Môi trường quản lý tạo ra sắc thái chung trong đơn vị, chi phối ý thức kiểm soát của mọi thành viên trong đơn vị. Và là nền tảng cho các thành phần khác của hệ
thống KSNB bao gồm cơ cấu tổ chức, cơ chế phân cấp, phân quyền, các chính sách, thông lệ và nguồn nhân lực, đạo đức nghề nghiệp, năng lực, cách thức quản trị, điều hành của các cấp lãnh đạo.
Triết lý về quản trị RRHĐ
Quan điểm về quản lý rủi ro của nhả quản lý là rất quan trọng tạo nên thành công cho việc quản lý rủi ro toàn ngân hàng, tác động đến nhận thức về rủi ro của những cấp bên dưới. Vì vậy luận văn đã khảo sát về triết lý về quản trị RRHĐ của Ban lãnh đạo BIDV CN Tp.HCM để thấy được thực trạng về môi trường quản lý tại BIDV. Kết quả khảo sát thể hiện ở bảng 2.3 dưới đây:
Bảng 2.3:Triết lý của nhà quản lý BIDV CN Tp.HCM về quản trị RRHĐ Triết lý về quản trị RRHĐ Trả lời Có Không Không biết Chấp nhận rủi ro hoạt động để có lợi nhuận 10 34 6 Phân tích cẩn thận giữa lợi ích đạt được và rủi ro hoạt động có thể có 45 3 2 Khi cung cấp sản phẩm mới, xác định mức chấp nhận RRHĐđối với từng sản phẩm 35 5 Nguồn: Kết quả khảo sát tại BIDV CN Tp.HCM
Kết quả khảo sát cho thấy các nhà quản lý đều thận trọng trong các quyết định kinh doanh. Hầu hết đều không mạo hiểm mà luôn tìm kiếm nhiều thông tin, quan sát, trao đổi, suy xét khá cẩn thận, cân đối giữa chi phí và lợi ích có thể thu được trước khi hình thành quyết định. Điều này cũng cho thấy rằng những nhà điều hành chưa được khuyến khích đúng mức về sự dám làm trong kinh doanh, mặt khác đó cũng chính là đặc điểm của con người Châu Á nói chung, và bị ảnh hưởng bởi cơ
chế quản lý của nhà nước nói riêng.
Kết quả khảo sát còn cho thấy, đa phần các đối tượng được khảo sát cho là khi triển khai sản phẩm mới ngân hàng đã phân tích những rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện cung cấp sản phẩm mới, lượng hoá rủi ro để xác định mức độ tổn thất tối đa mà ngân hàng có thể gánh chịu từ những loại rủi ro này. Tuy nhiên, cũng còn một sốđối tượng trong mẫu khảo sát không quan tâm đến vấn đề này, cho thấy sự trao đổi về các mục tiêu tài chính và kinh doanh chưa được thực hiện một cách
đầy đủ, chủ yếu là do quyết định một chiều từ cấp lãnh đạo cao nhất và được chấp thuận thực thi trong toàn ngân hàng.
Trong giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam đã gia nhập WTO, hoạt động kinh doanh của ngân hàng sẽđối mặt với sự cạnh tranh gay gắt. Rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất hay rủi ro tỷ giá hối đoái sẽđược quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, nếu các ngân hàng chủ quan với rủi ro hoạt động, thì đây có thể chính là nguyên nhân gây ra sự
phát triển không bền vững, thậm chí sụp đổ của ngân hàng. Bởi vì, những mâu thuẫn giữa yếu tố con người, công nghệ, thông tin và kiểm soát nội bộ sẽ dễ dàng biến rủi ro hoạt động thành nguyên nhân xảy ra những rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro thanh toán,...gây ra những tổn thất thực sự mà ngân hàng có thể không chịu đựng nổi. Thực tế khảo sát cho thấy rằng nhận thức về RRHĐ tại BIDV đang ngày càng tăng lên, bằng chứng cho thấy ngày 04, tháng 06, năm 2009 BIDV Việt Nam đã ban hành Chính sách quản lý rủi ro tác nghiệp. Trong chính sách này, quy
định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cá nhân, tập thể trong việc thực hiện công tác quản lý rủi ro tác nghiệp, quy định các điều kiện cần thiết đảm bảo an toàn hệ
thống, nêu ra một số dấu hiệu của rủi ro tác nghiệp,...Ngoài ra, công tác truyền thông về rủi ro hoạt động đã được các chi nhánh thực hiện thông qua việc phổ biến các văn bản, báo cáo rủi ro hoạt động đến toàn thể cán bộ trong chi nhánh. Bên cạnh
đó, BIDV đã thiết lập những chương trình phần mềm quản lý dữ liệu rủi ro tác nghiệp để quản lý các dữ liệu và cung cấp các báo cáo giao dịch nghi ngờ hay bất thường trong hoạt động. Tuy nhiên, kết quả khảo sát thể hiện ở bảng 2.4 cho thấy việc xác định tầm quan trọng của quản lý rủi ro hoạt động trong ngân hàng vẫn chưa tương xứng với vai trò thực sự của nó, đặc biệt là so với các nổ lực của ngân hàng trong quản lý rủi ro tín dụng.
Bảng 2.4: Đánh giá tầm quan trọng của các rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng tại BIDV CN Tp.HCM
Loại rủi ro Tỷ lệ (%)
Rủi ro tín dụng 100% Rủi ro thanh khoản 64%
Rủi ro lãi suất 74% Rủi ro ngoại hối 88% Rủi ro hoạt động 94% Rủi ro khác 12% Nguồn: Kết quả khảo sát tại BIDV CN Tp.HCM Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức và phân chia quyền hạn giữa các phòng ban bộ phận và các thành viên trong ngân hàng góp phần quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu của ngân hàng. Hiện nay, BIDV đang thực hiện mô hình kiểm soát phi tập trung, trong đó, bộ phận quản lý rủi ro ở cấp tập đoàn (trung ương) được gọi là Ban quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp tập trung quản lý rủi ro chiến lược – thiết lập chính sách quản lý rủi ro và theo dõi rủi ro tích hợp, kiểm chứng việc áp dụng các biện pháp kiểm soát; trong khi bộ phận quản lý rủi ro ở cấp chi nhánh tập trung vào các hoạt động quản lý rủi ro mang tính chiến thuật, tức là việc thực hiện các chính sách quản lý rủi ro trong thực tế. Điều này thể hiện ở bảng 2.5 sau đây:
Bảng 2.5:Nhiệm vụ của phòng Quản lý rủi ro tại CN Tp.HCM
Nhiệm vụ phòng quản lý rủi ro Tỷ lệ (%) ý kiến đồng ý
Tuân thủ chính sách, quy định QLRRTN, các văn bản
chỉđạo do BIDV ban hành về QLRRTN. 100%
Đầu mối giúp Lãnh đạo chi nhánh thực hiện công tác
QLRRTN 100%
Đầu mối giúp Lãnh đạo đơn vị thực hiện, kiểm tra, rà soát, báo cáo kết quả thực hiện công tác quản lý rủi ro tác nghiệp, các giao dịch nghi ngờ, bất thường theo qui
định của BIDV.
Tổng hợp, báo cáo công tác QLRRTN, báo cáo nghi
ngờ, bất thường của chi nhánh 100%
Đánh giá rủi ro tiểm ẩn trong tất cả quy trình nghiệp vụ 68%
Nhiệm vụ khác 60%
Nguồn: Kết quả khảo sát tại BIDV CN Tp.HCM
Bảng khảo sát trên còn cho thấy rằng, hầu hết các đối tượng được khảo sát đều nhất trí rằng trách nhiệm chủ yếu của việc quản lý rủi ro tác nghiệp thuộc về bộ
phận quản lý rủi ro của chi nhánh, chưa thấy được rằng muốn hạn chế rủi ro tác nghiệp ở mức thấp nhất thì cách tốt nhất là tự mỗi nhân viên biết cách tự phòng ngừa trong quá trình tác nghiệp của mình.