệ thống (các đề xuất

để hoàn thiện hệ thống) có được báo báo lên các cấp liên quan hay không?

38 5 7

Ngun: Kết qu kho sát ti BIDV CN Tp.HCM

Thực tế khảo sát cho thấy hệ thống KSNB chưa tạo điều kiện cho các nhân viên kiểm soát lẫn nhau, việc giám sát chủ yếu dựa vào thông tin từ nhân viên trực tiếp tham gia trong hệ thống, do vậy thông tin mà người quản lý nhận được sẽ rất hạn chế. Kết quả khảo sát về giám sát còn cho thấy các nhà quản lý chưa quan tâm nhiều đến hoạt động giám sát thường xuyên, hoạt động giám sát thường xuyên mới chỉ được thực hiện thông qua việc tiếp nhận thông tin phản hồi giữa nhân viên và ban quản lý. Như thế, nếu có các biến động bất thường thì sẽ khó có thể phát hiện và điều chỉnh quy trình hoạt động của ngân hàng khi cần thiết và cho phù hợp với từng giai đoạn. Tóm lại, nhân tố giám sát ở BIDV được khảo sát đã được thành lập tương đối nhưng chưa được chú trọng nhiều, chưa đủ khả năng thay đổi linh động tuỳ theo yêu cầu của môi trường bên trong và bên ngoài ngân hàng

2.2.3 Nhn xét và đánh giá 2.2.3.1 Nhng thành công

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam theo hướng đối phó với rủi ro hoạt động Luận văn thạc si Đại học Kinh tế (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)