Nguyên nhân của những hạn chế trong quản trị RRHĐ tại BIDV Việt

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam theo hướng đối phó với rủi ro hoạt động Luận văn thạc si Đại học Kinh tế (Trang 74)

Vit Nam

Những hạn chế trong hệ thống KSNB tại BIDV Việt Nam xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, những nguyên nhân có thể kểđến là:

- Ban lãnh đạo và đội ngũ nhân viên chưa tiếp cận về rủi ro liên quan đến ngân hàng một cách đầy đủ và hệ thống để thấy được rằng quản trị rủi ro đòi hỏi một sự lường trước rủi ro trong mọi hoạt động và đưa nó vào nội dung quan trọng của mọi kế hoạch ngắn hạn và dài hạn, cũng như chưa thấy được rằng quản trị

rủi ro đòi hỏi một cái nhìn toàn diện rủi ro hơn là xem xét từng rủi ro riêng biệt. - Mặc dù được tổ chức theo mô hình tổng công ty nhưng mức độ độc lập của các

chi nhánh và các công ty trực thuộc của BIDV còn tương đối hạn chế. Sự phân cấp, phân quyền giữa Hội đồng quản trị với Tổng giám đốc, giữa các giám đốc Ban ở Hội sở chính với giám đốc các đơn vị thành viên đã có nhưng chưa rõ ràng và chưa gắn với trách nhiệm cụ thể. Sự chồng chéo trong điều hành và tác nghiệp giữa các bộ phận vẫn diễn ra thường xuyên, cơ chế tập thể quyết định

vẫn tồn tại phổ biến. Chính vì thế, trong nhiều trường hợp quyền hạn đã phân cấp không được sử dụng hết hoặc bị lạm dụng.

- Hội đồng quản trị là đại diện sở hữu của Nhà nước tại BIDV nhưng xét về thực chất chưa được trao quyền tương ứng. Đa số các vấn đề phát sinh của ngân hàng

đều phải báo cáo và xin phép Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính.

Điều này gây khó khăn cho công tác kiểm soát nội bộ, đặc biệt là kiểm soát quản lý bởi trách nhiệm quyết định đã không thuộc phạm vi nội bộ của ngân hàng.

- Việc mở rộng mạng lưới các chi nhánh của ngân hàng diễn ra khá nhanh, dẫn

đến việc thiếu hụt trầm trọng về nhân lực, nhất là cán bộ quản lý. Trong khi đó, sự cạnh tranh về nhân lực có chất lượng trong hệ thống ngân hàng thương mại dẫn đến công tác tuyển dụng dễ dàng hơn, các điều kiện và phạm vi tuyển dụng trở nên thông thoáng hơn. Kết quả là những cán bộ mới, do chưa có kinh nghiệm, lại không có thời gian đào tạo bài bản về chuyên môn cũng như đạo

đức nghề nghiệp, và như vậy, vừa vô tình vừa cố ý, các cán bộ này góp phần tăng thêm rủi ro hoạt động cho ngân hàng.

- Ban lãnh đạo cấp cao chưa được đào tạo chuyên sâu về KSNB, các chương trình

đào tạo dành cho cấp quản lý chủ yếu đào tạo các kiến thức về quản trị kinh doanh, rất ít các chuyên đề về KSNB. Các chương trình đào tạo hiện nay của BIDV chủ yếu tập trung vào từng mảng rủi ro cụ thể như rủi ro tín dụng, rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất...mà chưa được xem xét một cách tổng thể và hệ thống cho toàn ngân hàng.

- Các nhà quản lý thiếu các kiến thức và công cụđể lượng hóa rủi ro, đánh giá và hoạch định các chính sách đối phó với rủi ro một cách linh hoạt (không chỉ giảm rủi ro mà có thể né tránh rủi ro hoặc chuyển giao rủi ro cho đơn vị khác như

công ty bảo hiểm chẳng hạn). Việc lượng hóa vẫn bị chi phối nhiều bởi yếu tố

cảm tính, vì vậy có thể nhận dạng không hết các rủi ro hoặc đánh giá rủi ro không chính xác dẫn đến hiệu quả của việc quản trị rủi ro hoạt động thấp .

- Thói quen sử dụng dịch vụ tư vấn chưa phổ biến. Khi sử dụng tư vấn sẽ giúp cho nhà quản lý ngân hàng có được các biện pháp quản lý rủi ro hoạt động một cách hiệu quả hơn.

- Cơ sở pháp lý cho đổi mới công nghệ nói chung còn rất thiếu, nhất là các văn bản pháp luật như chứng từ điện tử, chữ ký điện tử, giao dịch điện tử,...chưa

được pháp luật điều chỉnh đầy đủ. Đây là những tồn tại ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác tác nghiệp trong môi trường điện tử.

Kết lun chương 2

Phần trình bày trên cho thấy một bức tranh toàn cảnh về KSNB của BIDV Việt Nam đối với rủi ro hoạt động. Nhìn chung, vận dụng các yếu tố của quản trị rủi ro doanh nghiệp theo Báo cáo COSO năm 2004, các nhà quản trị của BIDV đã quan tâm đánh giá rủi ro hoạt động trong hoạt động kinh doanh ngân hàng và lập kế

hoạch đưa ra những chính sách phù hợp, tạo môi trường kiểm soát tốt cho các hoạt

động kiểm soát nội bộ, thực hiện các thủ tục kiểm soát và giám sát để cải tiến hệ

thống KSNB nhằm đối phó với rủi ro hoạt động luôn hiện hữu trong mọi lĩnh vực của ngân hàng. Tuy nhiên, hệ thống KSNB vẫn còn những mặt hạn chế nhất định như việc phân chia trách nhiệm chưa rõ ràng, đầy đủ, việc đánh giá rủi ro chưa toàn diện, hệ thống thông tin và truyền thông chưa hiệu quả, chất lượng kiểm toán nội bộ

chưa cao,…Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế trên là do các quy định của ngân hàng chưa hợp lý, nguồn nhân lực thiếu cả về số lượng lẫn chất lượng, trình độ

công nghệ của ngân hàng không đáp ứng kịp thời yêu cầu kiểm soát…Những hạn chế và nguyên nhân đã được phân tích ở trên sẽ là cơ sởđể luận văn đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB tại BIDV Việt Nam.

CHƯƠNG 3:

MT S KIN NGH NÂNG CAO HOT ĐỘNG KIM SOÁT NI B TI BIDV VIT NAM THEO HƯỚNG ĐỐI PHÓ VI

RI RO HOT ĐỘNG

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam theo hướng đối phó với rủi ro hoạt động Luận văn thạc si Đại học Kinh tế (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)