Thí nghiệm chọn thời gian vi khuẩn chỉ thị E coli luxAB tiếp xúc với asen và tối ƣu hoá lƣợng cơ chất n-decanal.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng các chỉ thị hóa sinh để đánh giá mức độ ô nhiễm Asen trong nước khoan và mối tương quan với thâm nhiễm Asen trên người (Trang 46 - 47)

asen và tối ƣu hoá lƣợng cơ chất n-decanal.

Trong ba chủng vi khuẩn chỉ thị sử dụng trong luận án thì hai chủng E. coli gfp và E. coli lacZ cho kết quả định tính và bán định lượng, chỉ có chủng E. coli luxAB cho kết quả định lượng. Chúng tôi tiếp tục tiến hành thí nghiệm nhằm tối ưu

các thông số của phép đo định lượng như thời gian vi khuẩn E. coli luxAB tiếp xúc với asen và lượng cơ chất n-decanal cho vào phản ứng. Các thông số này cần được chọn lựa để phép đo có khả năng phát hiện và độ ổn định tốt nhất. Thời gian tiếp xúc với asen được thay đổi từ 30 đến 120 phút, lượng n – decanal được tối ưu trong khoảng 0,125 - 2mM. Các thí nghiệm này sử dụng dung dịch trung tính chứa asen ở nồng độ 50 g/l.

2.2.4.Thí nghiệm đánh giá ảnh hƣởng của hàm lƣợng sắt trong nƣớc tới khả năng sử dụng sinh học asen đối với vi khuẩn chỉ thị

Nước giếng khoan ô nhiễm asen thường có hàm lượng sắt cao từ 5- 30 mg/l. Khi nước còn ở trong tầng nước ngầm không có ôxy, môi trường khử giữ sắt ở trạng thái Fe2+ hoà tan. Nhưng khi nước bơm lên khỏi giếng khoan, Fe 2+ được ôxy hoá bởi ôxy không khí và chuyển thành Fe(OH)3 kết tủa và kéo theo asen hấp phụ trên đó. Như vậy asen vẫn có mặt trong mẫu, nhưng không thâm nhập vào tế bào vi khuẩn, nói cách khác là khả năng sử dụng sinh học asen đã bị giảm khi trong mẫu có chứa sắt. Trong phần thí nghiệm này, chúng tôi đánh giá ảnh hưởng của hàm lượng sắt tới khả năng sử dụng sinh học asen đối với vi khuẩn chỉ thị. Khả năng xác định asen của vi khuẩn được xem xét trong các dãy mẫu có chứa 37,5 g/l asen và hàm lượng sắt thay đổi từ 0 - 28 mg/l, trong môi trường pH trung tính.

Để chọn lựa giải pháp hạn chế ảnh hưởng của sắt, chúng tôi đã sử dụng một số chất tạo phức và axit để ngăn chặn quá trình kết tủa hydroxyt sắt. Lượng axit cho

vào tạo môi trường có pH khoảng 1,8 – 2,0 như sau: 0,015mM HCl, 0,015mM HNO3, 0,025 mM H3PO4. Các chất tạo phức với sắt là muối C6H6NNa3O6.H2O- Trinatrinitrilotriacetatmonohydrate-NTA), C10H4N2Na2O8.2H2O- Dinatriethylendiamin tetracetatdihydrate –EDTA, Na4P2O7.10H2O - Natripyrophosphate -PyP được dùng với nồng độ từ 0,1-1mM. Thí nghiệm được thực hiện với mẫu chứa 22,5 g/l asen và 5,6 mg/l Fe(II). Dung dịch NaOH, Pyrophotphat 200mM được dùng để trung hoà các mẫu đã axit hoá, tạo môi trường có pH 6,8 là điều kiện phù hợp cho luciferase có hoạt tính cao nhất [36].

2.2.5. Phƣơng pháp phân tích asen trong dung dịch bằng quang phổ hấp thụ nguyên tử nối ghép thiết bị sinh khí hydrua asin (AsH3)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng các chỉ thị hóa sinh để đánh giá mức độ ô nhiễm Asen trong nước khoan và mối tương quan với thâm nhiễm Asen trên người (Trang 46 - 47)